Mặt Trời đã lặn từ lâu rồi mà cái oi bức của mùa Hè như vẫn còn trong không khí và tỏa ra từ dưới lòng đất và từ những đám cỏ dại hắt lên làm anh cảm thấy như người mình hâm hấp sốt. Thỉnh thoảng có một cơn gió nhẹ thổi qua cũng chỉ đem lại cái hơi nóng của một vùng gần đó hoán đổi cho nhau mà thôi. Anh đứng đó đã lâu rồi trên con đê vắng bóng người, gầy gò và cô đơn lên nền trời còn hừng sáng chiếc áo rằn ri và chiếc quần tù mầu xanh. Anh phải đứng gác ở đây cho máy điện chạy cho đến đêm thì mới được vào trại sau phiên trực. Anh là một trong ba anh em đều cấp bực Trung Tá được điều về tổ điện của trại, để thay phiên nhau trực đêm cái maý điện trong căn chòi lá cạnh một nhánh nhỏ thuộc sông Hồng. Anh đứng xa ra ngoài này cho được thoáng một chút vì cái máy thi cũ kỹ và kêu đinh tai nhức óc.
Tiếng kẻng thu quân đã lâu, và những đội tù nhân lần lượt sắp hàng điểm số để vào trại giam sau một ngày lao động. Rồi tiếng kẻng báo hiệu đóng cửa những buồng giam vang lên theo gió đưa đi thật xa và những đội tù nhân lại sắp hàng điểm danh trước khi vào buồng giam. Sân trại giờ đây vắng ngắt và cả con đường chạy vòng quanh khu trai giam ban nãy còn tấp nập những áo vàng cán bộ công an canh tù lớp đi bộ, lớp chạy xe đạp về khu bếp của trại hay về khu gia bình để lo bữa cơm chiều thì bây giờ cũng vắng tanh.
Anh đứng trên con đê và vừa nhìn nó chạy thẳng tắp tới mút tầm mắt và mất hút sau lũy tre xanh của một ngôi làng nhỏ ven bên kia con sông. Từ xa anh thấy một bà lão tay chống gậy chậm chạp bước về phía anh có lẽ để thăm con cháu trong ngôi làng bên kia sông. Anh nhìn về phía trại giam và thầm nghĩ giờ này chắc các bạn mình đã "thanh toán" xong cái bánh bột hấp là khẩu phần cho bữa ăn chiều và đang "chiến đấu" chống lại cái nóng đến nung người của mùa Hè xứ Bắc, mồ hôi thì cứ nhỏ từng giọt một xuống cho đến khi mệt lả người và thiếp đi trong từng giấc ngủ. Chợt anh thoáng giật mình vì bà cụ đã đến bên cạnh anh từ lúc nào và nhìn vào chiếc áo Biệt Động Quân anh đang mặc trên người rồi hỏi giọng đầy dịu dàng:
-"Chắc anh là tù chính trị ở trong trại kia phải không?"
-"Đã thưa cụ đúng vậy ạ!"
-"Anh trước kia cấp bậc gì?"
-"Thưa cụ cháu cấp Tá"
-"Đẹp mặt nhỉ! chúng tôi cứ tưởng các anh ra đây như thế nào chứ ai ngờ ra nông nỗi này."
Anh nhìn chung quanh, bóng chiều đã xuống sẫm từ lúc nào và chỉ còn anh và bà cụ trên con đê vắng bóng người. Đã năm năm tập trung, lưu đầy qua bao nhiêu là trại giam và khổ ải nhưng lần đầu tiên anh thấy choáng váng như bị đánh trúng vào tim và không hiểu sao đột nhiên anh quì xuống, hai giọt nước mắt từ lâu tưởng đã khô cằn từ từ lăn xuống đôi gò má sạm nắng:
-"Thưa cụ, cháu xin chịu tội trước cụ, cháu đã bất tài không giữ được nước." Và cứ thế những giọt nước mắt cứ tuôn ra không thể cầm được nữa như những uất nghẹn từ lâu dồn nén bây giờ bất chợt được khai thông..
-"Thôi! Già nói vậy thôi anh đứng lên đi, âu cũng là số Trời. Đây, già chẳng có gì ngoài mấy cái bánh và nải chuối này thôi, anh cầm lấy vào trại mà ăn với bạn bè."
-"Thưa cụ, cháu rất cảm ơn lòng hảo tâm của cụ, đây là những thứ hiếm quí giá mà chúng cháu không bao giờ dám mơ ước tới trong trại giam nhưng xin phép cụ cháu không thể nhận được."
Anh vội bỏ nải chuối và mấy cái bánh vào trong tay nải cho cụ và đỡ bà lão bước lên con đê và nhìn theo bóng bà cụ mất hút sau lũy tre xanh của ngôi làng.
Tối hôm đó vào trại, bên cạnh ly nước trà, anh kể lại cho các bạn bè thân nghe và thấy bạn mình ai mắt cũng đỏ hoe.
Anh đứng trên con đê và vừa nhìn nó chạy thẳng tắp tới mút tầm mắt và mất hút sau lũy tre xanh của một ngôi làng nhỏ ven bên kia con sông. Từ xa anh thấy một bà lão tay chống gậy chậm chạp bước về phía anh có lẽ để thăm con cháu trong ngôi làng bên kia sông. Anh nhìn về phía trại giam và thầm nghĩ giờ này chắc các bạn mình đã "thanh toán" xong cái bánh bột hấp là khẩu phần cho bữa ăn chiều và đang "chiến đấu" chống lại cái nóng đến nung người của mùa Hè xứ Bắc, mồ hôi thì cứ nhỏ từng giọt một xuống cho đến khi mệt lả người và thiếp đi trong từng giấc ngủ. Chợt anh thoáng giật mình vì bà cụ đã đến bên cạnh anh từ lúc nào và nhìn vào chiếc áo Biệt Động Quân anh đang mặc trên người rồi hỏi giọng đầy dịu dàng:
-"Chắc anh là tù chính trị ở trong trại kia phải không?"
-"Đã thưa cụ đúng vậy ạ!"
-"Anh trước kia cấp bậc gì?"
-"Thưa cụ cháu cấp Tá"
-"Đẹp mặt nhỉ! chúng tôi cứ tưởng các anh ra đây như thế nào chứ ai ngờ ra nông nỗi này."
Anh nhìn chung quanh, bóng chiều đã xuống sẫm từ lúc nào và chỉ còn anh và bà cụ trên con đê vắng bóng người. Đã năm năm tập trung, lưu đầy qua bao nhiêu là trại giam và khổ ải nhưng lần đầu tiên anh thấy choáng váng như bị đánh trúng vào tim và không hiểu sao đột nhiên anh quì xuống, hai giọt nước mắt từ lâu tưởng đã khô cằn từ từ lăn xuống đôi gò má sạm nắng:
-"Thưa cụ, cháu xin chịu tội trước cụ, cháu đã bất tài không giữ được nước." Và cứ thế những giọt nước mắt cứ tuôn ra không thể cầm được nữa như những uất nghẹn từ lâu dồn nén bây giờ bất chợt được khai thông..
-"Thôi! Già nói vậy thôi anh đứng lên đi, âu cũng là số Trời. Đây, già chẳng có gì ngoài mấy cái bánh và nải chuối này thôi, anh cầm lấy vào trại mà ăn với bạn bè."
-"Thưa cụ, cháu rất cảm ơn lòng hảo tâm của cụ, đây là những thứ hiếm quí giá mà chúng cháu không bao giờ dám mơ ước tới trong trại giam nhưng xin phép cụ cháu không thể nhận được."
Anh vội bỏ nải chuối và mấy cái bánh vào trong tay nải cho cụ và đỡ bà lão bước lên con đê và nhìn theo bóng bà cụ mất hút sau lũy tre xanh của ngôi làng.
Tối hôm đó vào trại, bên cạnh ly nước trà, anh kể lại cho các bạn bè thân nghe và thấy bạn mình ai mắt cũng đỏ hoe.
Chợt anh nhớ tới hai năm trước khi anh ở trong một trại giam tại Hoàng Liên Sơn, mỗi ngày vào rừng đốn cây để xây dựng trại, có khi phải vào rất sâu trong rừng mới tìm được những thân cây đúng kích thước. Một hôm, anh và một anh bạn bị lạc đường và không tìm được lối ra thì may sao lại gặp một dân địa phương đưa về nhà và cho ăn một bữa khoai sắn no nê là một bữa tiệc thịnh soạn trong đời mà anh không bao giờ quên được. Anh rất ngạc nhiên nghe họ nói giọng người Hà Nội rất là thanh tao, hỏi ra mới biết năm 1954 khi Cộng Sản vào miền Bắc thì người Hà Nội cũ bị đuổi ra khỏi thành phố về vùng kinh tế mới trong rừng sâu, và nhà nước tịch thu hết nhà cửa và tài sản của họ. Bà chủ nhà khi biết anh và người bạn là sỹ quan chế độ cũ Sàigòn thì niềm nở hẳn ra rồi chỉ vào ngôi nhà lá đơn sơ của mình và chỉ lên bàn thờ:
-"Hai anh biết không? Ông nhà tôi sau tháng 4 năm 1975 vẫn nhất định không tin là mất miền Nam và cho rằng đó là thủ đoạn tuyên truyền của Cộng Sản mà thôi cho nên năm sau tìm mọi cách để vào miền Nam xem tận mắt sự thực ra sao. Khi trở lại ngôi nhà này, ước mơ một ngày đẹp trời nào đó mình sẽ rời bỏ vùng núi rừng này để có thể trở về căn nhà thân yêu tại phố hàng Buồm năm xưa tan ra mây khói. Ông nhà tôi buồn bực quá và phát bệnh rồi mất đi năm ngoái."
Năm 1976, hàng trăm ngàn tù nhân chính trị chế độ cũ là những quân dân cán chính đã được đưa ra miền Bắc bằng mọi phương tiện, xe tải, xe lửa, tầu Sông Hương, và cả máy bay vận tải C-130. Sau vài năm, họ được cấp phát ngoài quần áo tù, là những bộ trellis rằn ri của những binh chủng Nhảy Dù, Biệt Động Quân, TQLC, v.v. còn tồn động trong kho. Một phần dụng ý của kẻ chiến thắng là tiết kiệm vải vóc, một phần là muốn hạ nhục cho mặc quân phục mà trong trại giam.
-"Hai anh biết không? Ông nhà tôi sau tháng 4 năm 1975 vẫn nhất định không tin là mất miền Nam và cho rằng đó là thủ đoạn tuyên truyền của Cộng Sản mà thôi cho nên năm sau tìm mọi cách để vào miền Nam xem tận mắt sự thực ra sao. Khi trở lại ngôi nhà này, ước mơ một ngày đẹp trời nào đó mình sẽ rời bỏ vùng núi rừng này để có thể trở về căn nhà thân yêu tại phố hàng Buồm năm xưa tan ra mây khói. Ông nhà tôi buồn bực quá và phát bệnh rồi mất đi năm ngoái."
Năm 1976, hàng trăm ngàn tù nhân chính trị chế độ cũ là những quân dân cán chính đã được đưa ra miền Bắc bằng mọi phương tiện, xe tải, xe lửa, tầu Sông Hương, và cả máy bay vận tải C-130. Sau vài năm, họ được cấp phát ngoài quần áo tù, là những bộ trellis rằn ri của những binh chủng Nhảy Dù, Biệt Động Quân, TQLC, v.v. còn tồn động trong kho. Một phần dụng ý của kẻ chiến thắng là tiết kiệm vải vóc, một phần là muốn hạ nhục cho mặc quân phục mà trong trại giam.
Mục đích của chúng là đầy ải những màu áo hoa rừng đó nhưng có điều không một ai ngờ đến là kể từ đó những màu áo rằn ri này xuất hiện khắp nơi trong trại giam, khu gia binh, các vùng núi rừng chung quanh trại và người dân bắt đầu phân biệt được những tù chính trị và tù hình sự. Màu áo đó đi tới đâu cũng dần dần chiếm được cảm tình không những của người dân địa phương quanh vùng mà ngay trong khu gia binh của họ nữa. Dân chúng miền xuôi hay mạn ngược ngay cả đồng bào Tày, Nùng, Thái từ đó thường gọi những anh em tù chính trị là những "Người Tù Áo Hoa" để chỉ màu áo hoa rừng ngụy trang mà họ đang mặc. Có dịp tiếp xúc, thì họ rất là ngạc nhiên vì những người tù áo hoa này rất là hòa nhã và không có vẻ gì là ăn gan uống mật như Cộng Sản tuyên truyền và nảy sinh lòng cảm mến.
Vào khoảng cuối năm 1977 thi vùng núi Hoàng Liên Sơn và một số đồng bằng lưu vực sông Hồng bị ngập lụt trong giông bão và lũ lụt. Nước tràn vào ngập cả trại giam, cuốn trôi đi nhà cửa, gia súc, hoa màu của đồng bào, nương rẫy trắng xóa.
Nhiều gia đình người Tày và Thái mất sách tài sản nhỏ bé của họ và chỉ còn độc một bộ quần áo trên người. Cán bộ địa phương thì cũng chỉ "động viên" tinh thần đồng bào chứ không có được phẩm vật thuốc men gì để cứu trợ thời .
Vì thế, mỗi khi đi lao động ngang qua khu vực của đồng bào, anh em đều bảo nhau cố gắng gom góp từ cái áo cái quần, đôi dép, cái lon Guigoz đựng nước, cái nón lá, v.v. và thừa lúc cán binh không để ý thì quăng vào trong bụi cây ra dấu cho họ đến lấy.
Những đồng bào thiểu số này sau đó đều rất cảm động vì những nghĩa cử này của anh em tù nhân chính trị và sau đợt thiên tai đó, họ đã trả ơn lại bằng cách đem cho anh em tù nhân con gà, nắm xôi, v.v. nhưng anh em đều bảo nhau không nhận.
Vào khoảng cuối năm 1977 thi vùng núi Hoàng Liên Sơn và một số đồng bằng lưu vực sông Hồng bị ngập lụt trong giông bão và lũ lụt. Nước tràn vào ngập cả trại giam, cuốn trôi đi nhà cửa, gia súc, hoa màu của đồng bào, nương rẫy trắng xóa.
Nhiều gia đình người Tày và Thái mất sách tài sản nhỏ bé của họ và chỉ còn độc một bộ quần áo trên người. Cán bộ địa phương thì cũng chỉ "động viên" tinh thần đồng bào chứ không có được phẩm vật thuốc men gì để cứu trợ thời .
Vì thế, mỗi khi đi lao động ngang qua khu vực của đồng bào, anh em đều bảo nhau cố gắng gom góp từ cái áo cái quần, đôi dép, cái lon Guigoz đựng nước, cái nón lá, v.v. và thừa lúc cán binh không để ý thì quăng vào trong bụi cây ra dấu cho họ đến lấy.
Những đồng bào thiểu số này sau đó đều rất cảm động vì những nghĩa cử này của anh em tù nhân chính trị và sau đợt thiên tai đó, họ đã trả ơn lại bằng cách đem cho anh em tù nhân con gà, nắm xôi, v.v. nhưng anh em đều bảo nhau không nhận.
Có những lần đi ngang qua bản làng thì thấy dân làng đứng từ xa ôm con và cúi người xá anh em tù nhân như xá những vị thần đã cứu giúp họ trong cơn bĩ cực.
Thế rồi, đầu năm 1979, để trả đũa lại việc Bắc Việt cho quân sang đánh Campuchia, Trung Cộng đã xua quân đánh sáu tỉnh miền Bắc. Sợ các tù nhân trốn thoát cho nên các trại do bộ đội quản lý đều được lệnh chuyển về miền đồng bằng và giao cho công an và màu áo hoa rừng lại thêm tung bay khắp nơi. Nhiều câu chuyện tình đã nảy nở từ những có thôn nữ với các anh chàng hào hoa mặc áo trellis. nhiều dân làng xin vào trại thăm nuôi các anh nhưng bị từ chối vì tù nhân không được phép tiếp xúc với dân chúng.
Thế rồi, đầu năm 1979, để trả đũa lại việc Bắc Việt cho quân sang đánh Campuchia, Trung Cộng đã xua quân đánh sáu tỉnh miền Bắc. Sợ các tù nhân trốn thoát cho nên các trại do bộ đội quản lý đều được lệnh chuyển về miền đồng bằng và giao cho công an và màu áo hoa rừng lại thêm tung bay khắp nơi. Nhiều câu chuyện tình đã nảy nở từ những có thôn nữ với các anh chàng hào hoa mặc áo trellis. nhiều dân làng xin vào trại thăm nuôi các anh nhưng bị từ chối vì tù nhân không được phép tiếp xúc với dân chúng.
Báo hại, nhiều anh bị kêu lên kiểm điểm và bị kỷ luật.
Mụ vợ của tay Thiếu Tá trưởng trại giam thì bất kể nội quy tìm cách buôn bán với những tù nhân trong trại để kiếm lời. Có nhiều lần thì mang hàng qua cửa trại trót lọt nhưng cũng có lần thì bị bắt và tịch thu. Anh em mới nói với Mụ và Mụ liền tìm cách liên lạc với trực trại để lấy lại món hàng. Khi gặp anh em tù nhân mụ nói một câu tỉnh bơ:"Các anh là Tù Quốc Tế, việc gì mà phải sợ chúng nó cứ mua hàng vào mà ăn, còn ông ấy í à, nếu tôi không mua bán móc ngoặc thi lấy đâu ra rượu Mai Quế Lộ với thịt thà mà ăn nhậu?". Thằng cháu nội của tay trại trưởng mới lên 7 tuổi thì rất là thích các chú tù nhân vì kể chuyện hay lắm và mơ ước khi lớn lên thì làm tù chính trị vì mặc áo hoa trông oai lắm, và mỗi lần thăm nuôi có nhiều quà lắm từ miền Nam đem ra. Bởi thế, mỗi lần lát sân xi măng hay sửa sang nhà cửa cho tên trưởng trại thì thằng cháu nội này khuôn ra hết nào rượu Mai Quế Lộ, thuốc lào ba số 8, trà ngon ra cho các chú uống và hút thoải mái.
Sau này, có vài cán bộ khi đi về quê ăn Tết hay về phép, lại vào trại xin bộ đồ rằn ri về làm quà cho gia đình vì mặc vào lao động rất là bền và đẹp nữa.
Mụ vợ của tay Thiếu Tá trưởng trại giam thì bất kể nội quy tìm cách buôn bán với những tù nhân trong trại để kiếm lời. Có nhiều lần thì mang hàng qua cửa trại trót lọt nhưng cũng có lần thì bị bắt và tịch thu. Anh em mới nói với Mụ và Mụ liền tìm cách liên lạc với trực trại để lấy lại món hàng. Khi gặp anh em tù nhân mụ nói một câu tỉnh bơ:"Các anh là Tù Quốc Tế, việc gì mà phải sợ chúng nó cứ mua hàng vào mà ăn, còn ông ấy í à, nếu tôi không mua bán móc ngoặc thi lấy đâu ra rượu Mai Quế Lộ với thịt thà mà ăn nhậu?". Thằng cháu nội của tay trại trưởng mới lên 7 tuổi thì rất là thích các chú tù nhân vì kể chuyện hay lắm và mơ ước khi lớn lên thì làm tù chính trị vì mặc áo hoa trông oai lắm, và mỗi lần thăm nuôi có nhiều quà lắm từ miền Nam đem ra. Bởi thế, mỗi lần lát sân xi măng hay sửa sang nhà cửa cho tên trưởng trại thì thằng cháu nội này khuôn ra hết nào rượu Mai Quế Lộ, thuốc lào ba số 8, trà ngon ra cho các chú uống và hút thoải mái.
Sau này, có vài cán bộ khi đi về quê ăn Tết hay về phép, lại vào trại xin bộ đồ rằn ri về làm quà cho gia đình vì mặc vào lao động rất là bền và đẹp nữa.
Phạm Gia Đại CVA65
No comments:
Post a Comment