Tuesday, December 22, 2009

Xuân về lại nhớ những Tết năm xưa của Lính



Chợt nhớ xuân nào trên chiến địa,
Tao mày hiu hắt đón xuân chơi

Một thằng bộ binh đời như bỏ
Một đứa nhảy dù cũng tả tơi..


Bốn câu thơ cũ mới đó mà đã mấy mươi mùa thương nhớ, càng khiến cho người lính già thêm trơ trọi lạc lõng, giữa tối ba mươi lạnh lẽo nơi chón quê người.. Trong quán khách bên đường, ta một mình sóng đôi với ngọn đèn hiu hắt, qua đêm lại một năm buồn. Rượu chưa nhắp mà môi dã muốn cay sè, ngoài trời con chim kỹ niệm vẫn như thiết tha giục giã dù khói lửa đã ngưng trên chiến địa, bạn bè cũng không còn quan hà cạn chén ly bôi, sau những tiếng tỳ bà nhặt khoan nức nỡ.


Tan tác, chia xa giờ đây chúng ta đang lang thang như mây chiều, sau những năm tháng đã giốc ngược đời mình cho quê hương. Lính là thế đó, buồn nhiều vui ít với một chút nhun nhén tình cờ bắt gặp trên các nẽo đường hành quân vô định, qua dăm ba ngày Tết dưỡng quân hay canh giặc chốn tiền đồn lẽ loi ngoài quan tái.


Ai đã từng là lính mới cãm thông cho lính, sống thật cô đơn lếch thếch và chết cũng rất hiu hắt ngậm ngùi. Thời gian và không gian đời lính cũng chẳng qua chỉ là một cái mốc vô tình để biết ta hiện hửu. Nhưng thôi tiếc làm gì ai biểu ta sinh ra làm trai hùng đất Việt ? nên phải chấp nhận kiếp lính “ ôm yên gối trống đã chồn, nằm vùng cát trắng ngủ cồn rêu xanh “ để rồi thui thủi “ đêm từng đêm ngó mông lung, ôm cây súng lạnh hát rừng mà nghe “..

Gần mười hai năm lính tết nào cũng tết tha hương, xuân nào cũng xuân lữ thứ. Ðêm trừ tịch giữa tối ba mươi cái khoảnh khắc năm cũ sắp tàn, khi mà mọi nhà chặt then kín cửa, để sửa soạn đón giao thừa trong niềm hạnh phúc của gia đình, thì lính cũng đón chào năm mới trong chiếc hầm trốn đạn hay mái chòi canh giặc đen tối lạnh băng. Nhớ từ đâu bổng kéo tới, vây kín cái không gian nhỏ hẹp này. Ngoài trời mưa xuân đến sớm nhưng sao buốt lạnh quá chừng, khiến cho ta thêm buồn rầu trong bóng tối một tết tha hương. Dường như có ai đang hát ru một khúc tình ca của lính, nhắp một chút men nồng để thấy lại ngày xưa, để ta dìu ta trở về những mùa xuân cũ, những tết không bao giờ quên được trong cuộc đời .

1-TẾT LÍNH ÐẦU TIÊN TRÊN RỪNG NÚI MIỀN TÂY BẮC BÌNH THUẬN :

Ma Lâm xưa nay vẫn là cửa ngỏ để vào vùng tây bắc Bình Thuận hùng vĩ và đầy huyền thoại. Ma Lâm là thủ phủ của quận Thiện Giáo, nằm giữa châu thổ phì nhiêu của con sông Cả (Quao), phát nguyên tại Di Linh và ra biển Ðông tại cửa Phú Hài, có quốc lộ 12 hay còn gọi là Liên tỉnh lộ 8 hoàn thành ngày 1-10-1914, từ Phan Thiết đi Di Linh chạy ngang qua.

Ðây là biên địa cuói cùng của Vương quốc Chiêm Thành trước khi mất nước vào năm 1693, nên có nhiều người Chàm và Thượng Ba Phủ, sống tại các xã Ma Lâm Chàm, Phú Nhiêu, Sông Trao, Trịnh Hòa, Tịnh Mỹ. Nhiều địa danh như Rừng Ðú, Mang Tố, Làng Chão, Vũng Dao.. và các câu chuyện xưa về người Chàm, trên mãnh đất Bình Thuận, theo thời gian tan biến vào cát bụi nhưng vẫn còn là huyền thoại của một thời vang bóng. Cũng vì địa thế hiểm trở, chinh chiến triền miền nên quốc lộ gần như bị bỏ hoang, cũng như hầu hết miền tây bắc bi quên lãng, để mặc cho người Thượng tha hồ đốt rừng bừa bải làm rẫy, dù vùng này nếu ruộng đất được khai thác, cũng đủ cung ứng nhu cầu lúa gạo cho nhiều người trong tỉnh.

Gần Tết Âm Lịch 1964, chúng tôi gồm mười lăm đứa mãn khóa, từ Sài Gòn bổ sung cho Trung Ðoàn 43 biệt lập, lúc đó do Thiếu Tá Võ văn Cảnh (sau lên chuẩn tướng là tư lệnh Sư đoàn 23 bộ binh năm 1972), làm Trung Ðoàn Trưởng kiêm Biệt Khu Trương Biệt Khu Bình Lâm, trách nhiệm ba tỉnh Bình Tuy-Bình Thuận-Lâm Ðồng. Bộ chỉ huy biệt khu đóng tại quân Di Linh với Ðại đội trọng pháo của Ðại Uý Ngô Tất Tống và Tiểu đoàn 3/43 của Ðaiỳ Uý Công. Riêng Tiểu đoàn 1/43 của Ðại Uý Ngô văn Diệp (tử trận năm 1965 tại Trảng Bàng) và Tiểu đoàn 2/43 của Ðại Uý.Hai, thì hành quân thường trực tại Bình Tuy-Phan Thiết.

Ngày đầu tiên về đơn vị cũng là ngày cuối năm, nên khi xe lủa tới Ðà Lạt nhằm lúc thiên hạ đang rộn rịp đón giao thừa. Cao nguyên Lâm Viên mùa Tết, nên trời rét căm căm. Chúng tôi tấÔt cả là dân miền biển và miền nam, nên chịu không thấu với cái lạnh miền núi cát da tím thịt trong bộ đồ trận mõng manh, qua đêm đầu tiên tại nhà vãng lai của Tiểu Khu Tuyên Ðức.

Viết sao cho hết nổi buồn rầu của bọn lính xa nhà trong đêm Tết ? dù đêm Xuân Ðà Lạt thật tuyệt vời, khiến ta cứ ngở như mình đang lạc lối đào nguyên, giữa hoa và người đẹp, cả hai sắc hương đường như cùng với mây trời ngạt ngào trong sương giá. Ðà Lạt đêm xuân thú vui không kể xiết, khắp phường phố thiên hạ quần áo là lượt hạnh phúc, gắn bó từng cặp, từng đôi trong muôn màu đam mê rực rỡ nhưng với bọn lính mới đầu đời, Ðà Lạt lại vô tình hờ hửng. Bởi vậy cả bọn đều mong mau sáng, để sớm trả lại cái thiên đường hạnh phúc mà trời trót dành cho những giai nhân tài tử.

Rồi thì chia tay, dăm đứa gọi là kém may mắn khi về Tiểu đoàn 3/43 gần mặt trời. Số còn lại bổ sung cho Tiểu đoàn 1 và 2/43. Một cuộc hành quân mở ra vào ngày mùng ba tết nguyên đán, mục đich khai thông quốc lộ 12 đưa lính mới và quân trang quân dụng bổ sung cho hai đơn vị tại Bình Thuận. Nhờ vậy mới có dịp hưởng được một cái tết núi rừng vui nhộn với người Koho, quanh bếp lửa hồng.

Bộ tộc Koho sống đông đảo tại cao nguyên nam Trung Phần, có nguồn gốc pha trộn từ nhiều sắc dân Chàm, Mã Lai, Chà Và,Chân Lạp.. gồm các bộ lạc Churu, Noang, Sre,Maa, Sil, Toa, Queyong,Lat,Nop,Kodiong, Nam.. chủ yếu sống tại các tỉnh Quảng Ðức,Tuyên Ðức,Lâm Ðồng,Bình Thuận,Bình Tuy và Long Khánh. Ðược vui Tết với người Koho là một thích thú tột cùng, vì ngoài việc được ăn uống tự do, còn hưởng được tình người qua cử chỉ, một hành động đối với người Việt trong thời chinh chiến, hầu như đã mất mát hay nếu còn cũng chẳng qua sự giả tạo, lớp phấn hào nhoáng bên ngoài.

Vì lộ trình bị bỏ hoang lâu ngày không được sửa chữa và xử dụng nên khắp nơi đầy ổ voi ổ gà. Thêm vào đó là nhiều đèo cao với vô số khúc quanh co lên trời, xuóng lủng, do đó đoàn xe di chuyển rất chậm vì phải mở đường và tu bổ quan lộ, nên đêm đó phải đóng quân và cũng là dịp ngàn năm một thuở được chủ làng trong buôn Koho, tai thung lũng Klonodium sát quốc lộ mời ăn Tết.

Lễ hội theo truyền thống được tổ chức giữa sân nhà Hội Ðồng. Tất cả đều là sự quyên góp chung từ củi đốt, trâu bò tới rượu cần. Quang cảnh đêm Tết thật hấp dẫn với đống củi cao như núi đủ rực sáng suốt đêm, mấy trăm hủ rượu cần và ba con trâu cột sẳn quanh các hàng cộc được chạm trổ. Khắp nơi còn có những cây phướng, nêu và cờ xí càng tăng thêm nét đẹp và trang nghiêm trong ngày Tết.

Rồi lúc ráng chiều vừa khuất sau rặng Núi Bà cao đen thăm thẳm đầy huyền bí, cũng là lúc chiêng trống nơi nhà Hội Ðồng trổi dậy, thúc dục dồn dập như tiếng trống trận xua quân, kêu gọi mọi người trong Buôn tề tựu nơi bếp lửa hồng vừa cất cao ngọn. Tiếng lửa lách tách nổ vui tai, cộng với tiếng người chuyện trò huyên náo. Nam nử, già trẻ vui Tết ăn mặc quần áo đẹp và mới nhất của họ, dù chỉ là thứ vải bâu thô thiển. Ở đây hoa nhiều không đếm hết nhưng cũng không có hoa gì đẹp hơn hoa mai làm đêm thêm ngát, làm cho lính đã ngây ngất bên ché rượu cần, lại càng ngẩn ngơ hóa bướm vì tiếng hát ngây thơ hồn nhiên của các cô gái vùng cao,khiến cho mấy chục năm qua rồi, mà trong hồn mỗi lần chợt nhớ, như muốn khựng vì mùi chua của rượu cần và muì hương của núi rừng tây bắc. Sáng tới lính lại lên đường, không được như người Koho, sung sướng tiếp tục cuộc vui Tết quanh các gia đình, cho đến hết tháng giêng mới chấm dứt khi cả Buôn không còn rượu và thịt.:


“ Ớ chàng trai lính ơi,
đùng quên đêm nay bên vũ điệu Lam Tơi,
đôi ta tình cờ quen nhau ngắn ngũi
nhưng em nguyện chờ chàng trở về ..”


2- VUI TÉT VỚI NGƯỜI THÁI Ở TÙNG NGHĨA :

Sau hiệp định Genève 1954 chia đôi đất nước, một số người Thái sinh sống tại tỉnh Lai Châu đã di cư vào Nam để tìm tự do và lập nghiệp tại xã Tùng Nghĩa, quận Ðức Trọng, tỉnh Tuyên Ðức, gần phi trường Liên Khương, ngả ba Di Linh-Ðà Lạt-Ðơn Dương.

Thời tiền chiến, Hoàng Ly đã viết bộ tiểu thuyết trường thiên dã sử nổi tiếng “ Lửa hận rừng xanh”, hư cấu cuộc đời của Tù trường Ðèo văn Lang, vua của người Thái đen Thái trắng, miền tây bắc Lai Châu rộng lớn , từ Phong Thồ, Nậm Nà tới Mường Lay,Mường Tè,Bản Pháp.. xứ sở của hoa ban, loài hoa trắng mọc chênh vênh ven vách núi, mùa xuân nở trắng núi đồi xứ Thái.


“ Ðón giao thừa một phiên gác đêm
chào xuân đến súng xa vang rền
Xác hoa tàn rơi trên bán súng..
ngở pháo tung bay, ngở tóc em vương..”

Bài hát cũ của nhạc sỹ Nguyễn văn Ðông, mấy chục năm về trước, nay sao vẫn nhớ như niềm nhớ về một cái tết xa xưa rất tình cờ với đồng bào Thái Trắng, khi tiểu đoàn nằm tiền đồn, giữ an ninh ngoài vòng đai Tùng Nghĩa. Theo phong tục cổ truyền, hầu như tất cả các dân tộc thiểu số vùng thượng, trung Bắc Việt cũng như cao nguyên Trung Phần, hằng năm đều có nhiều lễ hội. Người Thái cũng vậy nhưng quan trọng hơn hết đối với họ vẫn là Tết Nguyên Ðán NEN BƯƠNG TIÊN, thường được tổ chức tiếp theo Lệ ăn cơm mới và uống rượu Kim Lao Mao, mừng trúng mùa, cũng như ngày Tết Thần Táo vào tối đêm 23 tháng chạp, cũng giống như người Việt, rất trọng thể khắp mọi nhà, mọi đình làng với lễ vật gồm gà, xôi, rượu, vàng giấy và hoa quả.

Người Thái sống lâu năm trên đất Việt nên Tết Nguyên Ðán gần giống người Kinh, nhất là từ khi họ di cư vào miền Nam. Ðêm giao thừa, mọi người đều ăn mặc quần áo mới. Sặc sở và diêm dúa nhất vẫn là các cô gái chưa chồng, trong lễ hội “ Tung Cầu “ với thanh niên chưa vợ, để rồi sau đó từng cắp sóng sánh cười vui, qua cuộc tình đầu xuân vừa chớm nở.

“ Chốn biên thuỳ này xuân tới chi, tình lính chiến khác chi bao người “.,nên đêm tiền đồn được vui ké với bản làng một cái tết vui nhộn từ đầu thôn tới cuối ấp, nơi nào cũng vang vang tiếng pháo, khiến người lính trẻ xa nhà chạnh lòng để rơi nước mắt, khi nhớ về những ngày xuân cũ, nhớ màu hoa cúc hoa mai, tết đến nở tròn như mắt môi em một thời tuổi học “ tay anh ghì nhẹ trên bán súng, cứ ngở cùng em sóng bước xuân “.


3 - ÐÊM CHỜ TẾT NGOÀI VÒNG ÐAI ẤP CÂY BÀI (CỦ CHI).

Cuối năm 1964, toàn bộ Trung Ðoàn 43 biệt lập từ Di Linh tăng phái hành quân cho khu 32 chiến thuật, trách nhiệm tỉnh Hậu Nghĩa nhưng chủ yếu là tại quận Củ Chi, khắp các xã Bình Mỹ, Tân Thạnh, Trung An, Phú Hòa Ðông, Phước Vĩnh An,Tân Phú Trung, Tân Thông, Nhuận Ðức,Trung Lập, Phước Hiệp, Thái Mỹ,An Nhơn Tây, Phú Mỹ Hưng và huyện lỵ Tân An Hội. Lúc đó, BCH Trung đoàn đóng tại Tân Thông, các tiểu đoàn 2 và 3/43 nằm tiền đồn khắp các xã xôi đậu, chỉ riêng Tiểu đoàn 1/43 được dưởng quân ba ngày Tết tại quận, vì đã lội suốt một năm khắp các chiến trường Bình Thuận, Bình Tuy, Long Khánh, Bình Dương, Bình Long và Hậu Nghĩa.


Ban 5 /TÐ đã soạn thảo nhiều chương trình để lính và gia đình vui một cái Tết đặc biệt tại hậu phương. Ngày ba mươi tháng chạp, TÐ xuất tiền hành quân công thêm tiền thưởng của Tỉnh và Trung Ðoàn, giao cho Ban 4 ra chợ Củ Chi mua sắm gà, vịt, heo, bò, bánh trái và rượu đế Bà Ðiểm làm tiệc tất niên. Lúc đó, đa số lính của Tiểu đoàn là người Trung, nên trong dịp Tết chỉ có một số nhỏ có gia đình tại Sài Gòn và vùng lân cận được phép miệng về thăm gia đình, còn hầu như là ở lại với đơn vị.

Vì khỏi trực gác, nên lính tha hồ rong chơi khắp hàng quán, dù phố lỵ Củ Chi nhỏ xiú và buồn hiu, lưa thưa vài hàng quán và cái lồng chợ cũng bé bỏng khiêm nhượng. Cũng may, quận nằm trên quốc lộ 1, nên có rất nhiều xe đò xuôi ngược Sài Gòn-Trảng Bàng-Tây Ninh.. cũng như ngả rẽ tới Bầu Trai, Hiệp Hòa, Ðức Huệ.. Ðứng bên đường,nhìn trộm những người đẹp ngồi trên xe đang hối hả mua quà vật khi xe ngừng, hồn lính cũng cảm thấy phần nào vơi đi nổi nhớ nhà. Ở đây mùa đông không lạnh lắm so với Phan Thiết nhưng gíó nhiều nên cũng tái tê, se sắt. Bao nhiêu năm lính, lần đầu được vui một cái tết thị thành cũng thấy an ủi phần nào .

Nhưng Tết chưa tới, tiệc cũng còn đang sửa soạn, thì lệnh hành quân khẩn cấp từ Bộ Chỉ Huy Trung Ðoàn ban xuống. Quân báo và an ninh Tiểu đoàn lái xe ruồng bố khắp nơi để gom lính, làm cho người Củ Chi ngạc nhiên tuá ra đường dòm ngó, như thể họ đang xem hát tuồng. Và rồi nửa giờ sau Tiểu đoàn 1/43 lại lên đường, lính chỉ mang theo súng đan và nước uóng với nhiệm vụ giải toả Ấp Cây Bài vừa bị giặc lợi dụng lệnh hưu chiến, từ mật khu Hố Bò tràn vào chiếm Ấp và bắt đồng bào làm con tin đỡ đạn. Quân ra đi như bóng ma đói, ai cũng phờ phạc buồn rầu thấy rõ, đầu gục xuống, súng vác vai, bất kể đội hình kỹ luật, im lặng như hến. Thế là thêm năm nửa, tàn mộng tết-xuân.


Bốn giờ rưởi chiều ba mươi Tết, Tiểu đoàn 1/43 đã có mặt ngoài vòng đai Ấp, trong khi đó toàn bộ Trung Ðoàn đều tham dự cuộc hành quân này và các đơn vị đang dần xiết vòng vây. Súng nổ khắp bốn hướng giữa ta và địch, từ trong Ấp cho tới Làng Paris Tân Qui, Bến Cỏ, Phú Hòa, Ấp Nhà Việt.. chổ nào cũng có đụng lớn. Riêng TÐ 1/43 án ngử ngay con đường tỉnh lộ dẫn vào Ấp, đường đã bị cày xới tan nát.

Ấp nằm trong tầm ngó nhưng mù mịt vì bom đạn lửa khói và rừng cao su ngút ngàn che phủ. Cánh đồng lúa ven làng đang bắt đầu ươm hạt, mùi thơm sữa lúa theo gió thoang thoảng khắp nơi, mũi mòng từng đàn đáp đậu trên da thịt, tha hồ xơi tái lính. Trong cảnh buồn rầu thê thiết, ai cũng thẩn thờ quên đau vì muỗi chích, khi nghĩ tới đồng bào vô tôi đang nằm giữa dao thớt chiến tranh, trong lúc khắp nơi mọi nhà đang rộn ríp náo nức đón xuân về. Thời gian qua thật chậm, chiến trường vẫn sôi sục bom đạn. Còi thúc quân vang dậy dồn dập nhưng lính vẫn không tiến nổi vì các khẩu súng cộng đồng của giặc từ các cao điểm trong Ấp bắn chận dữ dội, khiến cho lính TD lần hồi rụng tã tơi như mấy cánh mai vàng trước gió xuân tơi tả., khi tiệc tất niên chưa kịp hưởng, đã vội về với đất lạnh, đời lính như vậy sao mà không buồn ?.

Không thể làm gì hơn, nên Bộ Chỉ Huy hành quân đã xin Khu chiến thuật nhờ không quân can thiệp. Màn đêm hững hờ buông rèm gói trọn vạn vật, chỉ còn nghe tiếng L19 và Khu trục cơ Skyraider vần vũ dội bom bắn phá mục tiêu. Xa xa về hường Sài Gòn, trời sáng hồng trong đêm tối, giờ này thiên hạ đang vui say chè chén nhảy nhót và hạnh phúc, chắc không ai ngờ tới, tại một thôn xóm hẻo lánh nghèo nàn, có không biết bao nhiêu người, dân cũng như lính, địch lẫn ta đang lặn lội trong bom đan, chỉ mong được phép lạ để sống còn. Suốt đêm trừ tịch, máy bay liên tục dội bom, Ấp Cây Bài đắm chìm trong biển lửa, bên ngoài Tiểu đoàn nằm chờ trời sáng. ai cũng đói lạnh nên nhiều người mặc kệ lăn kềnh trên đất ngáy khò, bất kể cái chết kề cận.

Tờ mờ mồng một Tét quân vào Ấp trong nổi thê lương tận tuyệt, khắp nơi chỉ là cảnh chết từ người tới trâu bò heo chó. Giặc đã chém vè bằng các đường giao thông hào, bỏ lại nhiều tử thi lõa lồ bất động. Chiến tranh tàn nhẩn, oan nghiệt khiến suốt đời lính không quên được hình ảnh chết chóc của những người dân lành vô tội, giữa nhang đèn bánh mứt.. chờ đón xuân về.


4 - CHUYẾN TÀU BA MƯƠI TẾT.

Chiều hăm chín tết năm 1979, trại cải tạo Huy Khiêm của tỉnh Thuận Hải rộn hẳn lên vì ngày mai cho tới mồng hai Tết, đoàn tù khổ sai của VNCH tạm nghĩ lao tác, được đổi khẩu phần Tết với đường, thịt heo, cơm trắng không độn và một bao thuốc có cán. Nhưng quan trọng nhất vẫn là cái danh sách phóng thích tù nhân vào mỗi dịp Tết về, sẽ được cán bộ gọi trong buổi sinh hoạt hôm nay.

Ðúng 1 giờ trưa chiều ba mươi tết năm đó, trại có mười người được nhận giấy phóng thích về nguyên quán trình diện. Quỹ trại không có tiền cho tù nhân mua giấy xe đò xe lửa, nên ai lo mạng nấy bằng cách lội bộ, từ Huy Khiêm tới Ga Suối Kiết xa chừng 30 cây số. Tám giờ tối cả bọn tới nhà ga thì đã lở chuyến tàu chợ, nên đành phải chờ chuyến tàu suốt Bắc-Nam, Nam Bắc vào lúc 11 giờ khuya cuối năm. Trong bọn chỉ có tôi về Phan Thiết, còn lại đều ở rất xa tận Sài Gòn, Nha Trang.. Chia ly rồi sắp chia ly nữa, anh em chỉ đành ngậm ngùi trao gởi, hưa hẹn. Trong khoảnh khắc năm củ sắp tàn, mọi nhà cài then đóng cửa đón mừng năm mới, thì chúng tôi cũng đang chờ phút giây thay đổi của đất trời.

Ga Suối Kiết nằm cheo leo trong rừng lá, cạnh vách núi Ông cao ngất hùng vỹ, bao quanh vài chụp nếp nhà lá lụp xụp của các công nhân hỏa xa và dân làm gổ. Có lẽ hôm nay mọi người đã về quê ăn tết nên xóm nhỏ thật đìu hiu không có một chút sinh khí, chứng tỏ nàng xuân chưa ghé chốn này. Cũng may Suối Kiết là một ga lớn trên tuyén đường xe lửa Nam-Bắc, nên tất cả các chuyến tàu chợ và suốt đều phải ngừng lại, dù khách có hay không.

Về đêm, núi rừng càng buốt cóng lạnh căm. Bộ quần áo trận năm nào dù đã được đắp thêm chục mãnh vá, vẫn không ngăn nổi cái sắt se xa xót, như từ một cõi mộ địa, theo cái lạnh xâm chiếm tâm hồn những bóng ma đang lạc lõng trong đêm xuân, không biết rồi sẽ về đâu, để kiếm chút hơi ấm của tình quê. Trong cái hiu hắt của đêm buồn, cũng đủ để mọi người nhìn rõ hình ảnh của sự cô đơn nơi ga lẽ, từ những thanh sắt han rĩ tróc sơn trước quầy bán vé, cho tới hàng ghế gổ mọt đầy vết bẩn. Tất cả bổng dưng được trùng phùng một cách ngẩu nhiên với những người tù không bản án, những quân, công ,cán cảnh của VNCH bại trận, vùa được phóng thích trong đêm tết quạnh quẽ, buồn rầu. Phải vui lên một chút để mừng năm mới, thay vì mượn rượu phá thành sầu, cả bọn lại chụm đầu vào nhau , rít chung vài bi thuốc lào ăn tết, trong khi bên ngoài gió núi lồng lộng thổi, tạt sương muối vào mặt mũi da thịt, khiến cho cơn lạnh đói càng thêm hành hạ mọi người.

Hình như giao thừa sắp đến trong mông mênh cùng tận, như những năm nao, tôi lại âm thầm lâm râm cầu nguyện cho mẹ già, em gái, cho ngươi vợ trẻ, bạn bè, đồng đội, đồng bào.. được may mắn an bình trong buổi hổn mang dâu bể. Hởi ơi giờ này không biết mẹ già em thơ, có còn như những ngày xuân dấu ái trước năm 1975, giao thừa đi lễ chùa, xin xăm hái lộc, nhà có vui xuân đón tết hay gia đình cũng lại như tôi, tại sân ga nơi rừng núi thẳm tăm tối lạnh lẽo này, cô đơn, đói lạnh và nhục nhã trùng trùng.

Kỹ niệm xưa từng mảng lại trôi bềnh bồng trên mắt, lén lút đẩn dắt đưa tôi về thuở hoa niên, khi những cánh hoa phượng đỏ ối nối hàng, dọc theo con đường Nguyễn Hoàng dẫn vào lớp học, đã bắt đầu rụng rơi lã tã giữa các trang lưu bút, trên từng rèm mắt ô môi, cũng là lúc bọn học trò nghĩ hè làm gã giang hồ lãng tử, trên những chuyến tàu hỏa chui Phan Thiết-Sài Gòn rồi Sài Gòn-Phan Thiết, đi hoài vẫn không thấy chán.

Rồi những ngày dài chinh chiến, định mệnh lại đẩy đưa tôi về chốn cũ Long Khánh-Bình Tuy-Phan Thiết. Tuy tàu hỏa đã bị gián đọan nhưng suốt con đường sắt từ Mường Mán về Gia Ray, con đường mòn Võ Xu tới Suói Kiết, kể cả những suối rạch, bải đá ven sông La Ngà, đều là những lối lại qua quen thuộc, đã cùng tôi chắt chiu suốt đoan đường tuổi trẻ. Làm sao quên được những ngày dừng quân ở Văn Phong, Mường Mán ? ngày ngày ngồi ngâm nga tách cà phê đen ngon tuyệt nơi quán lẽ ven sông, ngó nhìn các chuyền tàu xuôi ngược. Giờ đây cảnh xưa vẫn nguyên vẹn, riêng tôi thì ôm một tầng trời sầu thảm không đáy, lạc lõng trên quê hương hận thù với kiếp sống nào hơn loài cỏ cây.Rồi thì tàu cũng đến, chúng tôi chia tay trong nước mắt, cuói cùng ai nấy hấp tấp lên tàu như kẻ trốn nợ trong đêm trừ tịch, giữa tiếng còi tàu lanh lãnh thét vang, phá tan cảnh tịch mịch của rừng núi âm u, nghe sao quá ảo nảo lạnh lùng.

Chuyến tàu suốt Sài Gòn-Phan Thiết đêm nay ế ẩm, nhiều toa hành khách vắng ngắt lạnh tanh, không như ngày thường chen chân không lọt. Có lẽ mai là mồng một tết nguyên đán, nên ai cũng muốn ở nhà để xum họp với gia đình. Ðất trời buồn mênh mông quá, thêm gió thổi vi vút từ hai bìa rừng thả hơi lạnh khắp nơi, nhưng tôi vẫn muốn ngồi ngoài hành lang để được nhìn lại quang cảnh cũ Trong các toa tàu, đèn đóm tối om, dăm ba hành khách nằm dài trên ghế như đã ngũ tụ lâu rồi. Mặc kệ, tàu vẫn chạy xiết trên đường sắt như con thú điên , với hai ánh đèn pha phá tan màn đêm tăm tối. Hởi ơi cuộc đời sao oan nghiệt quá, trong lúc nhà nhà đang đầm ấm chờ đón chúa xuân, thì tôi trong một tối ba mươi tết, buồn rầu nơi toa xe lửa lạnh lẽo này, yên lặng nép mình trong cô quạnh , để đón một mùa xuân vàng úa nữa, sắp rơi xuống bờ vai của cuộc đời.

Trong giờ phút năm cũ sắp tàn, con tàu cũng hối hả lướt qua từng ga vắng Sông Dinh, Sông Phan,Suối Vận, Mường Man rồi Phú Hội vừa đúng 12 giờ rưởi sáng. Thế là năm mới đã qua và tôi cũng đã lở dịp nghiêng mình chào đón nàng xuân mới trên quê hương mình. Trên tàu ai nấy đều thức dậy, đang chuẩn bị xuống ga Phan Thiết. Tất cả đều xa lạ, hờ hững, buồn rầu, im lặng như bóng tối, không ai chúc nhau một lời ngắn ngủi dù là ngày tết. Bổng đâu đấy nơi một thôn xóm nào đó, dọc theo con đường sắt vang lên mấy tràng pháo chuột, bóng sáng lập lòe như muốn đưổi theo con tàu, khiến cho hồn thêm buồn rầu thương tiếc. Nổi náo nức thầm kín vừa lóe lên, chợt tắt hẳn khi nghĩ đến thực tại não nùng.

Hởi ôi mấy chục năm về trước, tôi, người lính trẻ xa nhà vẫn đam mê chạy đuổi theo những giọt mưa xuân giữa trời lửa loạn. Nay trong buổi xuân về, người lính già lội ngược thời gian tìm vết ngày thơ như còn giấu đâu đó, nơi vòm trời đồng đội, và em, và những tết cuối cùng trong quân ngũ, để ngẩn ngơ bàng hoàng xúc động, như thể vừa bước chân lên con tàu về quê hương, của những tết ấm yên hạnh phúc đầu đời -/-

Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
 HỒ ÐINH

Sunday, December 20, 2009

Thời Thế Mới, Phương Sách Đấu Tranh Mới





Lâm Lễ Trinh
        Rồi một năm nữa sắp qua, với những biến cố trọng đại dồn dập. Hoa kỳ, đất tạm dung của trên hai triệu người Việt, vẫn chưa tìm ra lối thoát tại Afghanistan và Irak, mặt khác dang vật lộn vất vả với một cuộc khủng hoảng tồi tệ về kinh tế, tài chính, ô nhiễm và mối đe dọa hạt nhân mở rộng đến Bắc Hàn, Iran và Nam Mỹ. Nhìn về quê hương Việt Nam, càng thêm thảm thương: Đảng CS nát bấy nội bộ, tập đoàn cầm quyền vẫn ngáo ngổ tấn công tôn giáo, đàn áp man rợ đối kháng, hổ trợ tham nhủng, bán rẻ lao công, xuất cảng mải dâm, đả phá khối người Việt nước ngoài và khiếp nhược hàng phục Trung quốc bằng cách hiến dâng quốc thổ, hải phận và tài nguyên. Hơn lúc nào hết, quốc nạn bị Hán hóa trở nên một viễn tượng thực tế.
       Trước bối cảnh ấy, Cộng đồng người Việt hải ngoại nghĩ gì? làm gì?  Dưới đây là một cố gắng phân tách thực trạng. Bài này gồm có hai phần: 1) nhận định tổng quát những ưu, nhược điểm của công cuộc đấu tranh chống Cộng, trong và ngoài xứ, từ 1975 cho đến nay. 2) gợi ý về một số biện pháp để đối phó với nhà cầm quyền Hànội trong những ngày sắp đến.
 Những ưu và nhược điểm trong quá trình đấu tranh cho Dân chủ và Nhân quyền.
1 –TRONG NƯỚC.
Qua ba cuộc chiến chống Tàu, Pháp và Mỹ, kéo dài gần 40 năm và gây tử vong cho trên ba triệu người dân Việt, CS đã thống nhất Việt Nam bằng võ lực. Các văn khố được giải mật gần đây cho thấy những xung đột này không cần thiết, do Hồ Chí Minh và các đồng chí cố tình gây ra để xây dựng độc quyền đảng trị và đưa dất nước vào quỷ đạo của Đệ tam Quốc tế. CSVN đã trắng trợn vi phạm – trước sự im lặng khiếp nhược của Thế giới - Hiệp định Élysée (ký ngày 8.3.1949 giữa Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Quốc trưởng Bảo Đại), và hai Hiệp ước đình chiến Genève (1954) và Paris (1973).
"Độc lập, Tự do và Hạnh phúc", được Hồ đề cao, chỉ là bánh vẽ. Hiện nay, Việt Nam vẫn bị xem như một nước kém mở mang về giáo dục, y tế, môi sinh. nhưng lại đứng hàng đầu về tham nhũng, đồi trụy xã hội và giàu nghèo chênh lệch. Để cứu nguy chế độ, Chính trị bộ áp dụng hối hã năm 1986, theo lệnh của Gorbatchev, kế hoạch "Đổi Mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa" mà Hà Sĩ Phu biếm nhẻ mệnh danh "đứa con lai láu cá", kết quả của một cuộc chấp nối gượng ép giữa Adam Smith và Karl Marx. Đến nay, CS Hànội cũng không hiểu và giải thích được "theo định hướng xã hội" là gì. Đối với người dân, định hướng này không nhằm mục tiêu nào khác hơn là giúp cho các cán bộ đã mập càng mập thêm!
Hiệp thương Việt-Mỹ đánh dấu một một sự nhượng bước mới của CSVN trước ngọn thủy triều toàn cầu hóa dân chủ và kinh tế thị trường. Vừa đưa cổ vào chiếc giây thòng lọng của tư bản các lãnh tụ Hànội vừa hô hoảng "diễn biến hòa bình". Không còn ai ở Việt Nam, ngay cả trong Đảng, tin tưởng chủ thuyết Mác- Lê có thể hồi sinh, dù có gắn thêm cái đuôi "tư tưởng Hồ Chí Minh."
Tuy nhiên, không nên vội tưởng chế độ CSVN sẽ kết thúc đúng theo phương cách đã thấy ở Tây phương. Tại ba xứ Baltic, Hung Gia Lợi, Ba lan, Tiệp khắc, Đông Đức…, CS bị giải thể do quần chúng chán ghét chế độ đương quyền, sự đối lập quyết liệt của các tổ chức công đoàn và thái độ phản tỉnh kịp thời của nhà chức trách mạc xít. Những yếu tố này khó tìm thấy ở Việt Nam, một cựu thuộc địa của Pháp, nơi mà đảng CS đã phát động cách mạng. bằng cách lợi dụng chiêu bài giải phóng dân tộc và khai thác tận cùng mối hận sâu đậm của quần chúng đối với đế quốc thực dân.
 A – Dân trong nước chống Cộng còn rời rạc.
Sau một phần tư thế kỷ sống nghèo đói, thiếu tự do và nhứt là sau vụ chính quyền Hànội thậm thọt nhường đất và dâng biển cho Bắc Kinh, người dân Việt nhận thấy bộ mặt bán nước của Cộng sản. Đảng đang phản bội Tiền nhân và Quân đội Nhân Dân. Các thành phần bất mản, trong và ngoài đảng, bắt đầu lên tiếng, gởi thỉnh nguyện và đơn tố cáo lên Chính phủ, có nơi biểu tình, xung đột với cán bộ an ninh địa phương (vụ Tam Tòa, Thái Hà, Xã Đoài, chùa Bát Nhã; sinh viên, thanh niên xuống đường phản đối năm ngoái về Trường Sa, Hoàng Sa; buổi Hội luận của trí thức về Biển Đông..v..v...)
Đến nay, mức độ đối kháng CS trong nước còn giới hạn, chưa quyết liệt, thiếu tổ chức và không liên tục vì nhiều lý do. Mạng lưới công an cô lập những thành phần chống đối, trong đạo cũng như ngoài đời, nhục mạ họ để làm mất uy tín và kiểm soát dưới mọi hình thức như buộc khai lý lịch, khám xét bất thần, quản chế theo Nghị định 31/CP không đưa ra tòa án, hăm dọa, cắt điện thoại, tịch thu phi pháp các phương tiện truyền thông, đóng cửa các báo chệch hướng,..vv... Lý do khác là đa số dân chúng không được thông tin đầy đủ, kiệt sức sau nhiều năm chinh chiến và phải vô cùng chật vật để sinh nhai. Phần đông giới trẻ lo làm giàu bằng mọi cách. Họ đua tranh hưởng thụ và không mấy thiết tha đến chính trị như một cuộc thăm dò của báo Thanh Niên năm ngoái cho biết. Nhà chức trách cũng không khuyến khích họ tham gia công tác cộng đồng. Trong tác phẩm "Đôi điều suy nghĩ của một công dân", Hà Sĩ Phu chán nãn nhận xét: "Dân tộc phải đương đầu với một cuộc tổng khủng hoảng nhân cách! .Xã hội dang lộn ngược do thang giá trị bị lộn ngược. Chủ nghĩa vô hồn tạo ra một khoảng trống ghê rợn. Về văn hóa, lý tưởng và nhân cách."
 B –Đường lối vừa áp đảo, vừa ru ngủ của nhà cầm quyền Cộng sản.
CS rất thâm độc: mổi khi thấy quần chúng bất mản cao độ thì chúng xoa dịu bằng cách xã bớt ống hơi an toàn, bố thí vài nhân nhượng nhỏ nhoi để tránh cải cách sâu rộng và dứt khoát. Mặt khác, chúng còn tung ra đòn xão quyệt "hòa hợp hòa giải", kêu gọi thống thiết lòng yêu nước thương nòi của "khúc ruột ngàn dặm" và gài những " cò mồi CS thức tỉnh" trong hàng ngủ đối phương để gieo rắc những tư tưởng cầu an, chờ thời. Vụ tổ chức buổi hội thảo “Gặp gở VN, Meet Viet Nam” ngày 15 và 16.1.2009 tại San Francisco và Hội nghị Việt kiều tiêu biểu tại Hà Nội từ 21 đến 24.11.2009 nằm trong kế hoạch bịp bợm thực hiện “một cộng đồng đoàn kết vững mạnh, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng đất nước”. Âm mưu này thất bại vì chủ trương lộ liểu củng cố một “nội lực bên ngoài, cinquième colonne, để bảo vệ công dân”, theo ngôn từ của Thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, chủ tịch Ủy ban Nhà nước về người Việt hải ngoại.
       Kiệt quệ vì 40 năm chinh chiến, dân trong xứ cần hòa bình để yên thân xây dựng lại. Sống như trong một nhà tù, dân không có cơ hội so sánh với thế giới phát triển bên ngoài. Bởi thế, làm sao dân tình không chán nản, dân khí không suy vi và dân trí không lụn bại?
Mau chóng hơn phía Quốc gia, CSVN biết rút từ sự sụp đổ của Nga sô và các chư hầu một số kinh nghiệm thích đáng để xoay trở thoát nguy. Đảng CS ngày nay là một mafia, liên kết để bảo vệ nồi cơm. Không có viễn kiến chính trị và không đặt nổi kế hoạch dài hạn, họ áp dụng nhu cương tùy lúc, để giải quyết từng khó khăn một, chuẩn bị ngày cuốn gói ra đi. Thật vậy, đã từ lâu, họ biết xã hội chủ nghĩa không còn giúp gì được. Triết thuyết Mác Lê - phản khoa học và ảo tưởng - đã giải đáp sai bài toán nhân loại. Mác Lê chỉ dạy cướp quyền, san bằng xã hội, không dạy làm kinh tế và xây dựng hòa bình.
Để tồn tại, nhà cầm quyền Hà Nội cam nhận đóng vai trò thái thú xã thân phục vụ cho mộng bá quyền của  Đại Hán tại Đông Nam Á. Bắc bộ Phủ mở cửa đón hàng hóa Trung quốc tràn ngập vùng biên giới Lào Cay, Cao Bằng và Lạng Sơn; cho Bắc kinh khai thác bauxite tại Cao Nguyên, nơi có một trọng lượng uranium đáng kể;  đón nhận người Hoa  vào VN miễn chiếu khán (visa). Hiện nay, có trên 100.000 công nhân Hán làm việc và sinh sống trong những ốc đảo riêng biệt ở Lâm Đồng, Hải Phòng, Cà Mau, Bắc Kạn, Đak Nông, Nông Sơn, Quảng Nam…là những cứ điểm chiến lược then chốt. Mặt khác, CSVN cũng đã thương lượng giao cho Trung quốc xây hai lò phản ứng hạt nhân trị giá 3 tỹ Mỹ kim tại Phước Dinh (Ninh Thuận) và Hòa Tân (Tuy Hòa, Phú Yên), dự trù hoạt động năm 2015. Nói tóm tắc, Trung quốc đã chiếm thêm của VN trên 7.000 cây số vuôn, nới rộng lãnh hải ra 12 hải lý và cho bao vây VN bốn mặt: ở phía Tây, với hai đồng minh Miên, Lào; ở phiá Đông bằng cách chiếm Hoàng Sa và Trường Sa; ở phía Bắc, đột nhập biên giới, đồng thời phong tỏa Vịnh Bắc Việt.
Thái độ hèn hạ của Hà Nội thúc đẩy Bắc kinh khinh thường và lấn áp thêm. Cuối tháng chín vừa qua, trên 100 ngư phủ Việt thuộc đảo Ly Sơn và Bình Châu ghé vào cảng Cần Cẩu tránh bảo. Họ đã bị lính Tàu cướp bóc, tra tấn, đánh dập tàn nhẩn và công khai đòi tiền chuộc mạng. Quốc hội và Bộ Ngoại giao VN không dám lên tiếng khiếu nại, kiện trước Tòa án quốc tế hay loan báo trên báo chí, truyền hình. Trong con mắt nhà cầm quyền Bắc kinh, đàn em CSVN vẫn là một bọn người vô ơn bạc nghĩa. Họ không quên Lê Duẫn đã sửa Hiến pháp ghi lời lên án Trung quốc, rồi hoàn toàn thần phục Liên Xô và còn gọi xấc xược Đặng Tiểu Bình là Đặng Lưu Manh. Năm 1979, đại ca Lưu Manh xua quân làm cỏ biên giới Bắc Việt. Thái độ coi rẻ đó còn thể hiện trong các hồi ký quân sự mô tả sự yếu kém của quân đội Bắc Việt và vai trò lãnh đạo chiến thuật và diều binh của các tướng Trung cộng Trần Canh, Vi Quốc Thanh…trong cuộc chiến chống Pháp và thôn tính miền Nam VN. Năm 1954, tại Genève, Chu Ân Lai đã bắt tay vớI Molotov ép Hà Nôi chấp nhận chia đôi VN nơi vĩ tuyến 17 khiến cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng (người ký công hàm năm 1958 hiến Trường Sa và Hoàng Sa cho Trung quốc), phải bực tức gọi Chu Ân Lai là “đồ chó má”.
Dưới áp lực mạnh của công luận trong và ngoài nước, CSVN miễn cưởng tổ chức cuối tháng 11 vừa qua tại Hà Nội một ‘Hội nghị Quốc tế về Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực”. Ngày 23.11.2009, Quốc hội VN thông qua luật thành lập lực lượng phối hợp các đơn vị biên phòng, hải quân và cảnh sát địa phương để “bảo vệ an ninh biên giới và chủ quyền trên biển.” Quyết định này bị nhiều chuyên gia chỉ trích nặng vì các lực lượng vừa kể quá yếu để giữ gìn môt bờ biển dài 3200 cây số trong vùng có dầu hỏa. Để trấn an Bắc Kinh, tướng Lê Quang Bình, chủ tịch Ủy ban Quốc phòng của Quốc hội, tuyên bố “nhiệm vụ của dân quân là bảo vệ ngư dân và chủ quyền lãnh hải chứ không nhằm chống bất cứ ai” (sic). Như vậy, Đảng CSVN đã lăng nhục Quân đội Nhân dân vì Quân đội không còn được tin dùng trong trách vụ hàng đầu là  bảo vệ quốc gia.
2 -NGOÀI NƯỚC
Sự bức tử của Chính phủ Sàigòn năm 1975 đã buộc gần ba triệu người Việt đi tìm tự do tại 80 quốc gia, 60% hiện sinh sống tại Hoa kỳ. Sánh với tổng số dân 80 triệu của VN ngày nay, đây là một tỷ lệ nhỏ, trên 2%. Cộng đồng VN hải ngoại, tuy nhiên, có một tiềm năng kinh tế và trí tuệ thật quan trọng. Là nạn nhân khốn khổ của CS, khối người này dứt khoát với xã hội chủ nghĩa và tự coi mình như một hậu phương tản mác trên năm châu, một "hậu phương không biên giới" sẵn sàng hổ trợ "tiền tuyến" chống cộng trong nước.
      Người Việt hải ngoại tương đối thành công về mặt vật chất, tiếp cận khá mau với nếp sống nơi tị nạn và đã lập ra vô số hội hè văn hóa, tương tế và đoàn thể chính trị, lắm khi nặng về trình diễn. Tiếc thay, trên bình diện phục quốc, từ hơn một phần tư thế kỷ, họ ở trong thế đở hơn là thế đánh, thế thủ nhiều hơn thế công. Họ phản ứng bén nhạy khi bị Hànội và tay sai khiêu khích. Nhưng mổi khi cơn thử thách vượt qua, đâu lại vào đó, thụ động đợi một bảo tố khác. Trong các nhược điểm, cần phải kể tình trạng phân hóa nội bộ, ảnh hưởng của lối sống buông thả của thế giới tự do, việc đột nhập để phá hoại của CS và sự bất lực kết hợp thành một tổ chức có uy tín trong cộng đồng và trên thế giới, có lãnh đạo, kỹ cương và lập trường để hành động.
Người Việt chống Cộng cũng không hồ hởi với Diễn biến Hòa bình vì cho rằng chiến lược này giúp cho CS sống lâu hơn và là hình thức “hòa giải, hòa hợp” sẽ bị CS lợi dụng. Nhưng làm thế nào sớm đảo ngược thế cờ trong khi Thế giới Tự do, với Hoa kỳ đứng đầu, chủ trương cải tiến, phát triển trong hòa bình? Nguyên Tổng thống Nam Hàn Kim Đại Trọng từng tuyên bố: “Chưa có trường hợp nào mà chủ nghĩa Cộng sản bị đánh bại nhờ vào chiến tranh hay bao vây kinh tế”. Kinh nghiệm cho thấy đường lối chống Cộng bằng cách đánh võ mồm đã lổi thời. Để  khai trừ hữu hiệu chủ trương thống trị của CS căn cứ vào Đói, Sợ và Dốt, cần áp dụng triệt để chính sách Khai phóng Dân tộc bằng cách nâng cao mức sống, mở mang trí tuệ của người dân và củng cố các tự do nhân bản, đặt những nền mống cần thiết cho một xã hội công dân. Dân sinh vững, dân trí mới cao, dân khí mới mạnh. Khi được võ trang bằng các tự do tối thiểu, người dân sẽ đòi hỏi quyết liệt hơn và dũng mảnh chọn lựa cấp lãnh đạo xứng đáng của mình. Những số tiền to lớn mà Liên Hiệp Quốc, Hoa kỳ, Nhật, Úc, Pháp..v..v..đang đổ vào Việt Nam để xây dựng có điều kiện hạ tầng cơ sở về kỷ thuật, giáo dục, thông tin…vv.. sẽ giúp giải phóng người dân Việt. CSVN không dễ gì lường gạt và quỵt tiền của các con cá xà, cá mập tư bản. Trong thông điệp Ngày Hòa bình Thế giới 2005, Đức cố Giáo hoàng John Paul II đã vạch ra con đường của Giáo hội: “Vượt thắng điều ác bằng điều thiện.”  Chủ trương này sáng suốt và cũng là hướng đi của Thế giới Tự do.
        Ngoài các nhược điểm nêu trên của cộng đồng VN, tưởng cũng nên kể một nhược điểm chung cho hai cánh chống cộng, ở trong và ngoài VN. Nhược điểm này là một hội chứng nguy hiểm: "Hội chứng chờ đợi." Tiền tuyến đợïi hậu phương, hậu phương đợi tiền tuyến, trẻ đợi già và già đợi trẻ, dân đợi quân, quân đợi dân phất cờ khởi nghĩa. Một sự mong đợi mỏi mòn! Hội chứng trở thành một bi kịch nếu kèm theo tinh thần vọng ngoại, ngồi đợi một cường quốc đồng minh " bực đèn xanh" mới hành động. Từ vọng ngoại chuyển qua vong bổn, chỉ có một bước.
Kinh nghiệm tại Việt Nam cho thấy: liên minh với một thế lực ngoại bang, dù mạnh đến đâu, rồi cũng sa vào ngõ cụt thê thảm nếu không có nhân dân hậu thuẩn. Tâm trạng thiếu tự tin này bắt nguồn từ sự coi thường sức quật khởi của dân tộc. Dân tộc bất diệt, dân tộc vĩnh cửu trong khi các thể chế và học thuyết chính trị chỉ là những viên đá lót đường cho lịch sử. Nhưng làm thế nào để tạo ra cái thế nhân dân và nắm được dân? Có dân mới tạo nổi thời cơ. Khai thác thời cơ kịp thời và đúng mức mới thắng địch. Đó là chìa khóa của thành công. Các bậc tiền bối trong dĩ vãng đã bao phen chứng minh điều đó.
 Vai trò của Cộng đồng người Việt hải ngoại trong sứ mệnh dân chủ hóa Việt Nam. Thời  thế mới đòi hỏi  phương sách đấu tranh mới.
Những nhược điểm phân tách trên đây có tính cách tạm thời và có thể điều chỉnh nếu được sớm mổ xẻ can đảm, không tự ti. Mặt khác, cần triệt khai các ưu điểm căn bản. Hiện nay, xã hội chủ nghĩa tại bốn nước cộng sản cuối cùng: Việt nam, Bắc Hàn, Trung quốc và Cuba, đang ở trên đà khánh tận. Thế giới đang bị cuốn hút vào cơn lốc Dân chủ và Kinh tế thị trường. Hai khuynh hướng này tất thắng, không thể đảo ngược. Sự giải thể, sớm hay muộn, của chế độ độc đảng tại Việt Nam tùy thuộc chẳng những nơi tốc độ của trận bảo toàn cầu hóa mà còn – và trên hết – nơi khả năng kết hợp mau chóng và đối kháng hữu hiệu của khối người đấu tranh cho dân chủ tại VN, trong và ngoài nước.
Trên bình diện này, cộng đồng Việt hải ngoại có một tiềm lực kinh tế đáng kể. Thống kê năm 2001 cho biết VN cộng sản có một tổng sản lượng quốc dân 14,7 mỹ kim trong khi tổng thu nhập của người Việt nước ngoài đạt đến 15 tỷ mỹ kim và số tiền họ gởi hằng năm về giúp thân nhân lên tới gần 3 tỷ đô la. Điều buồn nên nhắc lại là năm 1975, chính phủ Nguyễn Văn Thiêu van xin Hoa kỳ viện trợ 700 triệu mỹ kim mà thôi dể tiếp tục đơn độc cuộc chiến và đã bị từ chối. Nếu có kế hoạch chỉ đạo chung để xữ dụng thiết thực nguồn tài chính 3 tỷ mỹ kim vừa nói cho công cuộc vận động dân chủ hóa - công khai, bán công khai hay bí mật – trong xứ thì hay biết bao!
Ngoài tài chính, cộng đồng Việt hải ngoại còn có nhiều tiềm năng trí tuệ: một đội ngũ không dưới 300.000 chuyên viên lổi lạc thuộc đủ mọi ngành (văn hóa, khoa học, giáo dục và kỹ thuật). Không có một nước nào tại Á châu - và ngày cả trên thế giới - có một cái vốn chất xám quý giá như thế, đào tạo bởi quốc tế.
Tiếc thay, đến nay, các nguồn tài lực trên đây không được tận dụng như những lực lượng hạt nhân để đẩy mạnh cuộc cách mạng dân chủ hóa dất nước. Lý do là vì thiếu tổ chức. Thiếu tổ chức vì không đoàn kết. Có đoàn kết mới có lãnh đạo, có lập trường, có cán bộ, có kỷ luật để tiến đến hành động có kết quả hầu gây tin tưởng quốc nội và quốc tế.
Hiện trạng của CSVN có thể tóm tắc như sau:
A- Cộng sản đang sống cầm hơi do sự phân hóa của chúng ta. Cái yếu của cánh chống xã hội chủ nghĩa tạo sức mạnh cho Hà Nội. CS đang tư bản hóa, xã hội chủ nghĩa đang hữu sản hóa do ảnh hưởng xoi mòn của khuynh hướng toàn cầu hóa dân chủ và tự do mậu dịch. Để tránh bị giải thể, chúng run rẩy biến thể. Chúng dùng những danh hiệu mỹ lệ "dân chủ tập trung, dân chủ nhất nguyên" để che đậy một chính thể xuống cấp tận cùng. Hơn nửa thế kỷ nay, đảng CS dành độc quyền: độc quyền yêu nước, độc quyền sát hại, độc quyền cai trị và, gần đây, độc quyền phản bội, bán nước. Điều 4 Hiến pháp vẫn còn thì không có dân chủ, tự do, phát triển và đa nguyên. Phải đấu tranh bứng bỏ điều 4 vì điều 4 (chép y nguyên văn điều 6 của Hiến pháp Liên xô) hợp thức hóa đảng trị và cho phép khủng bố vô tội vạ: khủng bố trí thức, quần chúng, đối lập và tôn giáo.
B- Nhưng Đảng CSVN sẽ chết nhỏ giọt sau khi ký bản Hiệp thương với Hoa kỳ. Để tuân hành các điều khoản cam kết, chúng phải từ nay chấp nhận pháp trị, quyền tư hữu, tự do cạnh tranh và những nhân quyền căn bản Đó là những viên thuốc đắng sẽ tiêu hóa nền kinh tế chỉ huy của Hànội. Khi cơ chế kinh tế CS bị vướng mắc vào cái lưới "thiên la địa võng" kinh tài quốc tế thì sức ép của Thế giới tự do có thêm cơ hội và phương tiện thay đổi mọi việc. Tiến trình "diễn biến hòa bình” - thường được mệnh danh strategy of peaceful evolution hay peaceful  change-  có thể kéo dài một hay hai thập niên.
Bằng mọi cách, CSVN chống Diễn biến Hòa bình, DBHB, mà chúng còn gọi nôm na cuộc Chiến Hòa bình. Phe tư bản áp dụng những thủ đoạn phi quân sự, những “cuộc cách mạng màu” để xóa bỏ các chế độ còn theo Xã hội chủ nghĩa. Gần đây, tạp chí Quân đội Nhân dân có đăng một loạt bài nghiên cứu của Trung tướng Nguyễn Tiến Bình và hai đại tá Nguyễn Đức Độ và  Nguyễn Đức Thắng phân tách nguy cơ DBHB và đề ra một số biện pháp đối phó. Đăc biệt, Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, kiêm Bí thơ Trung ương Đảng, có lên tiếng trên tờ Nhân Dân ngày 3.8.2009 cảnh báo về “hiểm họa chuyển biến nội bộ” và kêu gọi đảng viên CS chống khuynh hướng “tự diễn biến, tự chuyển hóa” và  “các quan điểm sai trái, luận điệu tuyên truyền phản động , âm mưu gây bạo loạn, hình thành lực lượng đối lập của các thế lực thù nghịch”.
         Để xoa dịu cái mối lo sốt vó Cộng đảng bị tan rả trong tiến trình dân chủ hóa, để tránh cho Đảng thãm họa bị "xử lăng trì", các chiến thuật gia CS như Võ Đại Lược, Vũ Văn Hiền …… ….có một lúc đã ồn ào tuyên bố rằng vẫn có thể hội nhập mà vẫn xây dựng được một nền kinh tế độc lập và tự chủ, chuyển từ kinh tế công nghiệp qua "kinh tế tri thức" để thực hiện một "xã hội tri thức." Đến nay, chủ đề này chìm dần, không thấy bàn đến nữa. Hiện tượng đầu voi đuôi chuột vừa nói thường thấy ở  VN.
Chúng ta có trách vụ rút ngắn thời gian ra đi của đảng CS vì hai lý do khẫn yếu:
 1. để xóa cái nhục chậm tiến. CS còn cai trị thì đất nước thêm thụt lùi, vô phương cứu chửa, trong khi các xứ Á châu liên tục tiến tới.
2. để tránh cái họa Hán thuộc. Thật vậy, việc dâng đất và lãnh hải cho Tàu để củng cố Đảng là chủ trương từ lâu của Đảng CSVN chớ không phải âm mưu thầm kín của vài cá nhân hay phe nhóm trong Đảng. Điều 3 trong Thông cáo chung Hoa-Việt ngày 1.3.2002 xác nhận không úp mở: "..Hai đảng góp phần không ngừng củng cố và nâng cao sự tin cậy lẫn nhau, hai bên đã đi đến nhất trí trên một số vấn đè." Điều 5 chú thích thêm: "..Hai bên khẳng định quyết tâm tích cực triển khai quá trình phân giới cắm mốc trên thực địa theo đúng kế hoạch". Bị đặt trước sự chọn lựa "Theo Tàu thì mất nước, theo Mỹ thì tan Đảng", rỏ ràng Đảng CSVN đã dứt khoát quyết định: "thà mất Nước, chớ không mất Đảng."
CS Hà Nội đang phạm lỗi lầm u tối nhất trong cuộc đời chính trị của họ. Khi hay mất Ải Nam Quan, Trường Sa và Hoàng Sa, toàn dân uất hận. Đây là cơ hội ngàn vàng cho người Việt hải ngoại ngồi lại với nhau, dẹp bỏ tị hiềm và lập một Ủy ban Vận động để hình thành một Liên minh rộng rải, có lãnh đạo, có lập trường và quyết tâm hành động.
Ba công tác khẩn yếu sau đây nên được đặc biệt chú ý:
 1 - Điều nghiên lại kế hoạch ngoại vận và quốc tế vận. Xử dụng tối đa kỹ thuật thông tin hiện đại (paltalk, websites, bloggers, tweeters…) để quảng bá sâu rộng các tư tưởng dân chủ trong nước hầu thể hiện một khối đối lập có quy củ.. Điều chỉnh tổ chức lobby những chính quyền địa phương, các cơ quan quốc tế và giới truyền thông. Thúc đẩy các phần tử Việt có khả năng ứng cử vào những cơ chế địa phương và Liên bang. Trẻ trung hóa cấp lãnh đạo cộng đồng. Lập nhịp cầu giữa các sinh viên Việt ở trong và ngoài nước để thảo luận về công cuộc canh tân, phát triển đất nước. Vấn đề bảo tồn văn hóa và giáo dục con em chúng ta để tránh nạn mất gốc cũng rất hệ trọng. Khi người tị nạn chính trị chấp nhận mình là kẻ di cư tha phương cầu thực thì ngọn lửa đấu tranh trong lòng cũng đã tắt. Bởi thế, cần giữ vững lý lịch của chúng ta để tiếp tục chiến đấu, chuẩn  bị cho ngày hồi hương.
2- Trả sự thật lại cho lịch sử bằng cách, một mặt, công nhận những lỗi lầm tai hại của chúng ta trong quá khứ để tự sửa sai và mặt khác, xóa bỏ, với bằng chứng nghiêm chỉnh, một số huyền thoại từng nuôi sống CS Việt Nam cho tới nay trong quần chúng: huyền thoại Hồ Chí Minh là một anh hùng dân tộc (trong khi Hồ lại là một tội đồ khát máu nhuộm đỏ VN với chủ thuyết ngoại lai) - huyền thoại Quân đội Nhân dân có công đầu giải thoát và thống nhất đất nược (trong khi họ chỉ đánh giặc mướn cho Nga-Tàu, cho Đệ tam quốc tế) - huyền thoại đảng CSVN khai phóng dân tộc và đấu tranh thắng lợi về chính trị, ngoại giao (trong khi họ thi hành chính sách ngu dân, đưa gian trá lên hàng quốc sách và vi phạm thô bạo các Hiệp ước, coi thường công pháp quốc tế)… .
3- Chuẩn bị ngay bây giờ tiến trình chuyển tiếp qua giai đoạn hậu CS càng khó hơn. Phe chống cộng, nếu không thức tỉnh, sẽ không được đại diện hay sẽ yếu thế trong những cuộc thương thảo sắp đến quyết định tương lai đất nước. Tới nay, cộng đồng Việt hải ngoại vẫn chưa tổ chức nổi những nhóm nghiên cứu (think tanks) có tầm vóc và khả năng để cứu xét nghiêm chỉnh các vấn đề quốc gia trọng đại. Quan niêm về dân chủ và quốc gia vẫn còn nhiều ý kiến đối chọi. Ngay cách thực thi quy tắc dân chủ căn bản giữa anh em chúng ta ở nước ngoài vẫn còn sơ sót đáng tiếc. Không thể chấp nhận ý niệm rằng chỉ cần phỏng theo các mẫu dân chủ tân tiến của ngoại bang là đủ. Dân chủ không phải là một món hàng nhập cảng. Tự do không phải là một món quà tặng không. VN hậu CS xứng đáng có một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên, một nền dân chủ nhân bản thích hợp với nhu cầu và trình độ của dân tộc, với đầy đủ đặc tính VN, một nền dân chủ bởi dân, của dân và vì dân. Dân Việt Nam. Không lai căng, không vay mượn.
Tình trạng xã hội suy đồi trầm trọng, chính sách nhân nhượng quá dộ Trung quốc, chủ trương bưng bít thông tin, đàn áp tôn giáo ....là những căn nguyên của mọi tai họa và hiện gây nhiều bất mản trong giới trí thức, thanh niên và ngay cả nội bộ Đảng. Lãnh đạo CSVN đang sống trong lo sợ, vì thế ráo riết chuẩn bị rất kỷ - từ các ngành, địa phương cho đến trung ương-  Đại hội Đảng XI sẽ họp đầu năm 2011.
*****
 Không có con đường đấu tranh nào dễ dàng, trải đầy gấm hoa. Đấu tranh từ bên ngoài đất nước, xa quê cha đất tổ nghìn dặm lại càng gay go thập bội. Nhưng tất cả chúng ta đều tin chắc ngày mai trời lại sáng, dân chủ và phồn thịnh sẽ nở rộ trên Quê hương rách nát, sau cơn mê sảng triền miên. Đến nay dư luận vẫn thấc mắc vì sao Quân đội Nhân dân lại có thể cam chịu gục mặt thị chứng cho Đảng ta tái diễn trân tráo bi hài kịch Lê Chiêu Thống?
        Điều 4 của Hiến pháp năm 1992  và nội bộ thối nát là tử huyệt của CS. Thật vậy, độc đảng tạo đặc quyền, bất công gây bất mản. Giữa Đảng và Dân, sự chia tay ý thức hệ đã kết thúc bằng một cuộc ly hôn vĩnh viễn. CSVN phản bội dân nên mất dân. Hồ đã nói: “Mất dân là mất tất cả.” Khổng Tử từng xác quyết: “Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong.” CS  hành động trái ý dân. Ý dân là ý trời. Với chính sách tàn bạo và sai lầm chồng chất, CS lấn dân vào ngõ bí, gây phẩn uất. nổi loạn. Lửa cách mạng sẽ cắt ngắn và hỏa thiêu giấc mơ diển biến hòa bình. Gieo gió thì gặt bảo. Đó là hai quy tắc  thiên nhiên “Vật cùng tắc biến” và “Tương quan nhân quả”.
       Thời cơ đã đến để chấm dứt một chế độ phi nhân, phi pháp và vô thần.  Nếu thất bại lần này thì đó sẽ là đại họa chung cho dân tộc. Và tất cả chúng ta - người dân Việt, trong và ngoài nước, già trẻ, nam nữ, bất phân chính kiến và tín ngưởng - sẽ phải gánh hết trách nhiệm. Trách nhiệm với tiền nhân, với hậu thế.


LS LÂM LỄ TRINH
Thủy Hoa Trang
Giáng Sinh 2009


Friday, December 18, 2009

Chiến Trường A Phú Hản / NT Đại Tá Phan Văn Huấn







Kính thưa quý vị, người ta nói, trăm nghe không bằng một thấy; tôi nghe nhiều về cuộc chiến ở A Phú Hản (A.P.H.) mà chưa thấy tận mắt nên chỉ xin thận trọng đưa ra một vài góp ý thô thiển để mong các nhà chiến lược xét xem có nên áp dụng cho chiến trường APH được không. Bài góp ý trước đây, tôi đưa ra chiến thuật Năng Động Hành Quân Đêm (NĐHQĐ) và việc Ém Quân (EQ) sau hậu tuyến địch. Tôi chưa lần nào nghe thấy quân đồng minh tại APH áp dụng 2 chiến thuật trên mà chỉ nghe thấy quân đồng minh hành quân cấp tiểu đoàn, trung đoàn hay nhiều hơn nữa với pháo binh, chiến xa, và không quân yểm trợ để giải phóng những làng xóm đã bị quân Taliban chiếm giữ. Có lẽ quân đồng minh chưa biết lợi hại của 2 chiến thuật trên nên không muốn áp dụng mà thôi? Ngoài chiến thuật NĐHQĐ và EQ ra, liên quân đồng minh cũng phải thành lập một Lực Lượng Truy Kích ( LLTK) được trang bị nhẹ để đáp ứng nhu cầu cho các cuộc hành quân.

Thời đệ nhất cộng hòa có quốc sách Ấp Chiến Lược (ACL), tôi may mắn là người gần gủi với ACL kiểu mẫu Lương Sơn thuộc tỉnh Bình Thuận nên cũng có vài ghi nhận để chiến trường APH xét xem có nên thực hiện ACL không. Ngoài những vấn đề nêu trên, tôi cũng có vài hiểu biết về việc Nắm Dân (ND) của VC trước đây cũng xin kể ra để chiến trường APH xem có còn cách nào hay hơn VC không?


A. Năng động hành quân đêm, ém quân, và lực lượng truy kích:

Rút kinh nghiệm chiến trường Việt Nam năm xưa, Trung Tâm Hành Quân Delta và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù (BCND) do tôi chỉ huy thường áp dụng NĐHQĐ và EQ nên đã đoạt được những chiến thắng như sau:


1. Năng động hành quân đêm. Tết Mậu Thân năm 1968 tại Saigon, Việt cộng (VC) tổng công kích đợt 2, chúng đưa quân vào đóng chốt tại ngả ba Cây Quéo và ngả ba Cây Thị, chỉ cách tòa tỉnh trưởng Gia Định trên dưới 1 cây số mà thôi. Nhảy Dù có nhiệm vụ giải tỏa ngả ba Cây Quéo và TQLC giải tỏa ngả ba Cây Thị. Đã một tuần sau, hai nơi này vẫn còn vang tiếng súng nên tổng tham mưu gọi đơn vị Delta và tiểu đoàn 81/BCND do tôi chỉ huy, từ Nha Trang vào giúp giải quyết mặt trận này. Lần đầu tôi thay tiểu đoàn 11 Nhảy Dù do thiếu tá Nhả chỉ huy ở mặt trận Cây Quéo. Chỉ một đêm, tôi áp dụng chiến thuật NĐHQĐ nên mặt trận Cây Quéo đã bị quân Delta và BCND tràn ngập hoàn toàn vào sáng sớm hôm sau. Tôi rút quân về nghỉ ngơi tại bệnh viện ung thư Gia Định, hai hôm sau thì được lệnh đến thay TQLC ở mặt trận Cây Thị, tại đây do trung tá Hoàng Tích Thông chỉ huy. Mặt trận Cây Quéo đã bị đơn vị tôi thanh toán xong hai hôm trước, số VC còn sống sót liền chạy qua tăng cường cho mặt trận Cây Thị, do đó mặt trận này khá gay go nhưng với chiến thuật NĐHQĐ, chỉ mất hai đêm là chúng tôi đã đánh tan mặt trận này. Số VC sống sót thoát ra khỏi nơi đây liền bị TQLC bao vây và bắt sống trên 100 tên. Sau mặt trận này, TQLC và đơn vị tôi đã nhận được giấy ban khen của đại tướng Cao Văn Viên tổng tham mưu trưởng QLVNCH.


Nhảy Dù và TQLC là hai đơn vị thiện chiến nhất của QLVNCH nhưng tại sao một tuần rồi mà không hoàn thành được nhiệm vụ giao phó? Có 2 lý do chính sau đây: (Theo lời kể của thiếu tướng Nguyễn Văn Minh, tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô cho biết khi tôi đến trình diện để nhận nhiệm vụ) vì tổng thốngThiệu nói ”đây là thủ đô VNCH, có nhiều tòa đại sứ của ngoại quốc, không được xử dụng Pháo Binh và Không Quân, tiếng nổ lớn làm kinh động thủ đô có ảnh hưởng xấu đến VNCH”. Lý do thứ hai là hai đơn vị này luôn luôn xử dụng chiến thuật Tiền Pháo Hậu Xung, nay không được xử dụng tiền pháo thì khó thể hậu xung hữu hiệu được nhất là hậu xung ban ngày.


Mùa hè đỏ lửa năm 72 tại thành phố An Lộc, VC chiếm hơn nửa phía bắc thành phố, tướng Lê Văn Hưng kêu gọi tiếp viện. Lữ đoàn 1 Nhảy Dù do đại tá Lê Quang Lưỡng chỉ huy vào An Lộc ngày 24 tháng 4, liên đoàn 81/BCND do tôi chỉ huy vào ngày 26 tháng 4 năm 72, Nhảy dù và BCND được trực thăng vận vào Đồi Gió, cách An Lộc 4 cây số về phía đông, tôi tiến vào phía bắc An Lộc, nơi có hơn một nữa thành phố đã lọt vào tay VC. Nhảy Dù tiến vào phía nam An Lộc. Tôi vẫn áp dụng chiến thuật NĐHQĐ, sau nhiều ngày chiến đấu gian nguy, cuối cùng chúng tôi chiếm lại được đồi Đồng Long phía bắc An Lộc là kể như thành phố đã được giải tỏa hoàn toàn. Một phái đoàn do trung tướng Nguyễn Văn Minh tư lệnh QĐ III vào thăm An Lộc đầu tiên và tôi là người đầu tiên và duy nhất được gắn lon đại tá tại mặt trận, sự kiện này đã được tác giả Sao Bắc Đẩu trong cuốn “ Một ngày trong An Lộc” ở trang 296 và 297 diển tả rỏ ràng. Đến ngày 7/7/72 tôi đang cùng với Nhảy Dù và TQLC tái chiếm Quảng Trị thì biết được tổng thống Thiệu lên An Lộc, đã quỳ lạy trước nghĩa trang BCD, và thăng cấp đặc cách tại mặt trận cho một số quân nhân đã có công giữ vững An Lộc.


Sự kiện thứ hai là đơn vị tôi đã lập được một nghĩa trang cho 68 Biệt Cách Dù tử trận ngay trong lúc chiến trận còn đang ác liệt mà không một đơn vị nào làm được. Chính chúng tôi đã áp dụng chiến thuật NĐHQĐ để gom những tử sĩ BCD khắp nơi khi màn đêm buông xuống, về mai táng vào nghĩa trang này. Khi An Lộc được giải tỏa, mọi người rời nơi ẩn núp đi thăm nhau, ai cũng sửng sốt khi thấy nghĩa trang BCD sừng sửng ngay giữa lòng thành phố An Lộc cho nên cô giáo Pha quá xúc động và đã tặng cho chúng tôi hai câu thơ để khắc vào nghĩa trang này là:


An Lộc địa sử ghi chiến tích


Biệt Cách Dù vị quốc vong thân.


2. Ém Quân. Là dấu quân trong vùng kiểm soát của địch để thi hành nhiệm vụ; ngoài chiến thuật NĐHQĐ, chiến thuật EQ cũng rất hữu hiệu với chiến trường VN ngày đó. Có rất nhiều cách EQ, tôi đưa ra việc EQ vào thung lũng A Shau để đánh Việt cộng tiếp viện cho mặt trận Huế vào dịp tết Mậu Thân năm 68.

 Khi thành phố Huế đã được quân Mỹ và VNCH giải tỏa gần xong thì đơn vị Delta và BCD được lệnh ra Huế để nhảy vào thung lũng A Shau, mong chận đường tiếp viện của VC cho mặt trận Huế. Tôi liền thả các toán Thám Sát (TS) của đơn vị Delta vào thung lũng A Shau cách thành phố Huế 70 cây số về hướng tây, sát biên giới Lào để EQ mà thi hành nhiệm vụ giao phó là phải nắm vửng tình hình hoạt động của địch vùng này. Chỉ vài ngày sau, TS báo cáo tình hình địch như sau: VC đã làm xong con đường cho xe di chuyển từ Lào qua thung lũng A Shau đi về hướng thành phố Huế và chỉ cách lăng vua Minh Mạng 5 cây số mà thôi! Tôi liền thả 3 đại đội BCD vào cách con đường 3 cây số về hướng nam để EQ. Khi màn đêm buông xuống, 3 đại đội này liền tiến ra phục kích con đường đó. Đến 10 giờ đêm thì có 8 chiếc Molotova từ Lào di chuyển về hướng lăng Minh Mạng để tiếp viện cho mặt trận Huế và đã lọt vào ổ phục kích của ta. Kết quả cả 8 chiếc molotova bị tiêu diệt với nhiều quân dụng và VC bỏ xác tại chỗ. Báo Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa đăng hình 8 molotova đã bị Delta BCD phục kích ở thung lũng A Shau vào trang bìa với bài tường thuật chi tiết trận đánh ở trang trong tờ báo ngày đó. Trong báo Green Beret của Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ đăng rất chi tiết chiến công này. Đây là trận phục kích trong lòng địch đầu tiên được thực hiện thành công nên đơn vị tôi cũng được giấy ban khen của đại tướng Cao Văn Viên, tổng tham mưu trưởng QLVNCH.


Khi chấm dứt hành quân, chúng tôi về dưởng quân tại hậu cứ Nha Trang và được đội văn nghệ Hoa Tình Thương của tổng cục Chiến Tranh Chính Trị ra trình diển văn nghệ giúp vui tại bờ biển Nha Trang, ngay hôm đó tôi nhận được lệnh vào Saigon để cùng với Nhảy Dù và TQLC giải tỏa vùng ngả ba Cây Quéo và ngả ba Cây Thị Gia Định. Hôm sau thì chúng tôi đã có mặt tại mặt trận này như đã kể ở phần trên.


Kính thưa quý vị, việc EQ còn rất nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như toán phục kích đêm hay đơn vị hành quân ngày, khi rút về, nếu tình hình cho phép thì EQ lại một số nhỏ, nếu thấy địch xuất hiện, ít thì tấn công, tiêu diệt hoặc bắt tù binh, nhiều thì báo cho ở nhà biết để hoặc bắn pháo binh, hoặc gọi phi cơ oanh tạc hay hướng dẩn quân bạn hành quân diệt địch. VC thường EQ vào vùng kiểm soát của ta để nắm dân bằng nhiều cách như EQ ở hầm bí mật, ở nơi kín đáo do dân có cảm tình che dấu, hoặc những đảng viên cộng sản chưa bị lộ, hoạt động hợp pháp trong vùng kiểm soát của ta. một ấp chiến lược (ACL) VC chỉ cần EQ vài người là về lâu về dài VC có thể khuynh đảo ACL kiên cố của ta được!




Liên đoàn 81/BCND có những toán Thám Sát (TS), mỗi toán 6 người, do một sỉ quan chi huy thường được trực thăng thả sâu vào hậu phương địch, nếu không biết chiến thuật EQ để thi hành nhiệm vụ thì sẽ bị lực lượng hùng hậu của địch bao vây và tiêu diệt ngay! Đơn vị tôi thường tăng phái cho các Quân Đoàn để hành quân dọc theo biên giới Việt Miên Lào, nơi mà lực lượng lớn của ta khó thể hành quân vào đây được. Tôi thường thả các toán TS vào vùng hành quân trước để đi tìm dấu vết địch trong vùng giao phó. Nếu gặp đường mòn, thì phục kích bên đường, nếu địch đông thì báo cáo về bộ chỉ huy biết số lượng, trang bị, vủ khí v.v. nếu ít thì bắt tù binh để khai thác tin tức. Chính nhờ các toán TS nên chúng tôi mới biết địch đã làm một con đường cho xe chạy từ Lào qua thung lũng A Shau để tiếp viện cho mặt trận Huế, cho nên chúng tôi mới mở cuộc phục kích đoàn xe tiếp vận của VC cho chiến trường Huế năm Mậu Thân.


Năm 72 ở vùng tam biên thuộc tỉnh Kontum, các toán TS đã cho biết một con đường cho xe chạy đã được VC thiết lập từ tam biên đến ngọn núi cao gần quốc lộ 14 để chôn dấu quân dụng, chuẩn bị cho việc đánh chiếm cao nguyên. Chúng tôi liền cho các toán TS mang mìn vào chôn trên con đường đó, kết quả một chiếc xe vận tải bị trúng mìn nên VC đã phải ngưng xử dụng con đường đó một thời gian.


Năm 74 VC làm những con đường xe chạy trong chiến khu D và chạy gần đến sông Đồng Nai, chỉ cách phi trường Biên Hòa không bao xa, các toán TS lại mang mìn vào chôn trên con đường đó, có 2 chiếc xe vận tải của VC bị trúng mìn của chúng tôi v.v.


Không rõ chiến trường APH có xử dụng các toán TS như liên đoàn chúng tôi chưa? Nếu chưa thì xin nên thành lập những đơn vị có những toán TS như vậy vì những tin tức các toán TS cho là những tin tức từ hậu phương của địch, tin tức do mắt thấy tai nghe đúng vào thời điểm đó. Tư lệnh chiến trường APH cần những tin tức sốt dẻo của các toán TS mới hữu ích cho mọi soạn thảo kế hoạch hành quân. Viết đến đây tôi được tin nay quân đồng minh tại APH chú trọng đến chiến thuật truy kích địch quân, muốn truy kích hữu hiệu cần phải có các toán TS nhìn rõ mục tiêu tận mắt, nghe tận tai mới chính xác được; khi cánh quân truy kích đến,thì chính những toán TS là người dẩn đường cho lực lượng truy kích mới dễ thành công hơn.


Cái lợi thứ hai không kém phần quan trọng là những chiến sĩ TS sau một thời gian thử thách, người lính TS sẽ dần dần là những người lính vô cùng tinh nhuệ trên chiến trường, tại sao người lính TS lại tinh nhuệ hơn những người lính khác? Vì trước khi nhảy vào hậu phương địch, người lính TS biết là mình sắp nhảy vào hang cọp, bốn bề đều có địch mà đơn vị bạn ở xa hằng chục hay cả trăm cây số không thể nào tiếp cứu mình được! Cho nên người lính TS phải học hỏi những toán đàn anh đi trước, phải bình tỉnh, khôn ngoan, và dũng cảm mới mong hoàn thành nhiệm vụ được. Thông thường nếu có anh em TS bị tử thương đều phải để xác tại chỗ, những toán viên khác phải lo thoát thân trước đã! Khi tình hình cho phép, toán mới thận trọng trở lại để tìm cách đưa xác bạn mình về nơi an toàn nhưng rất nhiều trường hợp đành phải bỏ xác anh em tại chỗ, do đó, anh em TS đã có hai câu thơ: “Một mai anh chết trong rừng thẳm, chỉ có lá vàng rơi phủ liệm anh!” Chính những cuộc hành quân vào sau hậu tuyến địch là trường đào tạo nên những người chiến binh tinh nhuệ nhất cho đơn vị nào biết coi trọng những cuộc hành quân thám sát sau lưng địch.
 Cái lợi thứ ba là các toán TS khi nhảy vào hậu phương địch, phải thông hiểu chiến thuật EQ, nơi hành quân đa số là những vùng hoang vu, núi cao rừng rậm, phải di chuyển im lặng, có khi phải di chuyển đêm, hay di chuyển ngày nếu tình hình cho phép. Dù có di chuyển ngày đi nữa nhưng đa số là những nơi rừng rậm, di chuyển ngày cũng không khác gì ban đêm, đó là lý do tại sao đơn vị tôi khi áp dụng chiến thuật NĐHQĐ lại không khó khăn như các đơn vị bạn.


Đơn vị tôi là đơn vị tổng trừ bị, thường tăng phái cho các Quân Đoàn, cứ mỗi cuộc hành quân kéo dài từ một đến ba tháng, sau khi chấm dứt hành quân về là tôi có nhiệm vụ lên gặp đại tướng Cao Văn Viên để trình bày công việc tăng phái đã hoàn tất. Chính đại tướng Cao Văn Viên đã có lần nói với tôi là: “Đơn vị đại tá là một đơn vị có thể thi hành được 3 nhiệm vụ, đó là: 1. Có thể hành quân đêm, 2. Có thể tập trung lại hành quân như các đơn vị bạn, 3. Và có thể hành quân thám sát vào sâu sau lưng địch được, rất tiếc QLVNCH chỉ mới thành lập được một đơn vị của đại tá mà thôi! “


3. Lực lượng truy kích. Quân Viêt Mỹ trước đây, khi đi hành quân, trang bị nặng nề quá! Ngoài lương thực phải mang theo để ăn, còn phải mang theo một đơn vị hỏa lực, lựu đạn, dao găm, áo mưa, quân trang thay đổi, mặt nạ, ống dòm, địa bàn, cuốc xẻn để đào hầm, dao găm hoặc dao lớn để chặt cây v.v. nói tóm lại, tùy theo nhu cầu địa thế, địch tình mà mang theo, dù có giảm thiểu thế nào đi nữa, người lính chiến Việt Mỹ vẫn nặng nề, di chuyển chậm chạp, nhất là di chuyển ở những nơi có cây cối rậm rạp.


Lấy cấp đại đội làm thí dụ, khi đang di hành thì theo đúng đội hình, đa số là liên lạc bằng mắt. Tùy theo địa thế, nếu trống trải thì đại đội tản rộng ra như một hình vuông, nếu địa thế có cây cối khó di chuyển thì đại đội di chuyển thành một, hai hay ba hàng dọc, nói chung, hình thể một đại đội cũng gần như là một hình vuông. Khi đụng địch, phản ứng đầu tiên là nằm xuống, bố trí, sẳn sàng chống trả địch tấn công, gọi pháo binh trực tiếp yểm trợ hoặc không quân nếu cần. Trường hợp có thương vong, thì tìm bải đáp, gọi trực thăng tản thương, nếu không thì cắt người khiêng cán v.v.


VC biết được yếu điểm của ta là nặng nề, di chuyển chậm chạp, khi đụng độ thì lo thủ hơn là truy kích, nếu có người bị thương thì còn phải lo tản thương đã nên càng chậm chạp hơn nữa! Chính đó là yếu điểm của ta nên VC đã thành lập những đội tấn công chớp nhoáng (TCCN) rồi rút chạy mau lẹ để ta không kịp truy kích chúng. Đội TCCN của địch thường có 9 người hoặc ít hơn, chia thành tổ tam tam chế. Một tổ súng cối 62 ly, còn các tổ kia, mỗi tổ có 1 AK 47, 1 CKC bắn sẻ và 1 B40. Đạn dược mang theo vừa phải với một phần lương khô cho một người. Không có mang theo quân trang hay trang cụ gì khác cho nên rất là nhẹ nhàn, rất dễ di chuyển nơi cây cối rậm rạp và rút chạy mau lẹ khi đã gây thương vong cho ta xong. Suốt cuộc chiến vừa qua ở nước ta, chưa bao giờ ta truy kích bắt sống hay gây thương tích cho lực lượng TCCN của VC được.


Chiến thuật của đội TCCN là tránh giao tranh trực tiếp, mặt đối mặt với ta mà thường ở cách ta từ 50 đến 1000 thước, chủ yếu là bắn súng cối 62 ly tới tấp vào đội hình của ta cùng song song với việc bắn sẻ, gây thương vong cho ta rồi rút chạy để ta không kịp truy kích. Liên quân Việt Mỹ khi di chuyển như một hình vuông nên việc địch xử dụng súng cối 62 ly thường dễ gây thương vong cho ta lắm! Dù ta chỉ một người bị thương cũng đủ làm chậm bước tiến của ta, có những cuộc hành quân, ta liên tiếp bị những đội TCCN gây thương vong mà chưa bao giờ ta gây thương vong cho chúng được!


Để đối phó với chiến thuật TCCN của địch, theo ý tôi thì quân ta nếu hành quân cấp tiểu đoàn trở lên, ta nên sẵn sàng một trung đội hay đại đội truy kích. Trang bị thật nhẹ, thay phiên nhau, luôn luôn phải có một đơn vị sẵn sàng truy kích địch mỗi khi bị địch TCCN. Thành phần truy kích còn lại, sẽ lên đường truy kích địch sau khi đội truy kích đầu tiên đã bám được chân địch. Nếu có trực thăng thì đổ quân vào sau lưng địch là thượng sách nhất. Đại bộ phận còn lại của cuộc hành quân khẩn trương di chuyển về hướng quân truy kích của ta để sẵn sàng yểm trợ khi lực lượng truy kích của ta gặp lực lượng lớn của địch. Khi bị lực lượng TCCN gây thương vong cho ta mà chỉ nằm chống trả và gọi pháo binh hay không quân đến yểm trợ thì đã không hữu hiệu còn làm chậm bước tiến quân của ta mà thôi.


B. Ấp chiến lược. ACL Lương Sơn được thành lập đầu năm 1962, phía bắc tỉnh Bình Thuận là niềm tự hào của thời đệ nhất cộng hòa ngày đó. Ấp này đã được ông cố vấn Ngô Đình Nhu đến thăm cũng như nhiều yếu nhân quan trọng khác như ông bộ trưởng quốc phòng Mc Namara và ông Thompson là chuyên viên phản du kích người Anh cũng được đưa đến đây. Nguyên thủy ACL có tên là Ấp Chiến Đấu nhưng kể từ khi ông cố vấn Ngô Đình Nhu đến thăm, thấy ấp này rất an ninh nên được đổi tên là ACL và quốc sách ACL ra đời từ đó. Ấp có một hàng rào phòng thủ vững chắc, bên trong có trụ sở hội đồng xã cũng được bao bọc một hàng rào phòng thủ khá kiên cố. Ông Lợi, chủ tịch hội đồng xã là một người chống cộng quyết liệt. Lực lượng phòng thủ ACL là những đội thanh niên chiến đấu được trang bị súng trường springfield. Dưới sự lảnh đạo sáng suốt của trung tá Nguyễn Quốc Hoàng, tỉnh trưởng Bình Thuận nên tình hình an ninh của ấp này rất được nhiều ấp khác noi theo. Kế hoạch phòng thủ diện địa mà trung tá Hoàng đã chỉ thị cho ấp phải nghiêm chỉnh thi hành là:


Kiểm tra dân số,
Kê khai các nhà có thân nhân thoát ly theo cộng sản.
Kiểm tra kinh tế: thóc lúa, khoai, bắp tích trử, hàng hóa xuất nhập.
Yêu cầu mọi người tham gia sinh hoạt, nêu vấn đề và đề nghị cải thiện.
Vận động các gia đình có thân nhân ra bưng biền trở về.
Thiết lập các cơ sở y tế, xây cất thêm lớp học, đào giếng nước, hoạt động thể thao văn nghệ.
Tổ chức yểm trợ các phiên trực cho các đội thanh niên chiến đấu.
Thực tập báo động thường xuyên và huấn luyện bổ túc.
Những vấn đề khác theo nhu cầu làng xã.


Trong kế hoạch trên,theo tôi thì ông ấp trưởng phải thi hành chu đáo 2 điều quan trọng nhất mới mong giữ vửng ACL được, đó là: Bao vây kinh tế (BVKT) và tiêu diệt hạ tầng cơ sở (TDHTCS). muốn BVKT hữu hiệu thì phải TDHTCS trước đã. Chính phủ ta đã thấy rõ vấn đề này nên ủy ban Phượng Hoàng mới ra đời sau này. Cái khó của ta là ta không thể làm mạnh việc TDHTCS được, VC trong rừng có nhiều cách để móc nối thân nhân trong ấp được vì ban ngày thân nhân VC phải đi ra đồng hay vào rừng để làm ăn, ta ngăn cấm không được, ta cũng không có đủ lực lượng để theo họ khi ra ngoài làm ăn! Không phải thân nhân VC nữa, mà người dân bình thường khác khi ra ngoài làm ăn, VC cũng có thể mua chuộc, dụ dổ, hay hăm dọa phải làm việc cho họ, dân không nghe theo không được vì sẽ bị trừng phạt hay ngăn cản việc làm ăn của dân; đó là cái khó khi nghĩ đến việc thành lập ACL.Còn cái khó thứ hai là ACL này làm tốt công việc BVKT và TDHTCS nhưng ACL khác lại không thì VC cũng không gặp khó khăn về lương thực và tin tức của những ấp họ chưa móc nối được.


Một ACL xây dựng nên tốn kém không biết bao nhiêu là tiền bạc, công sức nhưng bị VC móc nối, lũng đoạn, gây mất an ninh thì xét có nên không? Theo tôi thì ACL rất hữu dụng trong kế hoạch phòng thủ diện địa khi mà nơi VC thường ẩn trú để móc nối bị quân ta thường xuyên kiểm soát. VC nơi ẩn trú để móc nối dân trong ấp đâu có nhiều? lực lượng dân vệ và địa phương quân đủ sức làm việc này. Còn đối với những gia đình có thân nhân đi theo VC thì mình quy định mỗi tuần được đi ra đồng làm ăn vào những ngày nào đó thôi, những ngày đó là đã có quân ta nằm sẵn nơi ẩn trú của VC rồi. Mình cũng có thể giúp cho những gia đình có thân nhân đi theo VC làm ăn những nơi dễ kiểm soát, không để họ phải đi vào những nơi xa xuôi hẻo lánh để VC móc nối; nói thế không có nghĩa là chỉ lo đề phòng VC ở trong rừng móc nối mà ngay những đảng viên cọng sản chưa bị phát hiện đã ở sẵn trong ACL cũng có thể làm ung thối ACL được!


Tùy theo tình hình, lực lượng chính quy thì hành quân xa vào sào huyệt của VC để yểm trợ cho ACL. Nếu lực lượng địa phương, chính quyền địa phương được sự yểm trợ của lực lượng chính quy thì ACL cũng hữu hiệu trong kế hoạch phòng thủ diện địa.


C. Nắm dân. Bên nào ND nhiều là bên đó sẽ dành được chiến thắng cuối cùng. Chính ông Hồ Chí Minh cũng đưa ra hai câu thơ “ Việc dễ trăm lần, không dân cũng chịu, việc khó vạn lần, dân liệu cũng xong.” Cho nên VC rất xem trọng việc ND trong mọi hoạt động của chúng. Từ năm 1946 đến năm 1953, tôi đang đi học, tôi có thể đi từ vùng xôi đậu sang vùng Quốc Gia và ngược lại, cho nên tôi hiểu rất rõ kế hoạch ND của VC như thế nào.


Từ Đànẳng ra đến Quảng Trị, dọc theo quốc lộ số 1 và một vài nông thôn đều có đồn lính Pháp Việt đóng nhưng vẫn không ND được! Cho nên ruộng đất do VC phân chia cho dân làm, lúa gặt xong liền đóng cho VC chứ Pháp Việt không thu thuế được! Dù cuộc chiến có kéo dài hằng chục năm đi nữa, VC cũng có thể chịu đựng được, cho nên ông Trường Chinh mới viết cuốn sách “ Trường Kỳ Kháng Chiến Nhất Định Thắng Lợi “ để toàn quân dân học tập.


Vậy kế hoạch ND của VC như thế nào mà Pháp Việt không làm được? Đó là: 1. VC ra sức bao vây các đồn bót của ta dù cho lực lượng VC rất yếu vào những năm 46-50. 2. Các lý trưởng ta đặt ra để kiểm soát dân đều bị VC ám sát hết, nếu không thì cũng chỉ ở trong đồn, không dám đi ra ngoài để tiếp xúc với dân. 3. Những người nào VC nghi ngờ làm việc cho PhápViệt thì sẽ bị VC bắt đi mất tích. 4. Có những người chỉ ăn nói lung tung cũng bị VC bắt đi mất tích (sau này mới biết những người bị bắt đi mất tích đều bị thủ tiêu hết). 5. Đoàn ngủ hóa nhân dân thành những hội đoàn để học tập và kiểm soát lẩn nhau. 6. Đêm đến thì du kích đến bắn quấy rối các đồn bót PhápViệt để bảo đảm an ninh cho cán bộ tổ chức các buổi học tập chính trị, thu thuế, tuyển quân hoặc kiểm tra dân. 7. Tổ chức rào làng chiến đấu để ngăn cản bước tiến của quân Pháp Việt khi mở các cuộc hành quân.
 Những đồn dọc theo quốc lộ số 1 thì VC không bao vây hoàn toàn được nhưng những đồn ở xa thì kể như bị bao vây suốt ngày đêm, nếu chậm tiếp tế thì kể như lính trong đồn phải ăn cháo cầm hơi! Như đồn Sư Lổ, huyện Phú Vang thuộc tỉnh Thừa Thiên bị bao vây, hết lương thực, đói quá phải mạo hiểm ra khỏi đồn để kiếm ăn, du kích liền chận đánh, một số lính Pháp bị chết nên VC đã đặt bài hát: “Tây đồn Sư Lỗ đói mèo, ra một trung đội xúc heo bắt gà, chị phụ nữ vừa chạy vừa la: Tây ra Tây ra ơi đồng bào ơi . . .” Hôm nay tôi đọc được tin làng Kamdesh APH đã bị quân Taliban kiểm soát từ lâu, đồn Kamdesh bị bao vây, hôm 3 tháng 10/09, trận đánh kéo dài từ chiều mồng 3 cho đến sáng 4 tháng 10 thì bị tràn ngập mặc dầu không quân, kể cả trực thăng vỏ trang yểm trợ suốt đêm, có 8 lính Mỹ tử thương với nhiều quân chính phủ bị bắt! Ông trưởng đồn cho biết, từ ngày đến đóng đồn ở đây, chưa bao giờ ông dám vào làng Kamdesh vì rất nguy hiểm!!! Thế thì đóng đồn để làm gì? Đóng đồn để ND chứ đâu đóng đồn để phòng thủ đồn, để trở thành một gánh nặng cho quân chính phủ APH và đồng minh?


Đó là kế hoạch ND của VC trước đây mà Pháp Việt không làm được! Bên ta tuy có lực lượng mạnh hơn nhưng chỉ ở trong đồn, rất ít thời gian tiếp xúc với dân, bảo đảm an ninh cho dân thì làm sao mà ND được? Thời Pháp thì VC đưa ra khẩu hiệu “ Chống thực dân Pháp, dành lấy độc lập cho Việt Nam” Thời có Mỹ yểm trợ thì VC đưa ra khẩu hiệu “ Chống Mỹ cứu nước” để dành lấy Chính Nghĩa về phía họ! Ta nói chống cộng độc tài để dành lấy Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền cho dân nhưng không bảo đảm an ninh cho dân thì dù có nói hay ho đến đâu cũng không ND được!


Vậy ND được là phải bảo đảm an ninh cho dân suốt ngày đêm, những cuộc hành quân lớn nhỏ đều không ND được đâu! Đã không ND được mà còn gây thương vong cho dân, làm mất lòng dân, đã tốn kém và có thể bị thương vong nữa cho chính lực lượng hành quân thì nên xét lợi hại trước khi mở cuộc hành quân. Vậy muốn ND được ta phải làm thế nào? Theo thiển ý của tôi, muốn ND được ta phải làm được những việc sau đây:


a. Dành lấy chính nghĩa cho cuộc chiến đấu của ta trước đã.
b. Tạo một vùng an ninh cho quân dân ta suốt ngày đêm để ta ND rồi sẽ dần dần mở rộng vùng kiểm soát của ta để ND thêm khi tình thế cho phép.
c. Tạo sự phồn vinh cho vùng kiểm soát của ta.
d. Xây dựng được một mạn lưới tình báo và quân đội bí mật trong vùng kiểm soát của ta cũng như ở hậu phương địch.
e. Phải có chính sách chiêu hồi.
f. Tạo sự bất an cho vùng kiểm soát của địch như: mở những cuộc hành quân lớn vào sâu vùng địch kiểm soát để tiêu diệt lực lượng địch, để cho dân thấy là không có nơi nào là nơi an toàn cho địch được.





D. Kết luận.


Kính thưa quý vị, theo thiển ý của tôi, muốn dành lấy chiến thắng cuối cùng tại APH thì phải nắm được dân, mà muốn nắm được dân thì ta phải làm chủ chiến trường trước đã. Muốn làm chủ chiến trường, trước tiên ta nên xem lại chiến thuật mà quân đồng minh và APH áp dụng từ năm 2001 đến nay có hữu hiệu không?


Quân Taliban và Al Qaeda đi từ du kích chiến năm 2001 đến nay chúng đã chuyển sang vận động chiến với cấp tiểu đoàn rồi! Từ vận động chiến, chuyển sang trận địa chiến với cấp trung đoàn, sư đoàn mấy hồi? Vì sao tôi nói quân Taliban đã chuyển sang vận động chiến với cấp tiểu đoàn? Vì đồn Kamdesh có 50 quân Mỹ và 90 quân APH, đồn chắc chắn được xây dựng một hệ thống phòng thủ kiên cố vì có đến 50 quân Mỹ ở trong đó. Đồn bị đánh suốt đêm với không quân yểm trợ vẫn không giữ được đủ biết lực lượng địch phải từ cấp tiểu đoàn trở lên mới lấy đồn được. Năm ngoái, đồn Vannut cũng bị quân Taliban đánh chiếm! Theo tôi nghĩ, chiến thuật mà quân ta áp dụng ở chiến trường APH cần phải xem lại và bổ khuyết thêm để phù hợp với chiến trường. Nếu tăng quân mà vẫn giữ nguyên chiến thuật cũ thì cũng khó làm chủ được chiến trường. Không làm chủ đươc chiến trường thì không ND được đâu! Không ND được thì về lâu về dài, quân đồng minh phải tháo chạy và chính phủ APH sẽ sụp đổ là điều không tránh khỏi!


Vậy làm thế nào để khỏi thất bại ở APH, theo thiển ý của tôi thì:


1. Phải bổ khuyết chiến thuật đã áp dụng từ trước đến nay, chiến thuật NĐHQĐ, EQ, LLTK, và những chiến thuật nào thêm nữa tùy theo sáng kiến của cấp chỉ huy, sao cho phù hợp với chiến trường APH hiện nay.
2. Không ai nắm vững tình hình chiến sự ở APH bằng vị tư lệnh chiến trường, một khi tư lệnh chiến trường xin tăng quân thì nên thỏa mản để phần nào làm chủ chiến trường trước đã.
3. Tăng tốc độ tuyển mộ dân địa phương để dần dần chuyển giao trách nhiệm phòng thủ địa phương cho họ, chính đó là hành động dành chánh nghĩa về cho chính phủ APH.
4. Lực lượng đồng minh cần nhiều trực thăng để chuyển quân và tiếp tế nhanh chóng những nơi địa thế hiểm trở, có như thế mới tăng niềm tin cho địa phương, địa phương tin tưởng thì việc tuyển quân sẽ được dễ dàng hơn, ta sẽ không lo thiếu hụt quân số.
5. Xây dựng được một mạng lưới tình báo và vỏ trang bí mật để điều hành một cuộc chiến tranh du kích trong vùng địch kiểm soát, ngay chính vùng ta kiểm soát mà muốn ND cũng cần có lực lượng bí mật đó mới hy vọng thành công được.Tức là lấy du kích ta chống du kích địch hữu hiệu hơn là lấy chính quy ta chống du kích địch.

6. Tất cả những mục 1, 3, và 5 phải huấn luyện cho quân APH thi hành mới hữu hiệu, quân đồng minh đặt nặng vấn để yểm trợ nhu cầu cho quân APH, chỉ yểm trợ quân sự khi cần mà thôi.


Kính thưa quý vị, quân Taliban và Al Qaeda kết hợp nhau với khối hồi giáo Iran, Pakistan, và hồi giáo các nơi khác bí mật yểm trợ nữa, liên quân Taliban và Al Qaeda lại cuồn tín như thế thì quân đồng minh và APH muốn thắng cũng không phải dễ dàng lắm đâu! Cứ xem như cuộc chiến Việt Nam ngày trước, VC tự tạo ra nhân vật Lê Văn Tám không có thật để khuyến khích dân quân liều mình giết giặc nhưng đã có ai chịu ôm bom tự sát như APH không? Việt Nam không cuồn tín như quân Taliban và Al Qaeda mà đồng minh còn phải tháo chạy, nay với sự cuồn tín của địch quân như thế, liên quân đồng minh và APH xin được cân nhắc kỷ càng trước khi tiếp tục cuộc chiến. Theo tôi thì dù ta giàu có, dù ta có binh hùng tướng mạnh, dù ta có vủ khí tối tân đến đâu nhưng ta không Nắm Dân được thì về lâu về dài, ta không thắng được quân Taliban và APH đâu! Không Nắm Dân được, không thắng được, ta nên nghĩ đến việc chấm dứt cuộc chiến trong danh dự là điều nên tính trước.


Làm tại Garden Grove, ngày 15 tháng 10 năm 2009


Phan Văn Huấn