Thursday, September 2, 2010

NGÀN NĂM GƯƠNG CŨ


1.- RỒNG BAY CÁCH ĐÂY MỘT NGÀN NĂM
Sau khi đảo chánh, lật đổ nhà Tiền Lê vào cuối năm 1009 (kỷ dậu), Lý Công Uẩn lên ngôi vua năm 1010 (canh tuất), lấy niên hiệu là Lý Thái Tổ (trị vì 1010-1028), lập ra nhà Lý (1010-1225). Việc đầu tiên của Lý Thái Tổ là quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La, và đổi tên là Thăng Long vào tháng 7 năm canh dần.
Việc dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La được Lý Thái Tổ giải thích như sau: “Ngày xưa, nhà Thương [Trung Hoa, 1783-1123 TCN] đến đời Bàn Canh [vua Thương thứ 17, 1401-1374 TCN] năm lần dời đô, nhà Châu [Trung Hoa, 1134-256 TCN] đến đời Thành Vương [vua Châu thứ 3, 1115-1079] ba lần dời đô, há phải các vua thời Tam đại ấy theo ý riêng tự dời đô xằng bậy đâu? Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ của Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời. Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương [Cao Biền], ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng nầy mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt, đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời. Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở...”( Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư [chữ Nho], Hà Nội: bản dịch tập 1, Nxb. Khoa học Xã hội, 1998, tr. 241.)
Nói như thế, nhưng quyết định dời đô của Lý Thái Tổ bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa hơn là chiếu chỉ đã viết. Vùng Hoa Lư là địa bàn sinh hoạt của đại gia tộc nhà Tiền Lê. Lý Thái Tổ lật đổ nhà Tiền Lê và cướp chính quyền. Cuộc đảo chánh bề ngoài xem ra êm ái, ít được sử sách ghi lại chi tiết. Có thể vì “lịch sử thuộc về kẻ chiến thắng”, vua quan nhà Lý không muốn nhắc đến việc nầy, nên đời sau không biết mà ghi lại. Tuy nhiên một đại gia tộc như nhà Tiền Lê, với khoảng 10 hoàng tử đã từng tranh quyền với nhau, hoàn toàn bị tiêu diệt, ắt hẳn phải xảy ra một cuộc tranh chấp rất gay gắt. Có thể Lý Thái Tổ lo ngại thế lực còn lại của nhà Tiền Lê, hoặc dư âm của cuộc đảo chánh, không muốn ở lại địa bàn còn nhiều ảnh hưởng của triều đại trước.
Thứ đến, thành Đại La nằm gần Bắc Ninh, nơi xuất phát của Lý Thái Tổ và quân sư của ông là thiền sư Vạn Hạnh. Bắc Ninh là chiếc nôi của Phật giáo nước ta, nơi từ đầu Công nguyên có thành Luy Lâu (cách Hà Nội ngày nay 20km), được xem là trung tâm Phật giáo đầu tiên của nước Việt, cũng là nơi có chùa Pháp Vân (chùa Dâu) được thành lập từ thế kỷ thứ 6. Các thiền sư Phật giáo là những người hậu thuẫn mạnh mẽ cho Lý Thái Tổ. Do những lẽ đó, Lý Thái Tổ mới quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long,
Thành Đại La (Thăng Long) được ưu điểm hơn thành Hoa Lư ở vị trí trung tâm nước ta lúc đó, nằm trên sông Hồng, dễ giao thông liên lạc, nhưng về địa lý chính trị, trong thế đối kháng với Trung Quốc thời bấy giờ, thì thành Đại La không lợi thế bằng thành Hoa Lư.
Hoa Lư ở xa biên giới Trung Quốc hơn Đại La, đường sá lúc bấy giờ đi lại khó khăn, nên người Trung Quốc khó tấn công hơn. Có thể chính vì Đại La gần Trung Quốc, dễ giao thông liên lạc với Trung Quốc, nên nhà cầm quyền Trung Quốc chọn Đại La làm thủ phủ của Giao Châu (cổ Việt) do họ đô hộ. Cũng có thể chính vì thế, mà nhà Đinh, và nhà Tiền Lê bỏ Cổ Loa (Đông Anh, Phúc Yên), kinh đô của Ngô Quyền, gần Đại La và gần Trung Quốc, mà chọn Hoa Lư ở Ninh Bình làm thủ đô, xa biên giới Trung Quốc hơn, nhằm tránh áp lực tấn công của Trung Quốc.
Để thu hút quần chúng, lúc đó còn nhiều mê tín dị đoan, Lý Thái Tổ tạo ra huyền thoại rằng khi nhà vua đi thuyền đến Đại La, có rồng xuất hiện trên bầu trời báo điềm lành, nên nhà vua cho đổi tên Đại La thành Thăng Long (rồng bay). Đến năm 1014 (giáp dần) Lý Thái Tổ cho xây thành Thăng Long bằng đất, ngay trên vị trí của thành Đại La cũ.
2.- KINH NGHIỆM NGÀN NĂM
Kể từ khi Lý Thái Tổ chọn Đại La làm kinh đô và đổi tên thành Thăng Long, tính cho đến ngày nay (2010), thành Thăng Long được một ngàn năm chẳn. Vì vậy, năm nay, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam (CSVN) quyết định tổ chức lễ kỷ niệm ngàn năm Thăng Long.
Thông thường, kỷ niệm một người hay một sự kiện gì, là để tưởng nhớ công ơn người xưa hay hay những bài học từ chuyện xưa tích cũ, để từ đó rút ra những kinh nghiệm ứng dụng vào việc ứng xử ngày nay. Riêng thành Thăng Long, trong một ngàn năm qua, Thăng Long đã chia sẻ đời sống với dân tộc Việt, thăng trầm theo sự thăng trầm của lịch sử Việt, và đã để lại những kinh nghiệm thật là quý báu.
Kinh nghiệm đầu tiên, dầu Thăng Long là kinh đô, được nhà cầm quyền Việt phòng thủ chặt chẽ, nhưng cũng đã bị ngoại bang tấn công và chiếm đóng nhiều lần. Đó là các nước Trung Quốc, Chiêm Thành và Pháp. Trong các nước nầy, nước tấn công và chiếm đóng Thăng Long nhiều lần nhất là Trung Quốc.
Kinh nghiệm thứ hai là bất cứ nhà cầm quyền Trung Quốc nào cũng đều muốn tiến quân chiếm nước Việt, vừa để mở rộng biên giới, vừa để tìm đường xuống Đông Nam Á. Vì vậy, bất cứ nhà cầm quyền Trung Quốc nào cũng lợi dụng cơ hội nước Việt suy yếu, tranh chấp nội bộ, hay xảy ra thay đổi triều đại, Trung Quốc liền chụp lấy thời cơ, đem quân sang tấn công nước ta.
Kinh nghiệm thứ ba là những cuộc xâm lăng bằng bạo lực vũ bảo, thì theo Đức Trần Hưng Đạo dễ chống đỡ hơn những cuộc xâm lăng theo kiểu tằm ăn dâu. Trước khi Đức Trần Hưng Đạo từ trần năm 1300, vua Trần Anh Tông (trị vì 1293-1314) đến thăm và hỏi ý kiến phải làm sao nếu quân Nguyên trở qua lần nữa? Trần Hưng Đạo đã dặn dò vua Anh Tông như sau: "Đại khái nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản [binh] chế trường [trận] là sự thường của binhpháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn đúng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha với con thì mới dùng được. Vả lại khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy.”.(Toàn thư, bản dịch tập 2, sđd. tr. 79.)
Kinh nghiệm thứ tư là những cuộc xâm lăng nhằm mục đích quân sự hay kinh tế không nguy hiểm bằng những cuộc xâm lăng nhằm tiêu diệt văn hóa Việt để đồng hóa dân tộc Việt. Những cuộc xâm lăng không tiếng súng bằng văn hóa ảnh hưỏng lâu năm trong đời sống dân tộc. Tiêu biểu cho loại nầy là cuộc xâm lăng của nhà Minh vào thế kỷ 15. Sau khi chiếm nước ta vào năm 1407, các tướng nhà Minh chẳng những vơ vét của cải, vàng ngọc, mà còn bắt giới trí thức cũng như nghệ nhân người Việt đem về Trung Quốc, tịch thu và chở về Trung Quốc hầu như toàn bộ sách vở nước Việt đã có từ thời Hồ Quý Ly trở về trước. Đó là sách của các tác giả sau đây: Lý Thái Tông (Hình thư), Trần Thái Tông (Hình luật, Quốc triều thông lễ, Kiến Trung thường lễ, Khóa hư tập, Ngự thi), Trần Thánh Tông (Di hậu lục, Cờ cừu lục, Thi tập), Trần Nhân Tông (Trung hưng thực lục, Thi tập), Trần Anh Tông (Thủy vân tùy bút), Trần Minh Tông (Thi tập), Trần Dụ Tông (Trần triều đại điển), Trần Nghệ Tông (Bảo hòa điện dư bút thi tập), Trần Hưng Đạo (Binh gia yếu lược, Vạn Kiếp bí truyền), Chu Văn Trinh tức Chu Văn An (Tứ thư thuyết ước, Tiều ẩn thi), Trần Quốc Toại (Sầm lâu tập), Trần Quang Khải (Lạc đạo tập), Trần Nguyên Đán (Băng Hồ ngọc hác tập), Nguyễn Trung Ngạn (Giới Hiên thi tập), Phạm Sư Mạnh (Giáp thạch tập), Trần Nguyên Đào (Cúc Đường di thảo), Hồ Tông Thốc tức Hồ Tông Vụ (Thảo nhàn hiệu tần, Việt nam thế chí, Việt sử cương mục), Lê Văn Hưu (Đại Việt sử ký), Nguyễn Phi Khanh (Nhị Khê thi tập), Hàn Thuyên (Phi sa tập), Lý Tế Xuyên (Việt điện u linh tập) ...
Cuối cùng, Trung Quốc là nước lân bang, ở ngay sát phía bắc nước ta, trong khi Pháp là một nước ở xa. Người Trung Quốc và người Việt Nam có những điểm gần nhau về chủng tộc cũng như về văn hóa, đời sống. Vì vậy, những cuộc xâm lăng của Trung Quốc nguy hiểm hơn cuộc xâm lăng của Pháp vì Pháp có thể bóc lột khai thác dân tộc Việt một thời gian, nhưng người Pháp khác chủng tộc, khác văn hóa, khác môi trường sống, người Pháp đến rồi đi, không ở lại vĩnh viễn ở nước ta như người Trung Quốc.

3. NGÀN NĂM GƯƠNG CŨ SOI KIM CỔ
Bà Huyện Thanh Quan, vào đầu thế kỷ 19, khi nhà Nguyễn dời đô từ Thăng Long vào Phú Xuân, đã ngậm ngùi thương nhớ cố đô trong bài “Thăng Long thành hoài cổ” như sau: “Tạo hóa gây chi cuộc hí trường, / Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương. / Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo, / Nền cũ lâu đài bóng tịch dương. / Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,/ Nước còn cau mặt với tang thương./ Ngàn năm gương cũ soi kim cổ, / Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.”
Nếu Thăng Long là tấm gương mà Bà Huyện Thanh Quan mô tả: “Ngàn năm gương cũ soi kim cổ”, thì tấm gương đó đã ẩn chứa biết bao nhiêu anh hùng liệt nữ đã hy sinh vì dân tộc, nhưng đồng thời tấm gương đó cũng phản chiếu rất đầy đủ những kẻ phản quốc hại dân, nhất là trong thời hiện đại, kể từ khi xuất hiện đảng CSVN.
Trước hết, theo sử sách, Lý Thái Tổ dời đô đến Thăng Long sau một cuộc đảo chánh và tuyên chiếu đời đô, nói rõ nguyên nhân vì sao nhà vua dời đô. Năm 1945, Hồ Chí Minh cũng dời đô từ Huế ra Hà Nội, cũng sau một cuộc đảo chánh. Hồ Chí Minh không có chiếu dời đô, mà có bản “Tuyên ngôn độc lập”. “Tuyên ngôn độc lập” nói rõ lý do đảo chánh, kết án thực dân Pháp.
Những lời kết án nầy lại chính là lời báo trước chủ trương chính sách của CSVN cho đến ngày nay. Hãy trích vài câu trong bản ‘Tuyên ngôn: “Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào….Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn, để làm cho nòi giống ta suy nhược…Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng.”
Chữ “chúng” trong bản “Tuyên ngôn” dùng để chỉ người Pháp. Tuy nhiên, ứng dụng những câu trên trong bản tuyên ngôn vào hoàn cảnh ngày nay, chủ từ trong những câu trên không ai khác hơn là CSVN: "không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào…. nhà tù nhiều hơn trường học, thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi, tắm các cuộc khởi nghĩa trong những bể máu, thi hành chính sách ngu dân, dùng thuốc phiện [ma túy], rượu cồn [nhậu khắp n ước], để làm cho nòi giống ta suy nhược… cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệ, giữ độc quyền in giấy bạ [Ngân hàng nhà nước Việt Nam], đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý ...”
Nếu có một người nào nghịch ngợm, viết lại các câu nầy trong bản Tuyên ngôn do chính Hồ Chí Minh viết và đọc, nhưng đừng ghi xuất xứ, rồi gởi cho nhà cầm quyền CSVN hiện nay, người đó sẽ không khỏi bị công an CS bắt giữ ngay, giống như bắt giữ những người mang 6 chữ vàng HS-TS-VN (Hoàng Sa-Trưòng Sa-ViệtNam).
Trở lại chuyện Lý Thái Tổ dời đô. Nhà vua dời đô vào tháng 7 âm lịch. Nhà cầm quyền CSVN hiện nay ở Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm một ngàn năm Thăng Long vào ngày 1-10-2010, tức ngày 24-8 năm canh dần (âm lịch). Trong lịch sử Việt Nam, ngày 1-10 không ghi dấu bất cứ một sự kiện quan trọng nào của đất nước. Trong lịch sử thế giới, ngày 1-10-1949, Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, tức 1-10 là ngày quốc khánh của Cộng sản Trung Quốc.
Tổ chức lễ kỷ niệm một ngàn năm Thăng Long vào ngày quốc khánh Trung Quốc, nhà cầm quyền CSVN làm cho mọi người cảm giác là nhà cầm quyền CSVN muốn cùng góp vui với Trung Quốc nhân quốc khánh Trung Quốc, trong khi kinh nghiệm ngàn năm Thăng Long cho thấy Trung Quốc là nước lớn luôn luôn tìm cơ hội tấn công, chiếm đóng và thống trị Thăng Long, nghĩa là nhà cầm quyền Trung Quốc là kẻ thù số một của Thăng Long.
Sở dĩ mọi người có cảm giác như vậy vì quan hệ mật thiết giữa đảng CSVN và đảng Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ) trong 80 năm qua, từ khi Hồ Chí Minh vâng lệnh Đệ tam Quốc tế Cộng Sản thành lập đảng CSVN tại Hồng Kông ngày 6-1-1930. Từ đó, đảng CSVN phát triển dưới ô dù của đảng CSTQ, nhất là từ năm 1950, khi Hồ Chí Minh cầu viện Liên Xô không được, phải quay qua nhờ Trung Quốc giúp đỡ.
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Bà con xa không bằng láng giềng gần”, chỉ đúng trong trường hợp người bạn láng giềng gần tử tế, lương thiện không hiếp đáp mình. Đàng nầy, người bạn láng giềng gần Trung Quốc qua kinh nghiệm một ngàn năm Thăng Long, là kẻ ỷ thế nước lớn, đã nhiều lần hiếp đáp và chiếm đóng nước ta. Vì vậy nhờ Trung Quốc đánh Pháp là một sai lầm lớn lao, nếu không muốn nói là một tội lỗi của Hồ Chí Minh và đảng CSVN đối với dân tộc, vì một khi giúp Việt Nam đuổi Pháp, Trung Quốc sẽ điền thế chỗ của Pháp, thống trị Việt Nam. Sự thống trị của Trung Quốc còn tệ hại hơn của Pháp. Bằng chứng là dưới thời Pháp thuộc, nước Việt vẫn vẹn toàn lãnh thổ. Trong khi nhờ Trung Quốc đánh Pháp, gọi là giành độc lập, mà dần dần nước ta mất đất, mất biển vào tay Trung Quốc
Sau đó, cầu viện Trung Quốc để đánh Mỹ lại càng sai lầm hơn nữa. Có hai sự kiện cụ thể dễ thấy chứng minh sự sai lầm của CSVN trong vụ chống Mỹ. Thứ nhất, chỉ cần nhìn qua các nước Á Châu gần nước Việt. Mỹ chiến thắng Nhật Bản, tiến quân đến Triều Tiên, nhưng Mỹ đâu có xâm lăng hai nước nầy, mà còn giúp hai nước nầy phục hưng sau thế chiến và cường thịnh như ngày nay. Thứ hai, chính nhà cầm quyền CSVN, vào đầu thế kỷ 21, trải thảm đỏ rước Mỹ vào để vực dậy nền kinh tế Việt Nam và làm đối trọng với Trung Quốc trong cuộc tranh chấp Biển Đông.
Tuy hiện nay muốn nhờ Mỹ để lấy thế mặc cả với Trung Quốc, CSVN vẫn còn nằm dưới trướng của Trung Quốc, vẫn muốn đu giây giữa Trung Quốc và Mỹ, và nhất là lo sợ đàn anh Trung Quốc trả đũa giống như đã từng trả đũa năm 1979 khi CSVN bỏ Trung Quốc chạy theo Liên Xô, nên bị Trung Quốc “dạy” cho một bài học. Phải chăng vì vậy mà đảng CSVN làm lễ kỷ niệm ngàn năm Thăng Long vào ngày 1-10-2010 để gọi là mừng ngàn năm Thăng Long, nhưng thực chất là mừng quốc khánh Trung Quốc nhằm lấy lòng đàn anh Trung Quốc?
Muốn chống lại Trung Quốc, chẳng những phải mượn thế của Mỹ, mà quan trọng hơn phải tạo nội lực dân tộc, phải thực hành như Đức Trần Hưng Đảo đã dạy: “Vả lại khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy.” Khoan thư sức dân như thế nào, chắc chắn đảng CSVN dư biết, nhưng cũng chắc chắn không phải cách kỷ niệm ngàn năm Thăng Long đúng vào ngày quốc khánh Trung Quốc.
Kỷ niệm ngàn năm Thăng Long là để tưởng nhớ đến sự kiện lập đô hết sức trọng đại của Lý Thái Tổ và tưởng nhớ đến quá trình sống còn của dân tộc với kinh đô Thăng Long, mà CSVN lại tổ chức vào ngày quốc khánh Trung Quốc, là một hành vi quốc nhục, xỉ vả vào lịch sử Thăng Long, lăng nhục lịch sử dân tộc. Tuyệt đại đa số người Việt Nam không chấp nhận thái độ kinh mạn nầy của CSVN. Lễ kỷ niệm chỉ diễn ra vài ngày phù du, nhưng vết nhơ quốc nhục do đảng CSVN gây ra sẽ được dân chúng truyền tụng thiên thu, theo như câu ca dao:: "Trăm năm bia đá thì mòn,/ Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.”

TRẦN GIA PHỤNG

Tâm Tình xin gởi đến toàn thể Anh Chị Cựu QN/QLVNCH



Kính thưa Các Anh Chị,

Người viết không là quân nhân (được miễn dịch vì sức khỏe, làm nghề dạy học tại các Tư Thục Sài-Gòn ; thời còn đi học, có tham gia VNQĐD tại địa phương Quãng Nam ) .

Suốt trên hơn phần tư thế kỷ, qua hai thời kỳ Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hoà VN, trong cuộc chiến đấu chống xâm lăng Cộng sản, người viết được chứng kiến, được biết rõ ràng tinh thần chiến đấu dũng cảm kiên cường cùng những hy sinh to lớn của tập thể quân đội VNCH để bảo vệ đất nước, bảo vệ tự do cho nhân dân Miền Nam được hưởng cuộc sống ấm no, thanh bình. Người viết cũng như toàn thể nhân dân Miền Nam (ngoại trừ những kẻ nằm vùng theo giặc) vô cùng cảm phục, mến yêu và biết ơn tập thể quân đội VNCH từ cấp binh nhì, binh nhất, hạ sĩ quan đến cấp úy, cấp tá, cấp tướng. Tất cả cùng một tấm lòng yêu nước thiết tha, cùng một dũng khí hùng anh, cùng một ý chí kiên cường bất khuất, dù gian khổ đến đâu, hiểm nguy đến mấy, vẫn luôn vì ‘Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm’, vẫn luôn vì nghĩa nước tình dân dù có phải hy sinh cũng sẵn sàng chấp nhận. Những trận đánh kinh hồn với những chiến công hiển hách tại Pleime, Đắc Tô, Đồng Xoài, Ngọ Môn, Huế, Sài-Gòn hồi Tết Mậu Thân, Bình Long, An Lộc, Mùa Hè Đỏ Lửa… và còn biết bao thắng lợi lẫy lừng trên khắp mọi miền từ địa đầu giới tuyến đến mũi Cà Mau đã tạo nên trang sử hào hùng, vẻ vang của đoàn quân tinh nhuệ, làm nức lòng toàn thể nhân dân .

Những gương hy sinh dũng cảm đó trong cuộc chiến, cùng những gương tuẩn tiết của bao tướng tá như Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai, Phạm Văn Phú, Hồ Ngọc Cẩn,…cùng bao sĩ quan và quân nhân thuộc mọi binh chủng kể cả khí tiết hào hùng của anh em nơi các trại tù Cộng sản, đã nói lên cái nghĩa khí rạng ngời của một quân lực tinh nhuệ, kiên cường, chỉ vì những quyền lợi đổi chác bên ngoài đã ‘bức tử’ một quân đội anh hùng.. Đến nay, trang sử đầy bí mật ̉ dần dần được ‘giải mã’ cùng với thực trạng đất nước đau thương cùng độ do bọn người ‘chiến thắng’ đã và đang gây nên, càng khiến toàn dân cả nước tiếc thương tập thể quân đội anh hùng một thời lẫy lừng trên chiến địa.

Tuy nhiên, bây giờ, nơi hải ngoại, niềm cảm phục của người viết phần nào bớt đi, hao mòn dần nhường chỗ cho ngậm ngùi, thương tủi. Trong nỗi ngậm ngùi đó, nhìn lại trang sừ đã qua, trong tâm trạng một người nặng lòng với đất nước, một nhà giáo cùng một kẻ có biết làm thơ, viết văn ít nhiều, người viết xin gởi đến toàn thể các anh em Cựu Quân Nhân VNCH tại hải ngoại chút tâm tình sau đây :

I.-Thất bại kiêu hùng: Cuộc tan hàng của cả một binh lực tinh nhuệ, đầy nghĩa khí do cái lệnh ‘buông súng’ của Tổng Thống hai ngày Dương Văn Minh cùng sự sụp đổ của chánh thệ̉ VNCH vào ngày 30/04/75 là một thất bại đau thương của toàn thể quân đội và nhân dân Miền Nam để thảm họa trút lên toàn thể mọi người mà tầng lớp quân đội và gia đình họ phải gánh chịu nhiều hơn bất cứ ai. Thất bại nhưng là một ‘thất bại kiêu hùng’. Gọi là ‘thất bại kiêu hùng’ vì tập thể quân đội VNCH chiến đấu đến giờ phút chót trong những điều kiện thiếu thốn, gian nguy cùng cực. và chỉ ‘buông súng’ sau lệnh ‘đầu hàng’ (!) của Tổng Thống Dương Văn Minh và Chính Phủ của ông. Cái thất bại của tập thể Quân Đội VNCH không do họ, mà chỉ vì những sắp đặt, đổi chác, tính toán của các thế lực bên ngoài, đã tước đoạt hết mọi điều kiện chiến đấu. Vì thế, cái thất bại của quân đội VNCH, của nhân dân Việt Nam miền Nam nói chung, là một ‘thất bại kiêu hùng’ chẳng khác với cái thất bại của Imre Nagy, người hùng của dân tộc Hung-Gia-Lợi, bị quân đội Liên Xô thời Nikita Krouchev tràn ngập, tàn sát năm 1956 vì ông và đồng bào ông đã vùng dậy đấu tranh thoát ách Cộng sản để xây dựng Dân Chủ, Tự Do cho xứ sở, cho nhân dân..

Trong lúc đó, kẻ địch tức phe Cộng sản ‘chiến thắng’ nhưng là một ‘chiến thắng nhục nhã’.

‘Kẻ thua thì kiêu hùng, kẻ thắng lại nhục nhã’, nghe ra nghịch lý nhưng sự thực là thế.

Gác qua bên những vấn đề ý thức hệ, chính trị, tình hình thế giới, người viết gọi ‘thất bại của tập thể quân lực VNCH cùng cả Miến Nam là ‘thất bại kiêu hùng’ trong lúc chiến thắng của quân đội và tập đoàn Cộng sản Bắc Việt là ‘chiến thắng nhục nhã’, do từ phân tích ý nghĩa, tinh thần cùng tâm tình trong chiến đấu giữa hai người lính –người lính VNCH và người lính Cộng sản Bắc Việt. (Xin gọi chung là ‘lính’, là ‘quân nhân’ mà ́ không gọi ‘chiến sĩ’, ‘cán binh, bộ đội’ vì đã vào quân ngũ thì gọi theo danh từ chung là ‘lính’),

a) Người lính VNCH: Theo cái nhìn của người viết, người lính VNCH lúc còn dân sự đến khi gia nhập quân đội và đi vào chiến trận, mặc nhiên mang cả bốn tính chất : ‘người dân, người lính, người chiến sĩ và cả người nghệ sĩ’. Họ đi lính là để bảo vệ người dân, ngoài những lần hành quân đương đầu với giặc, họ sống chẳng khác gì người dân ; họ chiến đấu kiên cường nên trở thành chiến sĩ và chất nghệ sĩ luôn ẩn trong họ vì đã được thừa hưởng cái không khí tự do đầy tính Văn nghệ của miền Nam trong học đường, ngoài xã hội, biểu hiện qua ngôn ngữ, hành động, ý nghĩ,…nhất là nơi tầng lớp sĩ quan tốt nghiệp các trường võ bị Đà Lạt, Thủ Đức.

Hai đặc điểm rõ ràng nhất nơi người lính VNCH là tính nhân bản và tính đậm đà tình cảm với nước, với dân, với gia đình, vợ con, với bạn bè đồng ngũ, với người tình, với cả những em gái hậu phương. Do hai tính chất nầy mà sau nầy, văn học VN có biết bao sáng tác trung thực, đẹp đẽ nào truyện, nào thơ, nào nhạc,… nói lên cái ‘đẹp’ của người lính VNCH suốt trên 20 năm chinh chiến chống quân thù. Quân đội VNCH nghiêm minh về kỷ luật nhưng luôn luôn sống thực và tôn trọng tình cảm cá nhân nơi mình và nơi đồng đội.

-Ngoài những lúc phải đối mặt với quân thù, những lần hành quân rà tìm dấu vết kẻ địch, còn thì những lúc dừ̀ng quân, dưỡng quân,…, người lính VNCH hầu như luôn lẩm nhẩm những bài thơ, những bài hát, ngay cả nghe những bài ca phản chiến, sáng tác thơ ca nói lên cuộc sống và tâm tình người lính chiến. Ngay trong trại tù khổ sai của Cộng sản, người lính VNCH cũng làm thơ, làm nhạc, lẩm nhẩm học thuộc lòng rồi lén lút đọc, hát cho nhau nghe để nung chí kiên cường, bất khuát trước gọng kềm của giặc. Bao nhiêu thơ ca, bao nhiêu hồi ký về trại tù Cộng sản đã trở nên những tài liêụ ̉ giúp cho người sau có thể ‘thẩm định’ một giai đoạn lịch sử bi thương của dân tộc.

-Đọc những bức thư nhà của cha mẹ, vợ con, của bạn bè hay người tình rồi viết thư hồi âm, lúc nào cũng nói lên mối tình tha thiết luôn nghĩ về cha mẹ, vợ con,…. để thêm kiên cường chiến đấu, mong sao sớm chấm dứt chiến tranh, về sống yên lành, chăm lo hạnh phúc của nhau cùng gây dựng tương lai cho con cháu.

Một trường hợp đặc biệt, một người lính VNCH nhặt được tập nhật ký của một nữ ‘bác sĩ’̣ Việt Công (cô Đặng Thùy Trâm) chết thảm, đọc qua chỉ thấy những kể lể gian khổ cùng tâm tình gởi đến người tình, đã không nỡ hủy bỏ, ném đi mà trao cho người bạn đồng minh giữ làm kỷ niệm.

-Người lính VNCH, giờ đây yên ấm nơi xứ người, dù có người tuổi đã cao, vẫn không quên bao đồng đội còn nơi quê hương, lết lê thân héo hồn tàn, cùng gia đình thất thểu kiếm ăn từng ngày không đủ sống, để chia xẻ chút tiền già và vận động đồng hương nơi hải ngoại quyên góp hàng năm tìm cách gởi về giúp đỡ đồng đội xưa, rủi ro thương tật (Cũng xin nói người viết rất bất mãn những trò lợi dụng tính ‘nhân đạo’ nầy để mưu lợi riêng và làm lợi cho Cộng sản).

Do tất cả những điều trên, hình ảnh người lính VNCH, theo cái nhìn của người viết, luôn luôn là hình ảnh đẹp.

b) Người lính Cộng sản: Qua một số sự kiện được biết, người viết nhận ra rằng người lính Cộng sản không có những sắc thái đẹp đẽ trên.

Họ -người lính Cộng sản- đi chiến đấu không cho người dân, cũng không cho chính người lính nơi họ mà chỉ cho tập đoàn Cộng sản cầm quyền, cho cái ý thức hệ riêng tư của lớp người lãnh đạo. Cộng sản đã biến người dân thành người lính, đã ép buộc người dân phải trở thành người lính. Họ đã xua hàng hàng lớp lớp người dân đi trước lính trong những chuyến công đồn đả viện. Chiến thuật biển người của Cộng sản đã nướng chết hàng vạn người dân và người lính. Họ cưỡng bức người dân phải trở thành người lính bằng đủ mọi thủ đoạn (như cúp hộ khẩu của cả gia đình) để phục vụ Đảng và Nhà nước, để giương cao ngọn cờ Cộng sản khắp nơi nơi. Họ đã xua hàng vạn thanh niên chưa đủ tuổi trưởng thành phải ‘sinh Bắc tử Nam ’. Họ không ngần ngại xích chân người lính vào các khẩu pháo để họ tìm vinh quang trong chiến thắng và người lính phải hy sinh để được họ phong cho là ‘anh hùng, liệt sĩ’. Cả những thương binh cũng bị cấp chỉ huy đành bỏ mặc, không được tải thương, chữa thương vì không điều kiện hay phải ‘để chêt́’ để khỏi phải ngăn cản việc rút quân sau mỗi trận đánh. Người lính Cộng sản không có một chút sống nào cho mình mà chỉ có phải ‘quyết tử’, phải học thuộc khẩu hiệu, phải là ‘anh hùng’ tạo vinh quang cho Đảng theo thứ ‘chủ nghĩa anh hùng cách mạng’ giả tưởng như Nguyễn Văn Trổi, Lê Văn Tám. …Đả̉ng nắm trọn mọi thứ, kiểm soát từng lời ăn, tiếng nói, từng thái độ, cử chỉ của người lính, người dân. Người VN nào, dù Bắc Nam, Trung, miền xuôi hay miền thượng cũng đều mang tính chất nghệ sĩ ít nhiều nơi mình nhưng Đảng đã giết chêt́, đã ngăn chặn cái tính nghệ sĩ bản nhiên đó nên người lính Cộng sản chiến đấu không cho dân, vì dân, không cho đất nước quê hương mà chỉ để phục vụ Đảng Cộng sản. Họ phải nhập tâm ‘yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội’ , phải tôn thờ Đảng hơn cả Tổ quốc, hơn cả tổ tiên, cha mẹ mình. Bị Đảng giết chết hết mọi tình cảm tự nhiên, đẹp đẽ nơi con người, nên người lính Cộng sản không có được những nét đẹp như người lính VNCH.

-Người lính Cộng sản không được phép viết một thư cho cha mẹ, vợ con kể lễ những gian truân nơi chiến trường, không được phép nhận một bức thư nhà nói về nỗi mong ngóng, đợi trông ; không được viết hay ngâm một câu thơ, một lời nhạc nói đến tình ái lứa đôi, than thở, trở trăn một cuộc tình dang dở hay cảnh đoàn tụ yên vui, xây dựng hạnh phúc gia đình nay mai khi được sống sót trở về.(nếu có thì chỉ là lén lút, âm thầm). Mọi thư từ, nếu có, của người lính Cộng sản gởi cho cha mẹ, vợ con, bạn bè đều bị các cấp chỉ huy, các cấp đảng ủy kiểm duyệt, phải tuân thủ đúng công thức viết thư mặc nhiên do Đảng đã ấn đinh : ‘phải nói lên tinh thần quyết tử, phải sĩ vã chưởi mắng đối phương, phải ca tụng và biết ơn đảng,…’.

-Không người lính Cộng sản nào bị thương hay bị bỏ mình nơi chiến trận mà được Đảng hay cấp chỉ huy thông báo cho gia đình, vợ con.

-Người lính Cộng sản không bao giờ được có lời hay thái độ thở than về mọi gian nguy, thiếu thốn cùng cực của mình cũng như bày tỏ nỗi xót thương cha mẹ, vợ con ngày đêm trông mong mình được trở về nguyên vẹn.

-Người lính Cộng sản không bao giờ được phép có một ý, một lời tỏ ra bất mãn, khó chịu mà lúc nào và bao giờ cũng phải tung hô ‘Đảng vĩ đại, bách chiến bách thắng,(!),…’.

-Mỗi người lính Cộng sản -cũng như mỗi người dân dưới chế độ Cộng sản- phải tự biến mình thành một tên công an, một tên tình báo, một tên mật thám với chính mình, với cha mẹ, vợ con, với bạn bè, với đồng đội. Những thanh niên sinh sau 1954 lại càng thiếu cái chất ‘nghệ sĩ’ bản nhiên của dân tộc vì chế độ giáo dục Xã hội chủ nghĩa đã làm triệt tiêu tính chất nầy rồi. Cuồng tín và cuồng bạo -cuồng tín theo Đảng, cuồng bạo đối với ai không theo đảng- đấy là chủ đích giáo dục của Cộng sản cho nhân dân miền Bắc và cho lớp lính Cộng sản trong cuộc chiến xâm lăng miền Nam.

-Người lính Cộng sản đi vào chiến trận không vì yêu nước, yêu dân, cũng chẳng phải vì bổn phận, trách nhiệm, danh dự vì họ chỉ là thứ công cụ trong tay Đảng, mặc sức vo tròn, bóp méo sinh mạng và cuộc sống của họ.

-Người lính Cộng sản bắt buộc phải nhập tâm và thực hiện cho bằng được cái ‘vinh quang’ của đảng bằng chính sinh mạng người dân và người lính nơi mình. Bởi vì, người lính Cộng sản, khi chỉa súng vào đối phương, cùng lúc đã cảm thấy họng súng của đảng chỉa vào gáy, vào lưng mình, nên bắt buộc phải ‘quyết tử, phải anh hùng’ (!).

Do đó, cái chiến thắng của Cộng sản ngày 30/04/75 là một ‘chiến thắng ô nhục, một chiến thắng nhơ bẩn’. Do cuồng tín và cuồng bạo, người Cộng sản đã trở thành những sát thủ, sát nhân và sau chiến tranh, đã đày đọa đối phương bằng đủ mọi thủ đoạn bạo tàn khủng khiếp.

Cái ‘nhục nhã, nhơ bẩn’ nầy của Cộng sản càng được chứng minh qua bao việc làm của Cộng sản sau ngày họ gọi là ‘Đại thắng mùa Xuân’ năm đó. Suốt trên 30 năm, Cộng sản đã gây ra điêu đứng cho nước, cho dân, ai cũng đều thấy rõ : sẵn sàng làm tay sai cho Tàu Cộng, nhường đất, nhường biển cho Tàu cộng, đày đọa nhân dân vào cùng độ thảm thương, biến VN thành xứ sở lạc hậu, thoái hóa, nghèo nàn nhất, nhơ bẩn nhất trên thế giới.

Cái ‘chiến thắng nhục nhã’ của Cộng sản vào ngày đó đã khiến toàn dân miền Bắc bàng hoàng, sửng sốt, đau buồn vi suốt trên 20 năm dưới chế độ ‘VN Dân Chủ Cộng Hòa’, dưới lá cờ máu ‘nền đỏ sao vàng’, nhân dân Miền Bắc luôn mong ngóng, đợi trông từng ngày từng tháng được quân lực VNCH ra giải phóng họ, nào ngờ…. :

Cái ‘chiến thắng nhục nhã’ của Cộng sản vào ngày đó đã khiến một nữ Văn công Cộng sản (nhà văn Dương Thu Hương) lúc bà ngồi nơi góc đường Tự Do, đã ngậm ngùi, bi phẫn lên lời : ‘Kẻ chiến bại là người văn minh, kẻ chiến thắng lại dã man’ (người viết ghi nội dung, không nhớ đúng nguyên văn). Và sau nầy, bao người Cộng sản, nhìn lại cái .’chiên thắng nhục nhã’ của họ, đã không còn gọi tập thể chiến sĩ VNCH là ‘ngụy quân’ mà gọi là ‘quân đội Sài-Gòn’ một cách trân qui, tiếc thương.

Rồi cũng chính người Cộng sản, vài chuc năm sau, càng làm nhục thêm cái chiến thắng nhục nhã của họ. Khẩu hiệu ‘chống Mỹ cứu nước’ ngày nào, bây giờ trở nên trơ trẽn, mất giá một cách thảm hại. Chống Mỹ, đuổi Mỹ để rồi sau đó, trải thảm đỏ đón rước kẻ ‘cựu thù’ hay liên tiếp van xin viện trợ, đầu tư ; nhục nhã hơn nữa là cấp lãnh đạo Cộng sản lại gởi con cháu mình qua học hành, tu nghiệp nơi cái xứ ‘tư bản đế quốc’ mà họ từng mắng nhiếc không tiếc lời.

Cái ‘chiến thắng nhục nhà’ của người Cộng sản lại càng lúc càng thêm ‘nhầy nhụa, đê hèn’ vì ngày nào sỉ vả hàng ngũ quân đội VNCH đủ điều xấu xa, mạt sát họ chỉ là ‘tay sai đế quốc’, trốn qua Mỹ để được hưởng chút cơm thừa canh cặn của quan thầy, mạt sát vợ con họ qua Mỹ là hạng đĩ điếm, lưu manh, thế mà, chỉ hơn mươi lăm năm sau lại ve vuốt, vỗ về, ca tụng là ‘khúc ruột ngàn dăm’ để ngửa tay sung sướng, mừng rỡ nhận được số ngoại tệ do chính bọn người ‘phản động, phản cách mạng’ nầy từ ngoại quốc gởi về mà số người ‘làm ơn’ (!) cho chúng, phần lớn lại chính là các Cựu Quân Nhân VNCH cùng gia đình của họ.

[Viết những dòng trên, một điều, người viết thấy cần minh định rõ ràng : ‘những từ ‘chiến thắng nhục nhã, cuồng bạo, đê hèn’, người viết dùng để nói về tập đoàn lãnh đạo Cộng sản cùng cấp tướng tá đảng viên Cộng sản, chứ không ám chỉ hàng ngũ binh sĩ đã bị Cộng sản bắt buộc phải vào Nam chiến đấu vì những lớp binh nhì, hạ sĩ, cả một số cấp úy chỉ là nạn nhân đã bị Lãnh đạo và tướng tá CS thúc ép phải cầm súng phục vụ cho tham vọng đen tối, cho quyền lợi, quyền lực của chúng thôi.. Người viết cũng xin rút lại những từ mang tính ‘nhục mạ’ trên đới với những đảng viên CS, những cấp tướng tá CS nay đã phản tỉnh, trở về với dân tộc, đứng vào hàng ngũ nhân dân chống lại Đảng CS và chế độ CHXHCN bạo tàn, đấu tranh xây dựng Dân chủ, Tự do cho cả nước, như Trung Tướng Trần Độ (?), Trung Tá Trần Anh Kim cùng bao người nữa]

Từ ngày đó (30/04/75) cho đến nay và mai nầy, toàn dân VN, lịch sử VN càng lúc càng yêu mến, ca ngợi cái ‘thất bại kiêu hùng’ của tập thể quân đội VNCH, của cả nhân dân VNCH, và càng chê khinh, căm ghét̉ cái ‘chiến thắng nhơ bẩn’ của tập đoàn Cộng sản côn đồ, phi nhân.

II.- Đau thương, Tủi nhục:

Nhưng rồi, đến xứ người, cái ‘kiêu hùng’ có hừng hực dâng cao trong một số năm đầu, thì sau đó, từ lúc Hoa Kỳ bỏ lệnh ‘cấm vận VN’ rồi bang giao bình thường với VN Cộng sản, tiếp theo những chủ trưởng ‘hòa hợp hòa giải, quên quá khứ, quên hận thù, hướng về tương lai’ của một số trí thức, chánh khách (!) hoạt đầu cơ hội cùng với cái được gọi là chủ trương ‘diễn biến hòa bình’ của Hoa Kỳ, chủ trương cởi mở ‘kinh tế thị trường theo định chế xã hội chủ nghĩa’ của Cộng sản, nhất là sau vụ lừa gạt của một đôi tổ chưc‘Mặt trận, Chính Phủ’ (nhằm mưu đồ riêng tư chứ không thực lòng vì nước, vì dân) ; thêm vào đó thủ thuật ve vuốt, cù rủ ma mị của Cộng sản, người Việt tỵ nạn Cộng sản, trong đó không ít Cựu Quân Nhân, vội vã về VN, gởi tiền về VN. Cái khí thế đấu tranh chống Cộng để xây dựng Dân chủ Tự do cho đồng bào quốc nội càng lúc yếu dần, hàng ngũ người Việt tỵ nạn Cộng sản càng ngày thêm phân hóa đáng buồn. Trong lúc đó, tập đoàn Cộng sản lại có điều kiện khai thác để phá nát Cộng Đồng người Việt hải ngoại.

Nơi đây, người viết chỉ xin tâm tình với tập thể anh chị Cựu Quân Nhân Quân Lực VNCH, xin không ngỏ lời với các giới đồng bào khác.

Do những tác động khách quan nói trên, các̉ Cựu Quân Nhân VNCH nơi hải ngoại đã tự mình làm lịm tắt cái hiên ngang, kiêu hùng đáng quí trước đây. Và, theo người viết, chính sự suy sụp ý chí, tinh thần của Anh Chị Cựu Quân Nhân Quân lực VNCH đã khiến lây lan, làm cho tinh thần, ý chí chống Cộng của đồng bào càng lúc càng yếu đi vì, trong số người tỵ nạn Cộng sản thì hàng ngũ Cựu Quân Nhân chiếm tỷ lệ cao nhất; số đông yếu đi thì số ít kia cũng mất đi chỗ tựa bền vững, mạnh hùng. Sự việc đáng buồn nhưng không thể không kể ra.

Cái ‘kiêu hùng trong chiến đấu’ cũng như ‘kiêu hùng trong thất bại’ trước đây là của chung Tập thể Quân đội VNCH chứ không của riêng ai dù cấp bực Tướng Tá, cũng không riêng của một Binh chủng nào. Thế nhưng, sang xứ người, một số Anh Chị không sống với cái ‘kiêu hùng chung’ đó mà giành cái ‘kiêu hùng chung’ đó cho riêng mình để tự đề cao mình nhưng lại nhân danh binh chủng mình, vô tình gây mất tình ‘đoàn kết’ của cả tậ̣p thể.

-Một đôi người viết hồi ký tâng bốc công trạng mình, lại viết không mấy đẹp về kẻ khác. Một sô kháć, qua các bài viết trên báo, trên các diễn đàn cũng thế. Thấy người nầy tự đề cao, khoe khoang công trạng thì người khác thấy cũng cần nên ‘khoe mình’ chút ít… Và khi tự đề cao mình thì mặc nhiên gây ra bất mãn nơi số người khác để đưa đến những chỉ trích, chê bai, mai mỉa, kể xấu nhau, xuyên tạc, vu khống, bóp méo sự thật, kể cả moi móc đời tư để ‘hạ gíạ́’ nhau. (Người viết xin cảm mến những những chiến sĩ hào hùng trước đây, sang xứ người, ôm nỗi buồn đau, cô đơn, lặng im, không nói, không viết gì về mình, về cuộc chiến vừa qua, dù người viết luôn mong các vị đó có những hoạt động cụ thể trong công cuộc đấu tranh chống Cộng. Nhiều hồi ký, nhiều bài viết, bài thơ của một số Tướng, Tá, của một số cấp Úy, ngay cả cấp Hạ sĩ, binh nhì, chỉ thuật lại những trận đánh, những chiến thắng, tuyệt nhiên không đề cao, thành tìch của mình ; những hồi ký, bài viết đó mang tính lịch sử chứ không phải nhằm ‘ca tụng’ mình, quả đáng khâm phục về tinh thần và tư cách của các tác giả).

- Sang xứ người, mỗi Anh Chị chỉ là một ‘Cựu Quân Nhân’ thôi và là từng cá nhân một, chứ không còn nằm trong một́ hệ thống tổ chức, có chỉ huy, có cấp trên cấp dưới nữa. Thế nhưng, một số hầu như còn nghĩ tưởng cái quá khứ trước đây nên sống trong ‘hoài niệm’ để sinh ra buồn chán

- Một số khác̀, qua xứ người sớm, chịu khó làm đủ nghề, ăn nên làm ra, điều nầy quá tốt nhưng đôi người đâm ra hợm hĩnh’ ‘hãnh tiến’, khiến thái độ đối xử, giao tiếp với nhau trở nên lạnh nhạt, tỵ hiềm rồi xa lánh nhau, chê khinh nhau.

Những mặc cảm tai hại trên đã khiến cái tình ‘huynh đệ chi binh’ ngày nào tan loãng, đã khiến cái ‘kiêu hùng của tập thể Quân Đội VNCH’ sút giảm, mất giá, phai nhạt dần đi. Cái ‘kiêu hùng của cả tập thể’ giờ đây biến thành cái ‘kiêu hùng’ của từng cá nhân, cái kiêu hùng ‘giả tạo’ do mặc cảm tự tôn, tự ty, do thói quen ưa đề cao, ưa khoe khoang, ưa tâng bốc của từng cá nhân. Nhiều Anh Chị Cựu Quân Nhân hầu như không còn giữ, không còn sống cái ‘tinh thần tập thể’ xưa kia mà chỉ sống với cái cá nhân, mượn danh nghĩa ‘Cựu Quân Nhân’ làm chiêu bài để tự hào, trang hoàng mình với đồng bào nơi hải ngoại.

III.- Tính khoác lác khoe khoang, tự đề cao, quảng cáo mình:

-Nơi xứ người, vai trò Cựu Quân Nhân không còn thích hợp về mặt quân sự ̣nên xoay qua ‘tranh đấu về mặt chính trị’. Và cái danh hiệu Cựu Quân Nhân trở thành một bảng hiệu quảng cáo sáng giá nơi những kẻ háo danh, háo lợi, háo tiếng tăm… Rồi lợi dụng cái ‘Tự do ngôn luận’ nơi xứ Dân chủ, mỗi người tha hồ bày đặt đủ thứ để đề cao, tâng bốc mình, tự cho ta đây mới là kẻ yêu nước thiệt tình, mới là chién sĩ chống Cộng trung kiên, đúng đắn nhất, kiêu hùng nhất. Để chứng minh điều nầy, mỗi người tìm cách ̀kể lể, nêu ra những thành tích của mình trong chiến đấu trước đây, những thành tích nhỏ thôi nhưng được phóng đại thành lớn lao..

-Đôi Anh Chị, nghĩ rằng mọi hồ sơ quân bạ trước đây, qua bao nhiêu năm hẳn không còn lưu trử, nên đã ‘tự phong’ mình từ một cấp thấp lên một cấp cao hơn (chẳng hạn từ Thiếu Úy, Trung Úy lên Thiếu Tá, Trung Tá,..) hay được một đôi tổ chức ‘phong’ cho tước hàm vượt bực rồi khoe khoang bao việc làm ngày trước thực sự nhiều khi là bịa đặt, để ‘đánh bóng’ mình với bao đồng đội. Rồi, một số Anh Chị khác sưu tầm, tìm ra, vạch trần những gian dối, bịa đặt ; thế là cãi vã, đôi co, chỉ trích, noi xấu bằng đủ mọi thứ ngôn ngữ nặng nề..

- Đôi Anh Chị có̉ được một tờ báo, một Diễn đàn, thế là dùng phương tiện nầy quảng cáo mình đủ cách, nghĩ rằng chỉ mình mới là người quốc gia chân chính, trung kiên, mới là kẻ kế thừa đúng đắn cái ‘kiêu hùng, bất khuất’ của Quân đội VNCH hơn ai hết. Cái kiêu hãnh, tự tôn, không được chứng minh rõ ràng bằng sự việc ngày qua hoặc ‘có ít xít ra nhiều’ dĩ nhiên không thể không gây bất mãn cho bao Anh Chị khác vì thấy những kẻ đó không làm rạng danh hàng ngũ Quân Đội mà chỉ khiến thanh danh Quân Đội ngày thêm mất giá. Những vụ ‘đánh phá’ nhau, bôi nhọ nhau nhan nhản trên các diễn đàn,.

-Rồi mỗi người, vì cái thói quen ưa đề cao, ưa khoe khoang, cứ nghĩ chỉ có mình mới là kẻ tích cực chống Cộng, mới là ‘anh hùng’ chống Cộng. Từ đó, nẩy sinh cái tính ưa lãnh đạo, mua chuộc, quyến rủ một đôi người khác theo phe mình, tung hô, tâng bốc mình. Những ai không đồng ý, không thuộc ‘phe’ mình hoặc có lời nói, thái độ không đồng tình với mình, thì bị xem là ‘tiêu cực’, là ‘lưng chừng, là ‘thân cộng’, làm tay sai cho Cộng. Mọi thói vu vạ, chỉ trích, đánh phá, sĩ vã nhau được tung ra trên báo chí, truyền thông khiến bao nhiêu kẻ khác không còn biết ai là kẻ thực sự chống cộng, ai là kẻ mượn chiêu bài ‘chống cộng’ để đánh bóng, cốt làm ‘vang danh’ tên tuổi cá nhân mình. Từ đó, cái ‘kiêu hùng bất khuất’ của tập thể Quân Đội VNCH trước đây không còn được mọi người tôn trọng như xưa vì hàng ngũ Cựu Quân Nhân VNCH bây giờ phân hóa, chia rẻ, chống đối nhaủ,. Ai cũng muốn làm ‘lãnh tụ’, ai cũng tự cho là ‘anh hùng’, tự cho mình mới là kẻ ‘xứng đáng’ nhất, từ đó tạo bi kịch cho toàn thể. Cứ xem cái Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Thủ Đức, bao năm qua đã rã rời, tan nát ra sao, cho mãi đến nay cũng vẫn còn tình trạng đau thương đó. Cho dù bảo rằng do Cộng Sản phá hoại, nhưng chưa hẳn do Cộng sản tài ba gì mà trước tiên do từ những mặc cảm tự tôn, tự ty, do cái thói quen ưa tranh giành địa vị, tiếng tăm, ưa tạo cho mình một thứ ‘danh tiếng’ hão huyền, ưa được nắm quyền điều khiển, ưa làm ‘lãnh tụ’, ưa được tâng bốc, đề cao. Cộng sản khai thác nhự̃ng điểm đó để gây chia rè, nghi ngờ nhau giữa hàng ngũ các Anh Chị và đồng bào chống Cộng. Mỗi Anh Chị, khi phóng bút tự đề cao mình trên báo chí, diễn đàn, hầu như quên nghĩ đến việc Cộng sản thừa cơ lợi dụng mình, cùng không nghĩ đến hậu quả xảy ra cho mình và cho các Anh Chị khác cũng như cho công cuộc đấu tranh chống Cộng của toàn thể người Việt tỵ nạn Cộng sản.

Thưa các Anh Chị,

Qua những những điều được nói trên, người viết đau lòng nghĩ rằng: ‘’Cai kiêu hùng của tập thể Quân đội VNCH’ trước đây, nay chỉ còn là vang bóng. Bây giờ, một số Anh Chị Cựu Quân Nhân không còn giữ, không còn sống thực với cái ‘anh hùng tập thể’ đó. Cái anh hùng của tập thể bị ‘tước đoạt’ để biến thành cái ‘anh hùng cá nhân’ nơi mỗi ngườị. Trước đây, trong chiến tranh, Cộng sản cùng bao thế lực bên ngoài (như đài BBC, như các kẻ phản chiến) cố tình ‘làm nhục’ quân đội VNCH, thế mà tập thể Quân đội vẫn kiên cường, bất khuất, vẫn hiên ngang, kiêu hùng cho đến giờ phút cuối. Bây giờ, nơi hải ngoại, cuộc sống đủ đầy, yên ổn, được hưởng tự do, nghĩ rằng cái ‘kiêu hùng tập thể’ kia càng có điều kiện thuận lợi phát huy, thế mà ngược lại, cái ‘anh hùng tập thể’ kia đang trên đường bị ‘hạ nhục’ !. Do các mặc cảm tai hại và các thói quen xấu trên, một số Anh Chị khi tự đề cao mình, đã vô tình, mặc nhiên ‘tự mình làm nhục mình, rồi làm nhục Anh Chị Em, từ đó làm nhục lây cái ‘kiêu hùng của cả tập thể quân đội VNCH’. Không rõ các tên tuổi ‘nổi đình nổi đám’ luôn ‘đánh phá’ nhau trên các báo chí, trên các diễn đàn Net có cảm thấy như vậy không ?

Cái ‘tự làm nhục chính mình’ và ‘gây nhục cho nhau’ của một số Anh Chị đó đã khiến các Anh Chị mặc nhiên phạm bao tội lỗi với bạn bè đồng ngũ, với đất nước, nhân dân, với cả con cháu của Anh Chi :

* Trước tiên với các Anh Chị em Thương phế binh và gia đình họ bên quê nhà.. Bài thơ được phổ nhạc ‘Gởi súng cho tao’ đã nói lên cái ‘kiêu hùng bất khuất’ của quân đội, của người quân nhân VNCH bây giờ đang bị đọa đày, gian khổ, ra sao, không rõ các anh em có để ý không ? Các anh em Thương Phế binh có cần tiền để qua cơn ngặt nghèo nhưng điều mong mỏi lớn nhất của Anh Em Thương Phế Binh là được thấy cái ‘anh hùng bất khuất’ của Quân Đội VNCH vẫn sống mãi nơi người Cựu Quân Nhân nơi hải ngoại để bên nhà, có bị lớp người Cộng Sản chà đạp, họ vẫn kiêu hãnh với cái ‘anh hùng’ của người Quân Nhân VNCH như ngày nào. Những trò ‘bôi bẩn’ nhau’ trên các Diễn đàn,, của một số Anh Chị Cựu Quân Nhân nơi hải ngoại đã làm tổn thương cái chí hùng anh, bất khuất của Anh Chị Em phế binh bên nhà.

* Các Anh Chị đã mặc nhiên phụ lòng trông đợi, tin tưởng nơi đồng bào quốc nội. Biết bao Trí thức, Sinh viên, Thanh niên, Văn Nghệ Sĩ, biết bao người đang tranh đấu cho Dân chủ tại quốc nôị, ngay cả hàng hàng lớp lớp đồng bào nghèo khổ, luôn mong ngóng, trông chờ vào tầng lớp Cựu Quân Nhân VNCH nơi hải ngoại đoàn kết đấu tranh chống Cộng sản, hổ trợ cho quốc nội, mong ngóng từng ngày, từng tháng lớp Cựu Quân Nhân VNCH cùng đồng bào VN tỵ nạn CS, làm được những gì đó để có thể sớm giải phóng quê hương và đồng bào thoát khỏi gọng kềm ác nghiệt của chế độ Cộng sản phi nhân như trước đây đồng bào miền Bắc trông chờ Miền Nam giải phóng miền Bắc khỏi gông cùm Cộng sản. Tự làm nhục mình, làm nhục tập thể Quân đội VNCH qua các trò ‘đánh phá’ nhau, đã làm suy yếu sức mạnh tranh đấu chống Cộng của đồng bào tỵ nạn CS, mặc nhiên, các Anh Chị đã mang tội với đất nước, với nhân dân, với lịch sử.

* Các Anh Chị cũng làm mang tiếng lây đến cả gia đình, cả các lớp con em của chính các Anh Chị. Thử nghĩ, con cháu các Anh Chi, sau nầy nhìn lại những việc làm, những bài viết, những lời, những ngôn ngữ thô bạo, tàn độc trút đổ lên nhau, con cháu các Anh Chị sẽ đau lòng, buồn tủi cho lớp cha ông, lớp đàn anh của chúng ra sao?

* Cái ‘tự làm nhục mình’ của mỗi Anh Chị cũng là một tội lỗi đối với chính các Anh Chị. Ngày nào, trong lao tù Cộng sản, mỗi Anh Chị đã phải kê khai lý lịch bao lần, đã phải kể rõ cả quá trình gia nhập quân đội VNCH, có Anh Chị nào đầu hàng, khuất phục để ca ngợi Đảng và quân đội Cộng sản đâu, có nói cái ‘nhục’ tham gia quân đội VNCH đâu, có tố cáo, phỉ báng một anh em quân nhân nào khác đâu, trái lại còn ngang nhiên nói lên cái khí tiết kiên cường bất khuất của tập thể Quân đội VNCH trong đó có Anh Chị. Nếu quả, các Anh Chị đã viết, đã ‘nhìn nhận’ cái ‘nhục’ đã vào quân đội VNCH, thì bao nhiêu năm nay, Cộng sản đã tung ra những bài viết, những cung từ đó để có bằng cớ hiển nhiên mà mạ lỵ, mạt sát tập thể Quân nhân miền Nam VNCH. là hèn nhát, là bất tài vô tướng. Thế sao, giờ nầy, các Anh Chị không kiên định, giữ vững cái khí tiết hào hùng đó mà lại bôi bác nhau, ‘ném bùn’ vào nhau? Các Anh Chị đã quên cái quá khứ anh hùng của mình, đã tự đánh mất giá trị, tư cách của mình mà nào có do một bắt buộc, cưỡng ép nào đâu. Ai làm nhục các Anh Chị, ai làm nhục cả tập thể Quân đội VNCH anh hùng giờ nầy? Chính là một số các Anh Chị đấy, các Anh Chị có ̀ để ý điều đó không?

Kính Thưa các Anh Chị,

Trong niềm đau buồn, tủi hận, người viết xin chân thành bày tỏ với số Anh Chị Cựu Quân Nhân nói trên hai đề nghị sau đây:

a) Đề nghị thứ nhất: Xin các Anh Chị Cựu Quân Nhân hãy dẹp qua những tỵ hiềm, ganh ghé́t, hãy gác qua những bất mãn, tranh chấp nhỏ nhen để cùng ngồi lại dựng xây lại cái kiêu hùng của tập thể Quân Đội VNCH, sống lại cái ‘anh hùng, bất khuất’ của tập thể Quân Đội trước đây. Không cần phải được giữ vai trò, chức vụ, điều khiển, chỉ huy, bỏ qua hết cái thói ưa đề cao, ưa được trọng vọng, ưa được nổi tiếng, tránh hết những luận điệu, khôn ngữ khích bác, công kích nặng lời, để mọi tổ chức, mọi hội đoàn quân nhân thuộc bất kỳ binh chủng nào giờ nầy được sinh hoạt đều đặn, tốt đẹp, mạnh mẽ. Xin diệt bỏ mọi mặc cảm tự tôn, tự ty, tự đại; xin diệt trừ thói quen ưa ton hót, nịnh bợ, ưa khoe khoang, tự đề cao mình. Xin giũ sạch mọi ganh ghét, tỵ hiềm, bất mãn cá nhân, mọi tranh chắp nhỏ nhen để cùng ngồi lại, bổ sung và đồng hợp khả năng, ý kiến, chung sức, chung lòng, thành tâm, thiện chí cùng toàn thể đồng bào hải ngoại đấu tranh kiên cường giúp đồng bào quốc nội tin tưởng, vùng lên giải thể chế độ Cộng sản bạo tàn. ̉Xin các Anh Chị, những ai, đã từ́ng mạt sát, đánh phá nhau bằng đủ mọi lời thô bạo, hãy can đảm ‘tự xin lỗi’ mình và xin lỗi nhau để từ nay thông cảm, thân thiết, đồng thuận về chủ trương, đường lối đấu tranh chống Cộng, làm rạng danh lại cái hào hùng hiên ngang, bất khuất của cả tập thể Quân Đội VNCH và của cả tập thể nhân dân Miền Nam. (Những điều vừa nói chẳng mới mẻ gì, bao người đã từng nghĩ, từng biết; người viết chỉ xin nói lại một cách rõ ràng hơn thôi).

b) Đề nghị thứ hai: Nếu xét thấy tự mình không đủ hùng tâm tráng khí, không đủ điều kiện, khả năng để cùng các Anh Chị em khác đấu tranh thì xin trung thành với cái Căn cước Tỵ nạn chính trị, không về nước du lịch, du hí… không nghe lời dụ dỗ, mua chuộc của Cộng sản, cứ bình thường lo cho cuộc sống hàng ngày, lo cho vợ cho con, không bôi tro trát trấu vào nhau,…Tuy làm như thế là thái độ tiêu cực nhưng ít ra cũng không gây hại cho công cuộc đấu tranh chống Cộng của các Anh Chị khác, của toàn thể đồng bào.

Trên đây là tâm tình nguời viết mạn phép gởi trao đến các Anh Chị Cựu Quân Nhân VNCH.

Có thề, những lời nầy sẽ bị một số Anh Chị xem là ‘trịch thượng’, dám ‘bày khôn xử khéo’ của một kẻ không là quân nhân. Có thể, một số Anh Chị sẽ bất mãn, phẫn nộ rồi lên án người viết bằng đủ mọi thứ ngôn ngữ ̃thô bạo. Người viết xin vui lòng lảnh nhận mà không trả lời. Tâm tình trao gởi không được cảm thông, đón nhận thì có giải bày đến mấy cũng chẳng đi đến đâu.

Không ai làm nhục được mình khi mình không ‘tự làm nhục’ mình. Chúng ta đừng nên làm như người Cộng sản. Chính người Cộng sản đã ‘tự làm nhục’ họ, làm nhục quân đội của họ từ lâu rồi khi đem xương máu người lính phục vụ mộng đồ đen tối của chúng. (xem thêm phía trên). Cứ xem ông Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã bị chúng làm nhục và cúi đầu chịu nhục ra sao. Bao nhiêu tướng tá Cộng sản đã phãi chết mờ ám như thế nào. Và bây giờ, chính hàng ngũ quân đội của họ, nhất là cấp đầu não cũng đang làm nhục nhau vì tranh giành quyền lực, vì chia chác quyền lợi tham nhũng không đều. Ngay cả Hồ Chí Minh, lãnh tụ của họ cũng đã hèn nhát, nhục nhã ra sao. Cho dù, có người bảo Hồ Chí Minh nghĩ rằng ‘cái lỗi lầm lớn nhất của ông là theo Cộng sản’ và suốt quảng thời gian dài, ông bị những Lê Duẩn, Trường Chinh, Lê Đức Thọ,…áp lực biến ông thành ‘ bù nhìn’ cho chúng (như những Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, như quyển ‘Đỉnh Cao Chói Lọi’ của Dương Thu Hương từng nói) thì ‘tại sao ông không dám từ nhiệm, không dám tự tử ?’ mà lại cam tâm, đành lòng để chúng vây hãm, kềm kẹp, bắt phải tuân phục ý đồ của chúng ? Chừng ấy đủ nói lên cái ‘hèn nhát’ của Hồ Chí Minh, cái ‘tham sống sợ chết’ của lãnh tụ Cộng sản. Hiện nay, bao cấp lãnh đạo cùng Tướng tá Cộng sản còn tiếp tục cái ‘đê hèn’ đó mà còn hơn thế nữa.

Đừng thấy Cộng sản giờ nầy dùng bao thủ đoạn gian manh, đang hết sức bày đủ trò lung lạc và tìm cách phá nát Cộng đồng người Việt hải ngoại mà nghĩ rằng chúng sẽ thành công.. Cộng sản đang phải đối phó với bao khó khăn nan giải về kinh tế, về chính trị trong nước và trong nội bộ chúng ; chúng đang trên đà đi xuống, đang trên đà tan rã. Mọi vùng vẫy của chúng nơi hải ngoại chỉ nhằm che đậy những nát tan của chúng nơi quốc nội thôi. (Những điều nầy, sẽ do bao thức giả có đầy đủ dữ kiện để xác minh với toàn thể Anh Chi). Và chính tập thể Cựu Quân Nhân VNCH nơi hải ngoại là lực lượng mạnh mẽ nhất đập tan mọi hoạt động của Cộng sản khi các Anh Chị chịu ngồi lại với nhau, cùng đề cao tính anh hùng, bất khuất của Quân Đội trước đây, không còn tỵ hiềm, đánh phá nhau nữa.

Hãy luôn sống cái ‘anh hùng, bất khuất, cái khí hạo nhiên kiên cường của cả tập thể Quân Đội VNCH trước đây, hãy vững tâm bền chí, tránh tất cả mọi lời, mọi thái độ, mọi hành động gây chia rẻ, phân hóa hàng ngũ; hãy tôn trọng tư cách, nhân phẫm mình và của kẻ khác, nhất là Anh Chị Em đã từng là đồng ngũ. Hãy đoàn kết, tương thân, tương ái để cùng đấu tranh cho một ngày non nước nở hoa. Ngày Hội Non Sông huy hoàng, tráng lệ sẽ đến với toàn thể con dân yêu nưóc thương nòi.

Trời còn để có hôm nay
Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời.
(Nguyễn Du)

Người viết chẳng chút vui vẻ nào khi viết lời tâm tình nầy. Chẳng qua vì lòng khâm phục, kính mến và biết ơn tập thể Quân Lực VNCH anh hùng suốt 21 năm chiến đấu chống Cộng sản xâm lăng. Nay, nhìn cảnh phân hóa của tập thể Cựu Quân Nhân VNCH nơi hải ngoại mà viết nên thôi.

Người viết chân thành xin lỗi những Anh Chị Cựu Quân Nhân nào không mắc phải những mặc cảm cùng một số thói quen không tốt nói trên, đã và đang sát cánh cùng đồng bào nơi hải ngoại kiên trì đấu tranh chống Cộng bấy lâu nay. Người viết luôn tin tưởng vào sứ mạng thiêng liêng mà Tổ Quốc đã trao gởi cho Quân Đột VNCH anh hùng, bất khuất từ những năm 1954 đến nay mà một số thành quả lớn lao cùng đồng bào tỵ nạn CS đã thu đạt được trong công cuộc trường kỳ đấu tranh chống Cộng trên khắp mọi nơỉ có người VN tỵ nạn CS cư ngụ.

Kính mong tất cả Anh Chị Em Cựu Quân Nhân VNCH nơi hải ngoại nhận cho tấm lòng chân thành của kẻ viết.

France , 16 tháng 02 năm 2009
Nguyễn Thùy
Thuy Georges Nguyen