Monday, March 21, 2011
Wednesday, March 16, 2011
BIẾN HÌNH
Một nhà giáo dục nổi tiếng người Pháp đã tâm sự về cuộc đời của ông như sau:
Khi còn trẻ, tôi có tinh thần cách mạng và mỗi khi cầu nguyện, tôi luôn cầu xin Chúa một điều là: "Lạy Chúa, xin ban cho con nghị lực để biến đổi thế giới này"
Khi đã lớn tuổi và nhận thấy gần quá nửa đời người trôi qua mà tôi không thay đổi được một người nào hết, nên tôi đã thay đổi lời cầu nguyện của tôi như sau: "Lạy Chúa, xin ban cho con nghị lực để biến đổi những người trong gia đình của con.”
Giờ đây tôi đã già và những ngày còn lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay, nên lời cầu nguyện của tôi lại được thay đổi một lần nữa như sau: "Lạy Chúa, xin ban cho con nghị lực để biến đổi chính mình con."
Và ông kết luận:” Nếu tôi biết cầu nguyện như thế này từ ngày còn trẻ thì tôi đã không uổng phí cả cuộc đời.“
(Anthony de Mello, Trích trong “The Song of the Bird”)
Tuesday, March 1, 2011
Tù-binh anh bộ-đội và con bò của hợp-tác-xả.
Câu chuyện thật đả xảy ra vào đầu muà đông 1974, tại một trại tù-binh ở Nghệ-An, gồm 9 sỷ-quan và hơn hai 200 hạ-sỷ quan và dũng sỉ. số đông là toàn bộ đ/đ 2.t/d 2 TQLC. vì tuân haǹh lệnh ngưng bắn tại măt trận Cửa Việt. trừ đ/u Thọ Đại đội trưởng.
Thường ngày chúng tôi chỉ lao-đôṇg quanh-quẩn gần trại.Anh em hay mang thức-ăn hiếm về cho, trong đó có thịt bê. hỏỉ ra biết được đó là bò tơ cuả hợp-tác-xả, theo anh em nhửng bê dưới 70 cân,thì anh ‘lảnh đạo bò’ không cḥiu hoàn-toàn trách nhiệm đây là lời giải thich của anh em, chúng tôi không thể kiểm-chứng. Cun̉g có thể vì chúng tôi luôn nhắc nhở anh em đừng làm gì thiệt-hại đến tài-sản dân-chúng mà mang tiếng xâú cả tâp̣-thể quân-đội minh̀, nên anh em gỉảỉ thich thế không chừng. Hôm đó, ngày chúa-nhật lao động nửa buổi, được ra ngoài doanh trại để kiếm 40 cân củi, thật ra thì anh em đả kiếm đủ 9 bó dấu gần cổng trại, chúng tôi chỉ mang vô, sau khi ngao du sơnthuỷ biết kể sao cho hết tấm loǹg chiến hửu mà anh em đã đãi ngộ, chúng tôi trong cảnh thất-thế xa-cơ nầy . Tôi đề nghị với các anh là ‘tụi mình ra tay một lần chứ để anh em làm cho ăn hoài củng khó coi Anh em đồng ý. A.Văn và tôi lên đồi cao để nh̀ìn và báo động khi có người băng ngang, vùng thảo-nguyên rộng, nơi bò hơn trăm con đang nhởn-nhơ ăn cỏ Baỷ a. em kia bắt đâù ra tay, lúc lâu chưa kết quả thì thấy ngươì đang đi về hướng nầy, được báo-động anh em chạy vaò núp vào bụi rậm gần mình. Khi đoàn người đi xa, thì ra rượt tiếp, dường như đến giờ đi nên hệ́t nh́om nầy đến nhóm khác di chuyển về hướng này . Anh Vân ớn quá nên bàn với tôi. Á hắn chạy xuônǵ nói ngưng lại đi, kệ anh em có lòng cho thì cứ nhận, miǹh đâu có xin đâu mà ngại.Tôi chạy xuônǵ mấy anh lên nghỉ mệt và canh đi. Để tôi làm thử. Phải công nhận trông thì dể mà bắt tay vaò mới thấy khó, dường như việc gì củng thế, thấy ngươì khác làm thì chê là làm như C. Nhưng khi băt́ tay vào...cố làm như C củng chưa chắc đả được. Trường hợp tôi là ‘’Sung-rụng’, ban đâù còn lưạ sau thì bất kể, không ngờ bò nầy có vỏ..chém hoaì không được.’’.Ê có ngươì...Ê ê ‘’ tôi cứ làm bộ không nghe ..nhưng rồi củng phải ngưng vì sợ mấy anh đưnǵ tim chết. tôi năm̀ lăn ra cỏ nghỉ chờ. mải một lúc khá lâu mới nghe’ọk’ lúc đó bò đang ngặm cỏ sát bên tôi ‘’pḥup̣’ xong. Con bê quỵ xuônǵ. chúng tôi khiên đi, một số anh em dũng si khác cun̉g đả ở đợi dưới bờ suôí vơí một cái nôì to và muối. chunǵ tôi ăn một bửa tiệc tươi nhớ đời. Vì còn lại nhiều qúa nên ngoài một số ngăm lại suôí cho anh em, chúng tôi quyết định mang về hai túi đưṇg bằng hai bao may bằng aó tơi nilôn . anh Phước và tôi mang về . khi đêń tṛai sau khi núp trong một bụi rậm để quan-sát nhất là anh vệ-binh đang gác trên chuôǹg-cu, tôi dặn Phước sau khi tôi vào xong,an-toàn . Thì tôi sẻ ra đứng bên hông nhà để quan sát. anh hảy chờ khi tôi ra hiệu thì chạy nhanh vaò trong láng chunǵ tôi . Đang khi Phước còn chần-chừ lo ngại về anh vệ-binh gác trên chuôǹg-cu ...thì sau lưng anh, lù lù xuất hiện anh Sưủ trung-đôị trưởng vệ-binh của trại tù anh ta đi săn về. Tôi đứng tim. A.Sửu hỏi’’Anh Phước đưńg đây làm gì thế?’’Phước còn đang ú ớ . . Sưu ta chợt nhìn caí bao dưới chân anh Phước anh ta hoỉ tiếp .’bị gì thế’ .’Phước tr̉a lời ‘Thịt trâu’.’ở đâu anh có?’dân cho- Phước trả lơì. Anh ta đến mở bao ra, nhìn vaò “địt mẹ dân cho gì cả yến thế ??’.
Thấy không còn cách nào khác, tôi phải chui rào ra lại .Tôi đến noí với anh ta.’’Tôi đả nhờ anh Phước mang về hộ tôi và tôi củng đả noí với anh nhưn̉g lời mà Phước đả khai báo cùng anh, anh Phước không biết gì hết’’. Anh ta nhìn tôi .. suy tính. Xong anh quay qua bảo’ anh Phước vô trại đi’. Chờ Phước đi rồi , lúc đó tôi ước phải chi mình có phép tàng-hình thì đở quá. Anh hỏỉ ‘thịt gì và ở đâu anh có’. ‘thịt bò và tôi giết trong rừng’. Tôi trả lời ‘Tôi nghỉ là anh biết đó là bò dân anh nói thễ . Tôi cải bướng’’ cuả hợp tãc-xả.’ Anh nói: với chúng tôi đó là của nhân-dân và tôi là quân-đội nhân-dân, tôi có bổn phận phải bảo vệ. tôi nghỉ bụng, lở ăn-trộm bị băt́́ thì chịu vậy. Tôi noí: Quân-đội bảo vệ dân , anh nói đ́unǵ vì vậy tôi không còn gì để noí nửa. Anh ta nh̀in tôi một lúc .Thôi được anh vô để tất cả đó và chờ tôi xuống làm việc với anh. Noí xong anh quảy súng đi về doanh trại bộ đội, còn tôi chui r̀ao mang bị thịt vaò láng tù miǹh. Taḿ anh em kia đả về đủ tự lúc nào và chưńg kiến. Chúng tôi bàn-thảo kế để ứng phó, tôi nói thứ nhất là mang chôn cái bị thịt tôi mang vô lúc nảy vì anh ta chưa thấy,thứ đến là luộc bịt kia đớp để không còn vât chứng,mặc dù cắc cử bốn người canh bốn cửa sổ, nhưng maỉ hăng-say bàn ‘bí kế’ nên anh Sửu bước vô nhà rồi mới hay. Anh ta noí ‘ anh Á, tôi đả nói anh để đó để tôi xuống làm việc .sao anh lại nấu? Tôi nghỉ’. nói năng chi củng thừa ‘.Tôi sẻ trở lại lúc bốn giờ làm viêc̣ riêng với anh còn nhửng anh khác thì hảy đi nơi khác.’ Khi anh ta đi rồi, tôi hoỉ anh em ai có dấu được thứ gì qúi gía thì lấy ra đưa tôi cho tôi. Anh Công mang đến đưa tôi chiếc nhẩn vàng, tôi hỏi anh nhẩn gì vâỵ.anh bảo nhẩn cưới của tôi anh là người duy nhất trong chúng tôi đả lập gia-đ̀inh. tôi từ chối. Anh Ngọc mang ra hôp̣ quet zippô tài thật không hiểu sao anh dấu được sau bao lần bày’bán- chợ-trời ‘mang tư-trang vật dụng ra sân bày hàng, để cán-bộ vào phản các anh..bắt-rệp.nếu ai o hiểu tôi nói gì đi h̉oi mấy ông anh ‘hởi ôi’ của tôi . cái hôp quẹt nầy là ‘hàng hiêụ rất quí lúc đó. Chúng tôi bàn –thảo đủ thứ,tôi thì chờ người ta ra đòn ...thì lựa thế..hỏng chừng đưa mặt ra đở chứ dựa gì mà suy- tính nước cờ..o còn nước. Đến gần giờ tám anh phải đi.tôi nói không biết ra sao,gìờ sau,có điều là tôi nhận. Chỉ mình tôi, không dính-dańg gì ai hết. bốn gìơ đả điểm củng may phòng chúng tôi không có đồng-hồ treo tường lên giây thiều, chắc là tôi đập bỏ quá Anh ta đến đúng giờ Sau một lúc lên-lớp ..quân-đội nhân-dân.... cuối cùng anh ta bảo tôi”anh Á, tôi muốn kể anh nghe câu chuyện nầy”..???. Ngày xưa có một anh nghicḥ-ngợm, hay leo lên cây cao bên vệ đường để đái lên đầu nhửng người qua đươǹg, một hôm có ông quan văn......rồi ông quan vỏ lôi xuống chém.Theo anh thì ai đả cheḿ người nầy.’’Tôi trả lời anh ‘ truyêṇ ngụ-ngôn trong chuyện anh vừa kể nhân vật đó là một đưá trẻ. Như tôi đả nói đồng-ý vớ̃ anh ‘’là quân đội, anh có trách –nhiệm bảo vệ tài-sản nhân-dân. nhưng với tôi hợp-tác-xả không hoàn-toàn là tài-sản cuả nhân-dân. có một điêù tôi hứa được với anh là nếu chuyện nầy tạm để qua thì từ nay sẻ không còn xảy ra nửa. Anh đứng lên . ‘’Anh đả hứa, nhớ giử-lời ‘’.anh cố nhắn nhủ khi bắt tay tôi từ-gỉa Tôi sực nhớ laị cái zippô, nên goi anh lai ̣ và đưa anh cái hôp quẹt, anh câm̀ , tôi nói’’tăṇg anh để kỉ-niệm dù là chiến-binh của hai miêǹ có luc chúng ta củng thông cảm nhau được.’ Anh ngắm hộp quyẹt trong tay , xong anh đưa laị tôi.anh nói,’’hộp quẹt đẹp thật ,nhưng anh cho tôi được từ- chối.phải chi được anh đưa lúc anh được trao trả về nam,hoặc lúc tôi chuyển đi nơi khác. thì tôi nhâṇ. Còn trong trường hợp này.tôi sợ nó mang ý nghỉa khác.’ Xong anh quay đi.Thú thật tôi cà lâm sượng cứng người, không nói được một lờì . thâý như mình tự-làm điều sỷ-nhuc miǹh. Anh Sửu ơi, ba 37 năm rôì tôi vẩn c̀on’’ khẩu phục tâm phục’’. ước gì nhửng đồng-đội cuả anh được giống anh, thì giửa minh ̀ đâu c̀on chiến-tuyến, cùng nhau bảo vệ th̀i tài sản cuả dân cuả nước ai mà dám tơ-hào.
Monday, February 28, 2011
Trung Quốc: Đông Châu Liệt Quốc?
Vào ngày 23 tháng giêng năm Quý Tỵ, 2013, Vân Nam cử hành kỷ niệm đệ nhứt chu niên ngày thành lập nước Cộng Hoà Vân Nam. Chỉ cách một năm trước đây, Vân Nam vẫn còn là một vùng tự trị (autonomous region) của TC.
Xin có vài hàng về tân quốc gia nầy: Công Hoà Vân Nam (Yunnan) chiếm diện tích 394.100 Km2 nằm trên một vùng đất cao nguyên có độ cao trên 7.000 m so với mặt biển, giáp ranh với Miến Điện, Lào và miền Bắc Việt Nam. Núi non che phủ cả ba phía Bắc, Đông và Tây. Chỉ có bình nguyên phía Nam xuống tận biên giới Việt Nam mà thôi.
Thủ đô là Kunming, tiếng Việt là Côn Minh với diện tích 6.200 Km2. Nhiệt độ trung bình là 65oF cho nên được mang tên là “thành phố mùa xuân vô tận” (eternal spring).
Về dân số, với tổng cộng 44 triệu theo thống kê năm 2008, trong đó có 10% là người thiểu số mà người Hồi Hột chiếm đa số (dân tộc chính ở Tân Cương, nơi đã xảy ra cuộc xung đột Hán-Hồi vào tháng 7, 2009). Một yếu tố quan trọng là việc chênh lệch về giới tính của quốc gia nầy rất trầm trọng, nghĩa là tỉ lệ đàn nam/nữ chiếm 121/100. Về trình độ dân trí, có 50% dân số tốt nghiệp trung học phổ thông tức lớp 12.
Nguồn lợi chính của quốc gia nầy là trồng trọt và chăn nuôi gia súc như gà, bò heo và sữa. Năm 2008, mức thu hoạch của kỹ nghệ nầy đem lại cho quốc gia 30 tỷ Mỹ kim và tăng vọt lện gấp đôi năm 2012. Nguồn nguyên liệu khoáng sản rất quan trọng vì những nguồn khoáng sản nầy không chứa sắt do đó việc tẩy rữa quặng mõ và tinh chế tương đối không phức tạp và giá thành rẽ hơn cũng như việc bảo quản an toàn môi trường ít tốn kém hơn các quặng mõ có chứa chất sắt.
Công nghệ hoá chất, điện tử cùng nguyên tử …nói chung là công nghệ cao cấp đang trên đà nhảy vột phi mã, từ năm 2005, sản phẩm tạo dựng là 20 tỷ Mỹ kim, tăng lên 50 tỷ cho 2008 và 100 tỷ cho năm 2012. Tính đến năm 2008, Những New Technology Industrial Devolopment Zones (Vùng phát triển công kỹ nghệ mới) chiếm trên 3000 công ty, trong đó phân nửa là các công ty nước ngoài đầu tư vào. Và hiện tại, con số trên đã tăng gấp đôi.
Hàng ngày mức nhập cảng dầu thô để dùng cho phát triển là 1 triệu tấn cho năm 2008, và gần 1,5 triệu tấn cho năm 2010.
Qua những dữ kiện khách quan nêu trên của tân Cộng Hoà Vân Nam, việc chuyển vận hàng hoá xuất nhập cảng và trao đổi thương mại với các quốc gia là một chính sách quốc gia của những nhà làm kế hoạch của đất nước nầy. Ngoài ra việc giải quyết nạn trai thừa gái thiếu cũng là vấn đề lớn làm bận tâm những nhà làm kế hoạch gia đình.
Do đó, ngay khi còn nằm trong thời kỳ “vùng tự trị” của chính phủ trung ương Bắc Kinh, Vân Nam đã cố gắng mở rộng mạng lưới giao thông trên mọi khía cạnh để hạn chế một số “cọ sát” tế nhị với các tỉnh từ Tây sang Đông xuyên qua lục địa Trung Quốc để tiếp cận với thế giới bên ngoài. Các cọ sát nấy phát sinh ra từ sự khác biệt chủng tộc mặt dù trên lý thuyết, tuyệt đại đa số dân số đều là người Hán nhưng không cùng một tiếng nói nếu không trao đổi bằng tiếng chính thức của Bắc Kinh là tiếng Quan thoại. Sự cọ sát còn nảy sinh qua sự cạnh tranh trong phát triển và phân phối giữa các tỉnh với nhau. Thực sự điều nầy đã có sẳn từ ngày Mao Trạch Đông gồm thâu nước Trung Hoa từ năm 1949, và luôn luôn tiềm ẩn trong đầu của người dân địa phương ở mỗi tỉnh.
Tất cả sự “hiệp nhứt” trên chỉ là một sự thống nhứt không bền vững qua việc kiểm soát chặt chẽ của quân đội và công an của chính phủ trung ương. Tuy nhiên, sự thống nhứt trên chỉ là một giai đoạn tiềm ẩn cho các sự xáo trộn sau nầy qua hai sự kiện Tây Tạng và Tân Cương (chiếm gần 3/5 tổng diện tich đất đai Trung Hoa và có nguồn khoáng sản dồi dào hơn các tỉnh khác).
Vân Nam thành công trong việc tách rời Trung Hoa và tuyên bố độc lập là do sức mạnh kinh tế và tinh thần dân tộc của người địa phương mà Bắc Kinh gọi là dân tộc thiểu số qua nhiều chiến dịch di dân người Hán từ những năm 1949 trở đi do chính sách Hán hoá và đồng hoá do Mao Trạch Đông chủ trương.
Và Cộng Hoà Vân Nam đã thực hiện thành công nhiều công trình trong kế hoạch “mở cửa” xuôi Nam để tiếp cận vời thế giới bên ngoài đặc biệt là Việt Nam.
Con đường xe lữa Côn Minh – Lào Kay – Hà Nội: Con đường nầy đã được khánh thành vào giữa năm 2008. Tuy là con đường Trung - Việt nhưng chỉ cho xe lữa TC di chuyển mà thôi vì đầu máy xe lữa Việt Nam không đủ kích thước để sử dụng. Từ đó, hàng hoá lậu và cả người Tàu di dân không cần hộ chiếu cũng xâm nhập vào nội địa Việt Nam bằng phương tiện nầy.
Một thiểu số không nhỏ người Việt, tức con buôn cũng lợi dụng đường xe lữa nầy để buôn lậu vì nhiều lợi thế:
· Tránh được hải quan vì hải quan Việt Nam không có quyền hạn gì cả trên “tài sản và phương tiện” của đàn anh nước lớn;
· Con buôn được hưởng nhiều quyền lợi như có hướng dẫn, có “cò” đưa đón để giúp đở trong việc mua bán hàng hoá và làm thông dịch;
· Hiện có những lớp huấn luyện “cò” mở ra tại Côn Minh để giúp đám con buôn nầy.
Và dĩ nhiên, đất nước Việt Nam phải gánh chịu nhiều đắng cay qua “con đường tơ lụa Trung - Việt” nầy. Có thể nói, hầu hết sản phẩm may mặc, đồ chơi, thực phẩm, trái cây, thực phẩm… bị chối bỏ vì chứa hoá chất độc hại ở thị trường Hoa Kỳ và Âu châu đầu đổ dồn về Việt Nam.
Từ đó lần lần tiêu diệt các sản phẩm nội hoá tạo ra một sự xáo trộn thị trường lao động và một số kỹ nghệ ở trong nước như may mặc, chăn nuồi, trồng tỉa. Kể từ năm 2008 trở đi, những mặc hàng kể trên ngày càng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam và càng xuôi Nam cho đến tận cùng miền đất nước và vùng Cao nguyên. Một thí dụ điển hình là tại chợ Đà Lạt, hàng may mặc đầy rẩy và được bán với giá rẻ mạt và hầu hết sản phẩm bày bán tại đây đầu mang nhản hiệu “Made in DaLat” dù có rất nhiều mặt hàng cũng như trái cây hoàn toàn không phải là sản phẩm địa phương. Một chiếc áo gió bán chỉ với giá 15 ngàn Đồng, trong lúc một chiếc áo tương đương dệt ở nội địa giá cả không dướ 3, 4 chục ngàn. Chỉ nội cái fermeture cũng đã bán trên dưới 15 ngàn rồi.
Con đường Đông Trường Sơn còn được gọi là xa lộ Trường Sơn hay đường mòn HCM, hay quốc lộ 14 (thời VNCH) chạy xuyên suốt từ Bắc chí Nam từ Quảng Bình trở đi cắt ngang xa lộ số 9 (sẽ nói ở phần dưới), qua Khe Sanh, A Lưới ở địa phận tỉnh Thừa Thiên. Tiếp theo là trị trấn Prao, Khâm Đức thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam.
Tiếp tục xuôi Nam, đường nầy xuyên qua nhiều tthị trấn của tỉnh Kontum như Đắk Giai, Plai Cầm, Tân Cảnh, Đắk Tô, Đắk Hà và thị xã Kon Tum. Tiếp đến tỉnh Pleiku gồm thị trấn Phú Hoà, Pleiku, Chu Sè trước khi đi vào địa phận của tỉnh Đắk Lắk xuyên qua các thị trấn Ea Drăng, Ban Mê Thuộc, Ea T’ling.
Sau đó, con đường tiếp tục vào địa phận tỉng Đắk Nông xuyên qua Đák Mil và Nhân Cơ.
Suốt chặng đường xuôi Nam kể trên, những thị trấn trên ngày càng tiếp cận một số lượng không nhỏ người di dân từ Vân Nam qua cũng như hàng hoá và những dịch vụ nhu nhà cửa, hàng quán, thậm chí những nơi không giải trí không lành mạnh cũng mọc lên như nấm. Xe cộ chở hàng 35 tấn dập dìu ở cả hai chiều. Các cửa hiệu, thậm chí những tên đường đôi khi viết bằng tiếng Vân Nam…
Đặc biệt hơn hết là thị trấn Nhân Cơ có thể được xem như bị Hán hoá hoàn toàn. Thỉnh thoảng chỉ còn thấy một vài người thiểu số thả bộ dọc theo hay bên đường rực đầy ánh sáng với nhiều đèn màu về đêm nói lên tòam cảnh hoang tàn so với thời xa xưa của 15 sắc dân thiểu số hiện diện trên mãnh đất Hoàng triều cương thở hàng ngàn năm qua.
Cũng cần thêm một chi tiết nhỏ là có thêm một con đường ĐôngTây trong nội địa Việt Nam là đường số 27 bắt đầu từ Ninh Thuận (Phan Rang) đã được nối dài đến Nhân Cơ xuyên qua Đà Lạt và khánh thành đúng ngày quốc khánh của CH Vân Nam năm nay.
Con đường Tây Trường Sơn cũng cần nêu ra đây với quốc lộ 13 nối liền biên giơi Lào với Vân Nam, xuyên qua Sawanakhet đến tận biên giới Cambodia đã được Vân Nam viện trợ và khánh thành vào tháng 12 năm 2008. Tiếp theo là quốc lộ số 7 tiếp nối xuyên qua Nam Vang và đổ ra hải cảng Sihanoukville, cũng được khánh thành vào cuối năm 2010.
Hai con đường nầy cũng rộn rịp không kém đường Đông Trường Sơn với lượng xe vận tải hạng nặng dập dìu chuyển hàng hóa từ Vân Nam ra thế giới qua hải cảng Sihanoukville nầy.
Trở qua con đường Đông Tây chiến lược, đó là con đường số 9 bắt đấu từ Quảng Trị qua Khe Sanh, Schepone, Sawanakhet và xuyên qua địa phận Thái Lan. Để rối cuối cùng dừng lại ở hải cảng Mawlamyine nằm ở phía Tây Thái Lan.
Tóm lại, qua sự phát triển những con đường Bắc Nam qua ngõ Việt Nam, Lào Thái Lan và Cambodia, cũng như việc nạo vét lòng sông Cửu Long từ biên giới Vân Nam đến tận biện giới Cambodia khiến cho tỉnh Vân Nam mạnh dạn tách rời chính phủ trung ương Bắc kinh để thành lập Cộng hoà Vân Nam với trọng tâm chuyển hướng phát triển kinh tế quốc gia trong tinh thần kinh tế thị trường và phát triển trong chiều hướng ứng hợp với tiến trình toàn cầu hoá.
Riêng đối với Việt Nam, một quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhứt và bị ảnh hưởng lên nhiều mặt, đặc biệt là tiến trình Hán hoá của của TC. Mặc dù không còn chịu áp lực của Bắc Kinh, nhưng người Vân Nam vẫn còn ẩn dấu một não trạng là luôn luôn muốn đồng hoá và thôn tính Việt Nam. Não trạng nầy thể hiện ngay từ những ngày lập quốc của Việt Nam.
Ở vào thời điểm nầy, Vân Nam càng muốn tiến hành khẩn cấp những âm mưu Hán hoá vì lý do vừa là sắc tộc (đồng hoá) vừa là giải toả áp lực của tình trạng trái thừa gái thiều của quốc gia nầy. Và cho đến hôm nay, có thể nói họ đã gần như đồng hoá hoàn toàn người Thượng qua việc khai thác hai công trình Nhân Cơ và Tân Rai và nhiều nơi khác ở tỉnh Đắk Nông. Tại những nơi nầy, những cuộc hôn nhân dị chủng giữa người Thượng và Hán xảy ra rất nhanh qua những khuyến dụ về hàng hóa, thực phẩm v.v… Những nơi nào có bước chân của họ, thì từ địa hình, địa vật, và tất cả bộ mặt còn lại của cộng đồng bản xứ đều bị thay đổi hoàn toàn và có thể nói không sợ sai lầm là đã có thêm nhiều thị trấn, thành phố Tàu mới trên vùng đất hoàng triều cương thổ xa xưa của nước Việt.
Cơn mê của người viết chợt bừng tỉnh với tiếng hét: NGỘ TẢ NỊ SẨY!
Mai Thanh Truyết
Kỷ niệm ngày giổ thứ 19 của GS Nguyễn Ngọc Huy
Sacramento, 25/7/2009
Ghi Chú: Bài viết trích từ cuốn sách “Từ Bauxite đến Uranium” do GS Trần Minh Xuân, TS Phan Văn Song, và Mai Thanh Truyết biên soạn và xuất bản năm 2009, dựa theo những dữ kiện và sự kiện có thật đã và đang xảy ra cho Vân Nam. Người viết đưa ra những “hư cấu” hay những viễn kiến có thể xảy ra cho đất nước nầy nhứt là khi làn gió cách mạng “hoa Lài” ở Tunisia phát động vào cuối năm 2010, để từ đó chúng ta có thể hình dung một cách rõ ràng áp lực và âm mưu Hán hoá Việt Nam của TC là một âm mưu có thật để mỗi người trong chúng ta suy gẫm thêm.
Muốn có sách xin liên lạc:
Mai Thanh Truyết
CHÀO CỜ VIỆT MỸ & CÁCH CẮM CỜ
Ngày xưa khi còn tàu còn biển , các chiến sĩ Hải Quân, cứ mỗi thứ hai , hầu như tất cả các đơn vị Hải Quân , tất cả các căn cứ HQ trên khắp các vùng đất nước, đến các chiến hạm ở Sài Gòn , cứ thứ hai đều phải dự lễ chào cờ , sau lễ chào cờ , tất cả nhân viên phải nghe một bài đọc : Câu Chuyện Dưới Cờ " của Đề Đốc Tư Lệnh HQVNCH Trần Văn Chơn....
Sau năm 1975 , Công Đồng Người Việt Hải Ngoại nói chung , Các hội đoàn , tập thể quân nhân nói riêng , mỗi khi có lễ hội đều có làm lễ chào cờ ( Mỹ Việt ) , Phút mặc niệm.....
Khi chúng ta làm công việc đó không hề tìm hiểu , các nghi thức của người bản xứ ( Mỹ ) mà chỉ làm theo thói quen , tuỳ sự suy diễn....Theo phong tục của Người Việt chúng ta thì luôn luôn lễ phép " tiên học lễ , hậu học văn "mà, bởi thế cho nên chúng ta giữ lễ với Lá Cờ và bài Quốc Ca của Mỹ là " Tiên chủ hậu khách ", đó là nói về bài Quốc ca hay dù chỉ chơi Quốc Thiều....Còn vấn đề vị trí của Lá Cờ Mỹ và vị trí của lá cờ VNCH chúng ta cũng cung kính luôn đặt để lá cờ Mỹ ở vị trí trung tâm , vì thường có ba lá cờ cho mỗi một buổi lễ hội , ( Cờ VNCH , Cờ Mỹ , Cờ hội đoàn , hoặc quân binh chủng )....Có lẽ chúng ta làm những điều đó đã tới khoảng hơn ba mươi năm , mà không một ai thắc mắc hay khiếu nại , cho đến một ngày đẹp trời có một buổi lễ nơi Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ ( Freedom Park ) Buổi lễ này có một số khách là những người thuộc cơ quan chính quyền của thành phố Westminster tham dự , những người này họ nói cho ban tổ chức biết những điều sai lầm mà chúng ta đã mắc phải cần thay đổi :
1/ Quốc Ca Nếu có hơn hai bài quốc ca của những Quốc Gia tham dự thì luôn luôn những bài quốc ca của nước ngoài phải được hát trước , và quốc ca Hoa Kỳ hát sau cùng và liên tục ( không ngưng nghỉ giữa các bài Quốc Ca )
2/ Quốc Ca hay Quốc Thiều , trước đây chúng ta thường chỉ cho chơi bản nhạc Quốc Thiều Hoa Kỳ ( mãi gần đây mới có một vài buổi lễ cử một người đứng lên hát Quốc Ca Hoa Kỳ ) , trong khi đó bài Quốc ca VNCH thì được toàn thể khách tham dự cất tiếng ca vang vọng ....Đây là một điều làm nghĩ kỹ lại chúng ta đã không công bằng , bởi thế họ đề nghị nếu đã hát thì phải hát cả hai bài Quốc Ca , và nếu chỉ Chơi Nhạc ( Quốc Thiều )thì cũng nên chơi nhạc luôn cả hai bài chứ đừng một bài chỉ đờn một bài hát
3/ Vị Trí của Cờ Hoa Kỳ luôn luôn nằm bên cạnh trái đối với khán giả và dĩ nhiên chiều cao cũng như khuôn khổ của các lá cờ phải bằng nhau ...Nếu muốn đặt cờ Hoa Kỳ ở trung tâm , thì cờ Hoa Kỳ phải có chiều cao cao hơn các lá cờ kia hơn thế các lá cơ kia phải thụt lùi ở hàng sau chứ không được đi ngang hàng
"Nói có sách , mách có chứng " họ đã in ra những bản nghị định thư (protocol ) chỉ định hướng dẫn về cách chào cờ , đi cờ và cắm cờ đưa cho chúng ta đọc để học hỏi và thực hành , ngoài ra họ cũng phổ biến những link của các web site có viết những bài hướng dẫn đó để chúng ta tự tìm hiểu và kiểm chứng :
http://www.state.gov./s/cpr/what/c18027.htm
Protocol Frequently Asked Questions
Q: How do you address the President of the United States?
A: An envelope is addressed as:
The President
The White House
Washington, D.C. 20500
The salutation would be: Dear Mr. President
Q: How do you address the Secretary of State?
A: When addressing an envelope to the Secretary of State, it would be:
The Honorable
Hillary Rodham Clinton
Secretary of State
Washington, D.C. 20520
The salutation would be: Dear Madam Secretary
Q: Does a person retain the honorific title "The Honorable" after leaving the position for which they hold it?
A: Yes, a person who has been in a position that entitled them to "The Honorable" continues to retain that honorific title even after he or she leaves that position.
Q: If both the U.S. national anthem and the national anthem of a foreign country were being played at an event (in the United States), which one would be played first?
A : Traditionally, as a courtesy, the foreign anthem is played first.
Q: What is the order of display for the U.S. flag and a flag of a foreign nation?
A: The two flags should be on separate staffs. Both flags should be the same size and flown at the same height. The U.S. flag is flown in the place of honor, which is to the viewer's left.
Q: How is a meeting between a foreign leader and the President of the United States arranged?
A: The President, working with the White House staff, schedules meetings with foreign chiefs of state and heads of government. The country's Ambassador in Washington, D.C. works with the President's National Security Advisor and his staff to set a date. When the date is set, the Office of the Chief of Protocol coordinates with the foreign Ambassador to the United States and the American Embassy overseas to make all of the arrangements from arrival through departure.
The Office of the Chief of Protocol coordinates approximately 350 visits per year by foreign leaders, foreign ministers and other high-ranking foreign dignitaries to Washington, D.C.
Q: Is the United States the only country with a Chief of Protocol?
A: No. There is a counterpart, usually called the Chief of Protocol, in almost every country.
Diplomatic protocol is a very historic profession dating back to the Babylonians who initiated the first recorded exchange of envoys with other kingdoms. The word "protocol" is the combination of two Greek words: "Proto," meaning first, and "colon," meaning glued. The "glued" portion of the word is derived from the Greek diplomatic tradition, or protocol, requiring that any diplomatic dispatch have a content summary glued to the outside of its case so that it could be read first and quickly
Q: What is the Blair House?
A: The Blair House is the building officially known as The President's Guest House. It is located on Pennsylvania Avenue across the street from the White House and its principal use is as a guest house for foreign chiefs of state and heads of government visiting the President.
It is named the Blair House after the Blair Family who owned he residence and lived there from 1835 until 1943. In 1943 it was purchased from the family by President Franklin Roosevelt for use as a guest house for foreign leaders. The Blairs were the nearest neighbor of every President from Andrew Jackson through Franklin Roosevelt. A great deal of American history occurred in the house when the Blairs lived there. The term "kitchen cabinet" was born in the house when Andrew Jackson's friends and advisors would gather in the Blair's kitchen.
For a wonderful website about the Blair House, including an interactive tour, visit www.blairhouse.org.
Q: When a chief of state, head of government or foreign dignitary from another country is in the United States, does the Secret Service provide all security or is the home country's protection used or a combination of each?
A: When a foreign chief of state or head of government visits the United States, the Secret Service provides security for them from entry in the United States through departure. This includes not only Washington, D.C. but anywhere in the United States they may travel.
A foreign minister is provided security by the State Department's Diplomatic Security (DS) Service. DS may also provide security for foreign dignitaries who are not foreign ministers. For example, Prince Charles and his wife Camilla, the Duchess of Cornwall, were provided security by DS during their visit to the United States.
Q: What is the process for accrediting a new Ambassador to the United States?
A: A government must request agrement and await approval for an individual to be accepted as Ambassador to the United States. Agrement often is requested in the form of a diplomatic note from the Embassy in Washington to the Department of State or from the Ministry of Foreign Affairs to an American Embassy abroad. After agrement is approved, the local embassy in Washington should be in touch with the Office of Protocol Diplomatic Affairs Division regarding the arrival of the new Ambassador in Washington.
The Embassy should submit the Form DS-2008 (Notification of Termination of Diplomatic, Consular, or Foreign Government Employment) for the previous Ambassador. After the new Ambassador has arrived in Washington with the necessary documents, the Office of Protocol will arrange for him/her to present copies of credentials to the Secretary of State or her designee. The Embassy should submit the Form DS-2003 (Notification of Appointment of Foreign Diplomatic and Career Consular Officer) for the new Ambassador. The final step is for the new Ambassador to present credentials to the President at a White House Credentialing ceremony.
Thế rồi, có những hội đoàn vì thói quen , vì không biết nên vẫn cứ chào cờ theo nghi thức cũ có nghĩa là chào cờ Hoa Kỳ trước rồi mới chào cờ VNCH ( làm như vậy là sai ) " Nhập gia tuỳ tục , đáo giang tuỳ khúc ".... Nếu vì không biết thì nên tìm hiểu và học hỏi , còn vì thói quen thì nên cố gắng bỏ dần những điều sai lầm đó đi....Lại có một số người cứng lòng, biết mà không làm không nghe theo...Chả hiểu vì sao (?)
Nếu như người Hoa Kỳ nói rằng Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ , bây giờ không còn đại diện cho Quốc Gia VN nữa mà chỉ là lá cờ đại diện cho những Cộng Đồng Người Việt tỵ nạn cộng sản , bởi thế không được hát ngang hàng với Quốc Ca Hoa Kỳ , nếu thế lại là lẽ khác , đằng này họ chỉ yêu cầu chúng ta thực hiện cho đúng nghi thức mà quốc hội của Hoa Kỳ đã đặt thành luật hơn nữa khi làm những điều đó không hạ phẩm giá của lá cờ Vàng VNCH mà trái lại là khác...Thế mà họ không chịu tuân theo thì, Xin mượn lời của ông Du Tử Lê mà vò đầu bứt tóc than rằng :"Chuyên dương gian không thể hiểu "
Xin quí vị hay có lòng " vác ngà voi " thích tổ chức lễ hội hãy vào link trên để tìm hiểu , để cùng thực hiện những buổi lễ chào Cờ Việt Mỹ đồng nhất giống nhau, chúng ta nên chứng tỏ cho người Hoa Kỳ thấy rằng chúng ta cũng văn minh và phục thiện....
Wednesday, February 16, 2011
ĐƯỜNG LÊN CỔNG TRỜI
Hồi ký của phu nhân bạn Trần Cao Hoài
(nhũ danh Trần Mỹ Điệp, TV70)
(nhũ danh Trần Mỹ Điệp, TV70)
Trước năm 1975, có những buổi tiễn đưa chàng đi công tác với bao thương nhớ, mong chờ ngày chàng về.
Ngày 23-06-1975, tôi cũng đưa tiễn chàng đi …. “học tập cải tạo” - Chỉ 10 ngày thôi em - đừng sắp xếp nhiều thứ quá - Trời ơi! Cái gì nhiều quá vậy? - Bỏ bớt cái áo len này ra đi – Làm gì mà làm thịt cá tùm lum thế - Thôi cho anh lọ ruốc bông này thôi - mấy cái lạp xưởng – 2,3 đồ hộp này bỏ lại đi – Em cứ làm như đi công tác mọi khi, làm gì mà lắm may-ô, sìlíp thế này – 2 bộ đủ rồi, chưa chắc gì ngày nào cũng được tắm mà thay - Cất 2 cái áo sơ mi trắng kia đi, em xem có cái nào mầu sậm thì bỏ vào cho anh - kìa cất bớt vài ống kem đánh răng đi, em cứ làm như anh đi vài tháng không bằng – ô hay, bỏ cái khăn bông này ra, cho anh cái khăn mặt lớn được rồi, anh vừa rửa mặt vừa lau mình – Mình có ở hotel đâu mà khăn lông với khăn liếc – Cái chăn này choán hết chỗ, cho anh cái Poncho kia, nó vừa nhẹ vừa gọn …
Anh cằn nhằn suốt thôi, thế là đang từ vali xuống túi xách – Bao nhiêu thứ tôi xếp tối hôm qua, đã được lục tung ra và vứt bỏ lại một nửa - cuối cùng thì chỉ gọn gàng trong một túi xách nhỏ …
Sáng 23-06-75 vẫn như thường lệ, tôi pha cho anh ly café sữa, làm điểm tâm cho anh thường là bánh mì trứng - Tự nhiên hai đứa chẳng nói với nhau lời nào, hình như cả hai cùng mang một tâm sự nặng chĩu như nhau, nhưng không muốn nói ra sợ cả hai đều buồn ….đều lo … . Chứ mọi khi, trước mỗi lần đi công tác là anh hay kể về địa danh anh sẽ tới, tới làm gì, chuyến đi có cô nào (Cô thư ký, cô Nữ Quân Nhân, cô ca sĩ, cô sinh viên ….) đi theo không - Chiến Tranh Chính Trị đi công tác mà lị … chọc giận tôi vậy đó.
Trí ơi! lấy xe đưa anh đi!
Tôi bế con ra đứng cửa vẫy chào – Anh đi nhé - Bố đi nhe con – hai mẹ con ở nhà ngoan nhé - chờ bố về bố mua quà cho.
Ừ! Tôi quên chẳng nắm lấy tay chàng, hay tặng chàng một nụ hôn mà những lần chàng đi công tác, hai đứa len lén đứng sát vào gầm cầu thang, ôm nhau một cái, hôn nhau một cái. Lúc đó mùi hồ ở bộ quân phục của anh tỏa ra lẫn mùi người làm em thương thương, nhớ nhớ, mong mong, mong những ngày công tác ngắn lại để anh mau về.
Lạ làm sao – hôm nay tôi cảm thấy buổi tiễn đưa hơi lạ làm sao – Anh chỉ nói anh đi nhé, mà không thòng một câu “vài hôm nữa anh sẽ về” – Hay anh đã có linh cảm không phải là 10 ngày ? - Anh mặc áo Chemise mầu xanh, quần mầu xanh đậm với đôi giầy như mọi khi, nhưng sao trông khác lạ - Vẫn nụ cười đó, vẫn ánh mắt đó, nhưng sao hơi gượng gạo đăm chiêu - Vẫn vòng tay choàng trên vai nhưng sao như níu kéo, xa rời … Lòng tôi vẫn xao xuyến, bâng khuâng như thủa nào, nhưng sao như thêm nỗi lo âu mà chẳng biết âu lo gì đây.
Anh đã khuất qua khỏi ngõ - chắc đã ra đường cái - chắc đã gần đến nơi – Tôi vẫn cứ đứng ngoài cửa, tay vẫn bế con nhìn người qua lại. Giờ đây, ngoài cửa nhà tôi là những người xa lạ từ ngoài Bắc vào, từ trong bưng ra, từ trên núi xuống, từ miền quê lên. Họ đến ở lác đác trong vài căn nhà, chủ đã bỏ đi từ 30-04-75. Đó là những bộ đội, lính của miền Bắc Cộng Sản nhìn khác hẳn với lính của miền Nam Quốc Gia. Quân phục của họ mầu xám cứt ngựa (Xin lỗi dùng chữ không thanh lịch), trên cầu vai là những quân hàm mầu đỏ chói – trông xa xa như những vệt máu đè trên vai. Nón của họ là nón cối và dưới chân là đôi dép râu. Họ đi ngang qua nhà tôi tấp nập vì nhà tôi gần chợ. Trên nét mặt họ lộ vẻ hân hoan, chiến thắng nhưng vẫn không che dấu được nét ngô nghê, đần độn.
Nón cối với dép râu trước mặt đấy – nhìn đi – nhìn kỹ đi. Họ cũng là người Việt Nam, họ cũng là lính Việt Nam, nhưng sao trông họ vẫn khang khác với lính Việt Nam mà mình vẫn thấy. Trời ơi! Đây là lính ư !? Lính này mà cũng chiến thắng sao !!!??? Trông chẳng oai hùng tí nào.
Sao mình cứ thích cái mã bề ngoài thế, mã bề ngoài đẹp nhưng bây giờ đã tan tác cả rồi. Kẻ chạy thoát lấy thân ra nước ngoài, người anh dũng hy sinh đền nợ nước, và số còn lại chui đầu vào cái rọ …“Học tập”, để rồi không biết năm tháng nào được ra. Để cho quỷ sứ lên làm người, để cho quỷ sứ đến ngự trị.
Tôi nhìn sững sờ một người lính – Anh ta, có lẽ, chức lớn hơn những người cùng nhóm - Đến chiếm cứ một căn nhà đối diện nhà tôi. Tiếng anh ta léo nhéo “Nàm gì thì nàm, chốc nữa chúng mày nhớ mua bàn chải đánh răng nghe không! Ở rừng không đánh răng thì được, chứ ở đây nàm thế nhân dân cười cho”. Phản xạ tự nhiên, tôi liếc nhìn vào hàm răng. Chúa ơi! Nó chìa ra ngoài hết như mái hiên, nhấp nhô và cáu bẩn giữa cặp môi xám xịt. Bộ đội tương đối hớt tóc cao, nên càng lộ ra nét mặt tai quái với cặp mắt gian xảo, liếc qua liếc lại, nhanh như chớp. Mũi người Việt mình thường nhỏ và hơi tẹt, nhưng chẳng hiếu sao các đấng “đỉnh cao của trí tuệ” này, mũi lại huếch lên, giống hệt như mũi của thủy tổ loài người.
Hình dạng đã chẳng giống ai, lại thêm giọng nói ngọng líu ngọng lo, thì ai mà nhìn cho nổi, nên tôi đi vào đóng ập cửa lại. Con tôi ngơ ngác chẳng hiểu chuyện gì, sao tự nhiên mẹ lại đóng cửa cái rầm – thôi đi vào con ạ, nhìn cái lũ bộ đội này phát bực mình. Bộ đội - bộ đội, đầu óc non nớt của con tôi chả hiểu gì về hai chữ “bộ đội”, nó mới lên ba, không biết sau này nó có đi bộ đội không ? Không – không – trăm ngàn lần không! Nhưng không là không làm sao ? Ai biết được không hay có, khi mình còn ở dưới sự thống trị của …lũ khỉ.
Cả ngày hôm đó, tôi cứ ngẩn ngơ như người mất trí - Trước khi đi, anh đã bán chiếc xe Honda và giao trọn số tiền đó cho tôi – Em giữ lấy chi tiêu - Số tiền này không biết có đủ cho đến khi anh về không - Khổ thân vợ tôi chẳng biết làm gì cả, nếu thiếu, em cứ chạy bên nội, bên ngoại, rồi khi anh về tính sau. Tôi thoáng nhìn thấy một viễn ảnh đen tối sau đó. Lúc trước, anh trong quân ngũ, lãnh lương hàng tháng đôi khi cũng có thiếu hụt, nhưng vẫn còn có ngày lãnh lương. Giờ đây, cả một chính phủ, quân đội sụp đổ, một chế độ mới bắt đầu, xã hội chủ nghiã, nghe lạ tai – Nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý, đảng lãnh đạo - mỗi nhà đều phải treo khẩu hiệu như “Hồ chủ tịch sống mãi trong lòng của chúng ta” hay “ sống học tập, lao động vinh quan như bác Hồ vĩ đại” và ở trong nhà có khung ảnh nào thì làm ơn bỏ xuống, thay ngay vào đó hình bác Hồ vĩ đại thì mới yên.
Anh cũng đang đi học tập, lao động vinh quang như bác, nhưng sau đó, anh về thì anh làm gì để mà sống đây? Tôi nghĩ nát óc mà vẫn chưa tìm ra nghề nào thích hợp với anh. Cuối cùng vẫn không nghĩ ra, tôi đành chép miệng – Thôi anh về lại đi bán sườn xe đạp với nhà văn Võ Hà Anh như trước vậy. Tôi tự tạm vỗ về, an ủi tôi cho được yên ổn phần hồn, nhưng … cứ mở cửa ra, thấy bộ đội, tôi lại hết hồn, nếu 10 ngày nữa anh về, không hiểu trong xóm một bên bộ đội, một bên Quốc Gia, hai bên cùng liếc, hai đàng cùng … không ưa, thế nào cũng choảng nhau vỡ đầu thì bên mình chắc tội nặng hơn.
Thế là tôi lại lo, cả ngày cứ lo ra lo vào, buồn lên buồn xuống, nghĩ tới nghĩ lui, chả làm được việc gì ra hồn …
Mười ngày đã qua, rồi thì 15-20 ngày qua. Tôi đi hỏi thì được trả lời - Mười ngày đi đường chứ có phải mười ngày học tập đâu – Còn bao giờ về hả? – Bao giờ học tập tiến bộ thì được về …
Lòng buồn khôn nguôi, thuở bé cha mẹ nuôi, lớn lên chồng nuôi, bây giờ làm gì mà sống đây !!!??? Sau cùng tôi quyết định đi mua một tủ kính về bày trước cửa để bán các thứ lặt vặt, để cho quen mắt và sự tiếp xúc không xa lạ - vì tôi cứ nghĩ rằng, mình bán hàng, họ sẽ là khách hàng trong xóm thì mình cũng sẽ thấy quen hơn. Nhưng hỡi ôi! Tôi đã lầm – Sau khi khai trương cửa hiệu “Tủ kính” của tôi thì khách hàng bộ đội tấp nập thật, nhưng… toàn khách đòi mua chịu hoặc cho.
- Chị Hai ơi! Chị bán chịu cho em ống chỉ và cái kim này được không?
- Chị Hai ơi! Nương em chỉ có 10 đồng, nãnh ra mua thêm thuốc ná đã hết tiền, chị Hai cho em thứ này nhá!
- Chị Hai này! Chị Hai có biết chúng tôi vào giải phóng cho nhà chị được sung sướng như thế này không? Nay chúng tôi cần mấy thứ mà nhà nước chưa phân phối kịp, nên nhờ nhân dân giúp đỡ, thấy chị có đủ các món chúng tôi cần, nên chúng tôi tạm nhận về dùng!
- Ủng hộ như thế này là ít đấy, có nhà còn đem cả thực phẩm và gạo đến nữa. Bộ đội mà, không có bộ đội làm sao nhân dân được giải phóng !?.
Thật là quân cướp ngày, bố khỉ nhà chúng mày, ủng hộ một tí, với cho, với chịu, thì xập tiệm mẹ nó mất thôi. Thế là cửa tiệm “Tủ kính” của tôi mở ra được hai ba tuần gì đó thì đóng cửa, bán tủ kính cho người khác.
Tôi theo bà cô vào Chợ Lớn, trải miếng nylon xuống vỉa hè, bày những thứ còn lại bán tiếp, ngồi bán đâu được yên thân, phong trào làm sạch thành phố, chiến dịch quét sạch vỉa hè, tôi … mất chỗ.
Thôi thế là giã từ vỉa hè, về nhà. Em làm cái gì bây giờ đây anh? Tôi nghe tiếng thở dài của tôi, tôi nghe tiếng thở dài của những người vợ trẻ có chồng đi “tù cải tạo” như tôi. Anh là La Bàn định hướng cho gia đình, giờ đây tôi leo lên thế chức vụ của anh, lèo lái con thuyền gia đình đi giữa dòng đời, giữa xã hội mới, với một số con người cũ nhưng tư tưởng mới như ở xóm tôi đó.
Chị Ba thợ may, trước năm 1975 hiền hòa, giờ đây trở thành tổ trưởng tổ dân phố, lời lẽ đặc sệt Việt Cộng được tuôn ra trong những buổi họp tổ. Chị ta hăng say trong công tác thủy lợi, công tác bảo vệ an ninh tổ, công tác phân phối hàng hợp tác xã và nhất là công tác phê bình kiểm điểm từng nhà trong tổ. Nào là chưa tích cực trong công tác, chưa thích hợp với đời sống mới XHCN, chưa nêu cao tinh thần ba đảm đang, rồi thì làm thế nào để trở thành anh hùng lao động !!!??? Ôi thôi, tôi bị kiểm điểm tơi bời. Rồi thì 5 giờ sáng khua múa cả xóm dậy, ra tập trung ở bãi đất trống gần chợ tập thể dục XHCN. Bảy giờ sáng thì loa phóng thanh bắt đầu lải nhải những bài hát hoặc những thành tích chống Mỹ cứu nước. Buổi tối, mỗi nhà phải cử một người đi tuần tra khu phố, hai nhà đi một đêm. Bà cụ nhà bên cạnh và tôi đi với nhau vào lúc 12 giờ đêm đến 1 giờ sáng, với … vũ khí trên tay bà cụ là … cái chổi phất trần và trên tay tôi là cái …gióng cửa, để tự vệ hoặc chống kẻ trộm, kẻ cướp.
Các công tác được mọi người thi hành triệt để là nhờ có câu nói của chị tổ trưởng như sau: “Nếu các bác, các chị ở nhà lao động tốt thì cũng giúp cho mấy anh trong trại cải tạo thêm phấn khởi mà lao động tốt, học tập tốt, và khi được tốt như thế thì với chính sách khoan hồng của đảng và nhà nước ta, các anh sẽ sớm được về sum họp với gia đình…”.
Cứ luận điệu đó mà gia đình nào có người đi “cải tạo” cũng làm tốt ở địa phương, và … “nếu tốt hơn nữa thì đi kinh tế mới lập nghiệp, khi anh về đã …có sẵn việc làm”. Thế là có khối nhà trong xóm tôi đã đi kinh tế mới, sau đó một thời gian lại … trở về, vì đến nơi chó ăn đá gà ăn muối thì sống sao nổi. Trời ơi! Đi kinh tế mới làm ruộng ư !? Tôi làm sao được đây ? Tôi lo lắng, tôi phập phồng, tôi hồi hộp chờ ngày tổ trưởng đến nói: “Chị có tên trong danh sách đi kinh tế mới”. Thì may thay, sau khi giã từ vỉa hè Chợ Lớn, tôi mò mẫm trở lại trường Văn Khoa, đọc được một thông báo tập họp tất cả sinh viên năm chứng chỉ lại. Chả còn con đường nào nữa, thôi đành dấn thân vào con đường này vậy.
Giảng đường đầy người, một số sinh viên đã mặc quần đen, áo bà ba. Tôi được xếp vào lớp, vào tổ để học tiếp. Sinh viên được hướng dẫn học tập chính trị, học tập quan điểm Mác-Lênin. Trước cửa trường giăng một biểu ngữ to tướng “Chủ nghiã Mác-Lê bách chiến bách thắng”. Tôi lạc lõng giữa rừng người, một vài người bạn cũ còn đây, tụ vào với nhau, nhưng vẫn lạc lõng làm sao.
Các chính trị viên từ đại học Tổng Hợp Hà Nội vào, thao thao bất tuyệt, khoác lác đủ thứ, nào là kinh qua tư bản chủ nghĩa tiến lên xây dựng XHCN - nhân dân làm theo năng lực hưởng theo lao động – khi hoàn chỉnh được XHCN chúng ta sẽ tiến lên CSCN, lúc đó – Nhân dân làm theo năng lực nhưng được hưởng theo nhu cầu. Nghe mê chưa, ông thầy vẽ ra một tương lai tuyệt vời, nhưng sao tôi vẫn mơ hồ cảm giác như mình đi ngược giòng lịch sử, mình đi trở lại thời kỳ đồ đá, thời kỳ tiền sử, …
Học chính trị đâu phải học suông đâu, sau đó là tới phần thảo luận – Các anh các chị cứ tự do phát biểu những ý nghĩ của mình – Ai không hiểu cứ nêu thắc mắc - Nếu chính trị viên không giải thích được, sẽ mời chính trị viên từ trường đảng xuống giải thích. Tưởng thật, sinh viên hồ hởi phấn khởi thắc mắc, các chính trị viên được thay đổi luôn. May phúc cho tôi là chẳng thắc mắc gì (Chỉ thắc mắc có một nỗi, là nói đi học tập 10 ngày mà sao giờ chưa thấy về !? Thế thôi !), nên ai thắc mắc cứ thắc mắc, con nhỏ cứ vờ ghi ghi, chép chép như thể quan tâm lắm.
- Những ai từ hôm đầu chưa phát biểu hoặc chưa thắc mắc, thì đến hôm nay nên phát biểu để chúng tôi biết được trình độ hiểu biết về chủ nghiã Mác-Lê của anh chị như thế nào.
- Chết cha nguy quá! Anh ơi cứu em!
Ấp a ấp úng mãi tôi mới phát biểu ngắn gọn:
- Trong thời gian học tập chính trị vừa qua, tôi thấy nước ta may mắn đã kinh qua TBCN để tiến lên XHCN, điều cần thiết là làm sao cho nhân dân hiểu được vai trò của họ là vai trò làm chủ đất nước.
Y chang trong sách, bảo đảm yên tâm.
- Thế chị nghĩ sao về chủ nghiã Mác Xít- Lê Nin Nít ?
Chu mẹc ơi! Thằng chả đó hỏi gì vậy? Tôi đang ậm à ậm ừ, thì một anh chàng giơ tay xin phát biểu.
- Tôi xin có ý kiến về chủ nghiã Mác Xít, đây là chủ nghĩa mới du nhập vào miền Nam, chúng ta phải chứng minh Karl Marx, Angel, Lenin đã làm gì cho dân của họ được ấm no, hạnh phúc, thì dân ta mới tin tưởng và học tập theo.
Rồi một anh khác phát biểu:
- Tôi cũng thấy xã hội miền Bắc đã xây dựng XHCN trước, vậy miền Bắc hãy chứng minh điều gì mà chủ nghiã Mác-Lê đã làm cho dân miền Bắc sống sung sướng, ấm no, hạnh phúc ???
Đất bằng nổi sóng, hàng loạt những câu hỏi quay lão chính trị viên, lão gọi thêm hai tên nữa đến, giải thích sùi bọt mép và đổ tội cho chiến tranh nên chưa … thực hiện được tốt thôi.
Rồi thì mọi chuyện cũng qua – Nhưng nào có qua - Tuần sau thì những người “Phát biểu linh tinh” đó đã được phép nghỉ ở nhà, để địa phương quản lý và công an theo dõi với tội ngoan cố, không chịu khuất phục XHCN, nhạo báng chủ nghiã Mác Lê, không có tư tưởng tiến bộ. Có thể do địch cài lại để phá hoại hàng ngũ của chúng ta (Thôi rồi, tôi đã đứng vào cái hàng ngũ ấy rồi chăng ???).
Cứ thế, tôi học chính trị miết rồi ra trường (1977). Lúc ra trường, những vợ con của “Ngụy quân, ngụy quyền” được xếp … xó. Còn thì bổ dụng tất cả.
Trước nhất là các đảng viên, đoàn viên, đối tượng, cảm tình viên gì đó, đều được bổ nhiệm ngay sau ngày ra trường với khẩu hiệu “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Cái đám ấy được đi tới những nơi “thành đồng tổ quốc” như Hóc Môn, Bà Điểm, Củ Chi, Bến Tre và vùng kinh tế mới, vì TPHCM kéo dài tới Minh Hải (Cà Mâu).
Sau khi phân bố các nhân vật … quan trọng đi rồi thì mới “phát hiện” ra là thành phố thiếu giáo viên trầm trọng (Vì vượt biên hoặc bị cho nghỉ dạy), nên thành phần bỏ xó được tung ra với khẩu hiệu “Ai ở địa phương nào, về địa phương đó dạy”. Thế là tôi về ngay trường gần nhà. Các “me xừ” đoàn viên cứ nhìn tôi bằng cặp mắt toé lửa, vì ngày nào các đấng ấy cũng phải đạp xe vắt giò lên cổ khoảng 2, 3 tiếng mới tới trường. Còn tôi thì chỉ … 5 phút thôi.
Học sinh phần lớn trong cư xá Sĩ Quan (cư xá Bắc Hải) ra học. Tôi chẳng ghét một học trò nào, nhưng đứng trên bục giảng nhìn xuống, con cái “ngụy quân, ngụy quyền” mặt mũi sao sáng sủa, ánh mắt sáng ngời, xinh xắn, học giỏi. Còn con nhà cán bộ mặt mũi sao đần độn, ù lì hoặc gian manh, vẫn khác nhau một trời một vực, mặc dù chúng chẳng có tội tình gì. Nhưng sao lúc chấm bài, cho điểm, tôi vẫn không công bằng!?.
Thế rồi, một buổi chiều vàng êm ả, tôi nhận được thư anh từ trại cải tạo Suối Máu, Biên Hòa gửi về kèm theo phiếu thăm nuôi - Mừng quá đi thôi – Ngày này mình sẽ gặp được anh đây - Một ngày đầu Xuân 1977, sau một năm rưỡi xa cách, từ tháng 6/75 đến tháng 2/77, mà tôi tưởng như lâu vài thế kỷ.
Mùng 2 Tết năm 1977, ba anh, mẹ tôi và tôi lục tục kéo nhau đi thăm anh, xe đò đầy chặt người như nêm cối, vừa kẹt Tết vừa kẹt người đi thăm nuôi, đông ơi là đông.
Cổng trại nay đã phất phơ cờ quạt, bộ đội đứng gác bên ngoài, cũng những vệt máu quân hàm trên vai, tôi chẳng hiểu là chức gì, chỉ hỏi thăm:
- Dạ thưa! Tôi có giấy thăm nuôi ngày hôm nay, thế bao giờ thì được vào thăm?
- Vì tình hình căng của đất nước, bọn phản động vẫn còn phá hoại, những ai có giấy vào thăm ngày hôm nay, đi sang bên kia làm thủ tục đổi ngày thăm.
Tôi nghe cơ hồ như choáng váng, mặt trời như nặng xuống, sát gần trên tôi, không chia sẻ nỗi niềm với tôi mà còn chói sáng hơn, gay gắt hơn, nóng bỏng hơn, như thầm nói – Còn nhiều căng thẳng nữa, ráng mà chịu đựng đi con!!!.
Tiếng một cụ già phía trước
- Chú thông cảm, tôi già yếu đi lại nhiều lần không được, hôm nay ráng lắm lên thăm con, nhớ nó quá, chú cho tôi gặp nó, tôi đội ơn chú.
- Chú cháu gì với bà, đây là chính sách chung của nhà nước, thăm thì thăm đồng loạt, không thì thôi, ai thông cảm với bà được – sang bên kia đổi giấy.
- Chú thông cảm, giấy đổi ngày mùng 4, thôi chú cho tôi ở đỡ đây 2 ngày, chứ bây giờ đi về cũng mất 2 ngày đường, mà về rồi lên sao kịp, tôi ở xa mà chú.
- Bà ở đây, bà định phá hoại, móc nối với bọn Mỹ Ngụy phải không? Bà còn nói nữa tôi tịch thu giấy thăm nuôi lại là bà hết gặp con.
Câu sau có tác dụng mạnh mẽ, làm chùng lòng người mẹ, làm người mẹ phải giơ tay quy hàng, lầm lũi bước ra, hai tay kéo lê hai giỏ cói, có lẽ thồn rất chặt nhiều thức ăn, bên ngoài còn cột một dây đòn bánh tét ngày Xuân.
Tất cả chúng tôi như bánh bao chiều, tạm ngồi nghỉ trong nhà thăm nuôi rồi đón xe về vậy.
Mùng 4 Tết năm 1977, một lần nữa mẹ con tôi lại hí hửng khăn gói quả mướp, gom góp tất cả món ăn ngày Tết dồn vào cho anh.
Bà tôi nói – Kìa còn hai cái bánh chưng trên bàn thờ đem cả đi cháu.
Ông tôi nói - Củ kiệu, dưa hành bà muối, dồn hết vào lọ cho nó, mình ở nhà muối lúc nào ăn chả được. À! nhớ mang cho nó ít thuốc men nhé, cái điệu này là ở lâu đây!
Anh đi, ông nói chắc lâu lắm đây, nhưng em cứ hy vọng, em cố cho rằng khác với thời năm 1954 như ông từng biết. Việt cộng đã làm chủ đất nước rồi, thì đâu còn cảnh đấu tố với giam cầm nữa. Em cố nghĩ rằng họ sẽ không giam cầm những người dân vô tội như thế này lâu đâu, vì những thành phần “ác ôn, đầu sỏ” đã trốn đi cả rồi, những ai vào trại cải tạo là những người đã “ăn năn”, “hối lỗi”, những “thành phần tốt”, “biết phục thiện” và “có lòng” ở lại xây dựng đất nước, vậy hãy mau mau thả họ ra để mà xây dựng lại đất nước chứ.
Mỗi lần ông nói anh đi lâu lắm làm em buồn, anh có tội gì đâu? Hai năm quân trường (1965-1967), 8 năm quân ngũ (1967-1975), anh bảo vệ quê hương, phục vụ dân tộc trong một ngành quân đội hết sức hiền hòa là Hải Quân. Anh chưa hề giết hại ai, mà Việt Cộng không lẽ không thả anh sớm? Giữ anh làm gì? Giữ bao nhiêu người ở trong trại cải tạo làm gì?
Em ước mơ, ngày lên thăm anh cũng là ngày đón anh về đoàn tụ với gia đình. Vì nghe họ nói ra rả trên đài phát thanh, là sẽ có một số người cải tạo tốt được thả về trong dịp Tết này.
Tuy hy vọng anh về, nhưng tay tôi vẫn xếp đầy các món ăn vào giỏ. Nào chè kho, xôi, giò chả, thịt kho, cá kho, các gói bột Bích Chi, bột đậu xanh, rồi đến cả bánh mứt, hạt dưa, dưa hấu, cam, quít, tôi đều vơ vét hết với khẩu hiệu “Tất cả cho người tù cải tạo”.
Tờ mờ sáng, cả đoàn chúng tôi lại lục tục kéo đi, lên đến cổng trại vào lúc 1 giờ trưa. Thủ tục giấy tờ và chờ đợi. Hồi hộp quá đi, tim đánh như trống làng, e thẹn như con gái mới về nhà chồng, ngượng nghịu như ngày mới gặp nhau, mong mỏi, đón chờ như ngày anh đến nhà em …
Trên loa đọc tên anh rồi, tai tôi như lùng bùng, tay chân như run rẩy, mắt như đẫm lệ.
Bóng dáng anh hiển hiện, vẫn bộ quần áo ngày ra đi, vẫn khuôn mặt trẻ trung vui tính, vẫn nụ cười tươi, hai tay dang ra đón mọi người – Đông quá, vui quá, nhớ quá, nào ba, nào mẹ vợ, nào em trai, nào em vợ, nào vợ, nào con – Ôi bao nhiêu người xúm vào anh hỏi han không hết – Sao tôi kỳ quá – Sao tôi cứ nghẹn lời – Sao tôi cứ ấp úng – Sao tôi cứ giương mắt ra nhìn – Kìa giỏ đồ ăn, này tấm chân tình, bao lời âu yếm tôi để bay đâu hết rồi! Đến với anh trong vòng tay sao tôi cứ ngây dại - Ừ! Đông người quá đi, làm tôi ngượng quá đi, tôi cứ vờ làm tỉnh nói con ra ngồi với bố kìa, thực tình tôi muốn ngồi chỗ đó đấy, tôi muốn con tôi một bên đùi, tôi một bên đùi, quàng vai bá cổ nói chuyện cho thỏa nỗi nhớ mong – Nhưng làm gì được ở đây !!!
Ba đưa anh gói thuốc, mẹ bóc cho anh chiếc bánh chưng, các em hỏi anh làm gì ở đây, con hỏi bố bao giờ về. Còn tôi, tôi cứ cười như méo xệch, nước mắt cứ tuôn rồi ngưng đọng trong khoé mắt, có cái gì chặn ở cổ họng làm tôi nói không nên lời, tôi hỏi anh những câu hỏi thật vô nghĩa.
- Anh có mệt không?(Đương nhiên là phải mệt rồi vì lao động mà)
- Anh có cần gì nữa không? (Cần nhiều thứ chứ - Tôi chỉ mong mỏi anh nói anh cần em, anh nhớ em, như em đang cần anh và đang nhớ anh đây).
Anh nói huyên thuyên với ba, với mẹ, với các em và chắc cả tôi với con nữa. Anh kể lại những chuyến chuyển trại từ Thành Ông Năm lên Long Giao, rồi tới Suối Máu, Biên Hòa này đây. Anh kể tên những bạn ở chung nhóm với anh, hôm nay cũng được thăm nuôi, anh chỉ chỏ về vài phía, anh kể vài chuyện vui nho nhỏ và anh dặn vài điều cần thiết.
Nhưng tôi vẫn cứ như từ trên cung trăng rớt xuống, tôi như bị bao phủ bởi một lớp đá băng vô hình, nắm lấy tay anh thì ngượng, buông ra thì tiếc. Chờ đợi câu nói thương yêu thì cứ nghe anh ba điều bốn chuyện người ta, chả có chuyện nào ăn nhập đến tôi, nước mắt thương nhớ đã cạn, nhường lại cho giọt lệ tủi thân lăn tròn trên má. Đúng lúc đó thì anh đưa tôi một cái lược bằng nhôm do chính tay anh mài và khắc, anh nói:
- Ở đây, ai cũng làm thứ này để tặng vợ hoặc người yêu.
Chiếc lược nhỏ và gọn, bóng loáng, hơi sắc, có khắc hình con bướm cùng với tên anh và tôi, tôi hấp tấp bỏ ngay vào ví rồi liếc nhìn chung quanh, quả nhiên thấy ai cũng có món quà này. Đằng xa, có một ông đang chải đầu cho vợ bằng loại lược này, nhìn họ âu yếm, bất giác tôi quay lại nhìn anh, ánh mắt anh cũng đang nhìn họ. Ánh mắt anh quay lại nhìn tôi như thầm nói – Trong lúc đẽo gọt miếng nhôm này thành hình lược, anh đã nghĩ đến em, em có thích anh chải đầu cho em không? – Có, có! Ồ sao tôi lại vội vàng bỏ lược vào ví thế, phải lấy ra để anh chải đầu cho em chứ.
Nhưng … chỉ mới cho tay vào ví, thì kẻng đã báo hết giờ thăm nuôi, thu hết can đảm tôi móc trong ví ra … không phải cái lược … mà là một lá thư, tôi đã gò ép, nắn nót viết những lời yêu thương gửi gấm trong đó. Để khi anh đọc, anh có cảm giác như tôi đang ở bên anh, tôi đang đánh đu trên cánh tay anh như hồi mình chưa lấy nhau. Anh đến chơi và thường hay gồng tay cho hai chị em tôi đánh đu hai bên, dĩ nhiên phía bên tôi lúc nào cũng nặng chĩu và tuột ra trước, còn cô em tôi lúc đó chỉ mới 5 tuổi, bé tí và nhẹ bâng nên nó níu chặt lắm, rồi anh quay nó một vòng và tung nó xuống ghế salon, nó thích chí cười như nắc nẻ. Trong khi đó, tôi phụng phịu giận hờn, anh xà xuống bên tôi và – “Lêu lêu trông chị kìa!”.
Lá thư tôi viết những kỷ niệm xưa của hai đứa, để đem lại cho anh nụ cười, nguồn sống, quên đi nỗi nhọc nhằn của buổi lao động khổ sai, quên đi niềm cay đắng trong tù đầy, quên đi nỗi dày vò trong cơn đói …
Anh vẫy tay chào rồi kéo các giỏ cói vào, đoàn tù lục tục kéo vào trại, trên tay ai cũng đầy giỏ quà. Tiếng gọi chào nhau ơi ới, anh lẫn trong đám người đó, có khi anh bị che khuất bởi nhiều người khác, nhưng cả nhà tôi vẫn cứ đứng nhìn. Tôi cứ như tượng đá lặng câm, lúc chia tay mình nói gì nhỉ ? Ơ kìa! Sao mình chẳng nói gì thế - chúc anh mạnh khỏe – sáo quá – sức khỏe đó, lời nói đó có thành sự thật không?...
Ba anh khóc trong lặng yên, mẹ tôi khóc trong sụt sùi – nó có dặn gì nữa không? - mỗi người một nỗi niềm thổn thức. Không riêng gì gia đình tôi, hầu hết chung quanh đều có tiếng khóc, tiếng mếu máo, tiếng dặn dò, những chiếc khăn giơ lên chận nước mắt, giơ lên vẫy tiễn biệt, ôi! buổi chia ly nào cũng đẫm lệ.
Tôi lặng người trước mặt một bà mẹ già, ngồi bệt dưới đất
– Con ơi! giữ gìn sức khoẻ con ơi! Má nhớ con lắm! Chừng nào lại được lên thăm con nữa đây !?
- Thôi! Má về đi, kỳ tới để vợ con lên thăm được rồi, má già, má đi vất vả quá, con thấy má vậy, con chịu không nổi đâu!
Tiếng anh tù trong nức nở, trong chơi vơi đau đớn tâm can. Tiếng khóc của cả nhà bật thành tiếng lớn, hoà hợp với nhau cùng một nhịp tim nghẹn ngào. Tội nghiệp bà mẹ già biết là bao, gỗ đá cũng phải mềm lòng.
Không được bao lâu, thì các tên bộ đội, tay ghìm súng, lên đạn, làm như muốn bắn vào kẻ thù, miệng quát tháo:
- Việc gì phải khóc, các anh ấy học tập tốt, lao động tốt thì nại được thăm nuôi nữa, các bà phải động viên tinh thần của các anh ấy, chứ ai nại khóc nóc như thế, nàm cản bước tiến của các anh ấy.
- Thôi các anh thu xếp mau mà vào trong! Hết giờ rồi!
Dù bịn rịn, dù day dứt, nhưng cũng phải chia tay thôi. Tôi thấy các anh xếp hàng dài, đi dần đến các bàn kiểm soát. Tất cả thức ăn trong giỏ đều bị đổ tung ra, lăn lóc trên mặt bàn. Các cán bộ kiểm soát từng thứ một, xem có thứ nào vi phạm nội quy của trại không? Những thứ cấm sẽ được để dồn sang một bên, để cán bộ có trách nhiệm sẽ đến lấy đi kiểm tra, nghiên cứu và sẽ định tội hoặc cảnh cáo sau. Những thứ đem vào quá số lượng quy định sẽ bị giữ lại, để bổ xung cho toàn trại dùng, phần lớn là thuốc lá, thuốc lào và thuốc bệnh.
Tôi cũng nhìn thấy lúc anh đang bị kiểm hàng, rồi anh vơ tất cả mọi thứ đã kiểm xong vào giỏ cói. Có lẽ anh thở phào nhẹ nhõm, không bị tịch thu một thứ nào cả. Bóng anh nhỏ dần rồi mất hút sau dãy nhà tù.
Lúc đi, cả nhà, mỗi người một túi, giờ đây về với hai bàn tay không, nhưng sao ai cũng thấy nặng nề. Trời đã tắt nắng và u ám cả một vùng trời, như muốn chia xẻ nỗi buồn với mọi người.
Tù không định án thì biết bao giờ về đây ? Cuộc sống của tôi thật vô vọng và cuộc sống của anh - chao ôi là những chuỗi ngày buồn!
Cùng với các đợt chuyển trại liên tiếp và với giọng điệu cộng sản - Để bảo vệ an ninh cho các anh, sợ kẻ xấu biết và phá hoại, chúng tôi di chuyển các anh vào ban đêm cho an toàn. Và cứ thế, đêm đêm anh lại bị dựng dậy, xiềng xích để chuyển trại.
Anh lên đường ra Bắc.
Từ Suối Máu (Biên Hoà) tới Yên Bái, từ Yên Bái đến Lào Cai. Anh đã tới Cổng Trời với thân thể gầy gò, trong bộ quần áo rách tả tơi, dưới cơn rét khủng khiếp của miền thượng du Bắc Việt. Suốt ngày chỉ thấy hơi sương tỏa ra mù mờ, như anh đang ở trên mây, như anh đang vào nước trời với cơn sốt rét hành hạ, đói cơm, thiếu thuốc, khiến anh chỉ còn da bọc xương thoi thóp thở. Anh chỉ biết kêu cầu với người mẹ đã khuất để bình an phần hồn và phần xác, phép lạ đã đến với anh. Ngày hôm đó anh hết ói mửa và ngủ bình yên, hai ngày sau anh đã húp được ít nước cháo, từ đó dần dần anh khỏi bệnh …
Nhưng rồi anh vẫn bị xích tay, 2 người một, để chuyển trại lần nữa. Về đến Vĩnh Phú, trại cải tạo Tân Lập K4. Các anh lại ra sức xây dựng trại tù từ K1 đến K5.
Tại đây anh mới được phép viết thư liên lạc với gia đình. Hè năm 1979 tôi nhận được giấy thăm nuôi. Tôi gom góp hết tài sản gồng gánh ra đi. Ðường đi thật gian nan vạn sầu, 2000 cây số với ba ngày trên tầu hỏa để thắm đượm tình quê hương, từng ga tôi đi qua, từng ga tôi ngừng lại, dân thật nghèo khổ, khố rách áo ôm, buôn thúng bán mẹt ở ga ... . Tội nghiệp cho dân mình, hết chiến tranh vẫn còn khổ.
Lần đầu tiên tôi được đi xa, từ Nam ra Bắc. Hà Nội là đây ư !? Hà Nội ba mươi sáu phố phường mà tôi đọc trong sách, tưởng tượng thật thơ mộng và diễm kiều, trên thực tế trông cũ và buồn. Mua gì cũng phải có tem phiếu, phải xếp hàng chầu trực cả ngày. Hồ Hoàn Kiếm đầy những khẩu hiệu bác và đảng ...
Tiếng chuông xe điện kêu leng keng như muôn thuở nào. Chợ Ðồng Xuân, chợ Cửa Nam nhìn khách miền Nam như một con mồi béo bở .... . Phố Bà Triệu, phố Hai Bà Trưng, phố Huế, xe chở phân sóng sánh ra ngoài, vàng ố từng vũng trên đường. Ðâu đâu cũng thấy nón cối, cả đàn ông lẫn đàn bà đều đội nón cối. Tôi cũng là người Việt Nam, sao tôi không lẫn vào họ được, tôi cũng mặc áo bà ba nâu, cũng xách giỏ như họ, nhưng sao vẫn có những tiếng hò reo của trẻ con:
- Chúng mày nhìn người miền Nam kìa !.
Các em nói chuyện, các em văng tục như người lớn. Người miền Nam có gì lạ không em ??? Vì năm 1979 người miền Nam ra Bắc còn ít, phần lớn là những người đi thăm nuôi, nên họ nhìn chúng tôi như những con quái vật thời đại.
Tôi ra ga Hàng Cỏ, còn đứng lớ ngớ thì bị kẻ cướp giật trên tay tôi chiếc áo mưa, tôi giằng lại, đôi bên cò kè nhau qua khung cửa sắt của ga Hàng Cỏ, tôi la:"cướp! cướp!". Nhưng mọi người chung quanh bình chân như vại, giương mắt nhìn tôi. Cuối cùng, thấy tôi níu chặt quá nên hắn buông tay. Ga Hàng Cỏ hay ga Bình Triệu thì cũng ghê như nhau, cũng lắm kẻ cướp. Bần cùng sinh đạo tặc mà.
Tôi phải đi từ buổi tối ở ga Hàng Cỏ để đến ga Ấm Thượng (Vĩnh Phú) vào lúc sáng thì mới kịp vào trại buổi chiều, theo như anh chỉ dẫn, mướn người gánh đến bến đò. Hôm đó đò chở nặng quá nên chỉ chở hàng mà không chở người. Thế là mọi người đi bộ, cứ đi dọc theo triền núi thì qua được con sông này.
Ðoàn lữ hành của tôi gồm có một cặp vợ chồng, hai cậu bé chắc là hai anh em, và tôi, cứ thế đều bước mà đi, không nói chuyện gì cả, trời càng trưa càng nóng, một người lên tiếng, chúng ta nghỉ chân thôi !
Mọi người ngồi xuống bên đường, nép vào bóng cây để lấy chỗ mát, người đàn ông đổ nước trong bi đông ra nắp đưa cho chị ấy uống, sau đó đổ chút nước ra chiếc khăn đưa cho chị ấy rửa mặt, thủy chung chị ấy vẫn chẳng nói một câu gì. Tôi đành gợi chuyện:
- Anh chị đi thăm bác trai hay anh em vậy ?
- Không, tôi đi thăm chồng tôi.
Tôi ớ mặt, mình hỏi một câu vô duyên quá. Thế nhưng anh chàng này là gì của chị, mà sao lại chăm sóc chị kỹ thế !? Thắc mắc nhưng không dám hỏi, tôi chỉ hỏi bâng quơ ở Sàigòn chị ở đâu ? Làm gì ? Mấy cháu ? Hỏi đâu chị trả lời đó và im lặng, lặng im càng làm cho dấu hỏi trong đầu tôi thêm to tướng. Cậu kia là ai ? Em chị chăng ? Anh chị chăng ? Những cử chỉ âu yếm kia là sao ??? Sao trăng gì, chuyện của người ta mà mình cũng tò mò. Cuối cùng thì chị cũng giải đáp tò mò của tôi. Sau khi đi thêm một quãng đường nữa và thấy một hốc đá kín, tất cả mọi người đều đồng ý vào trong đó ngồi nghỉ và ăn trưa. Anh chàng kia vẫn phục vụ chị hết mình và chị vẫn im lặng hưởng thụ, tôi nhìn chị như một hiện tượng lạ. Tôi nhích mình xuống ngồi hoà đồng với hai cậu bé kia. Em đi thăm ai ? Em đi thăm bố ở K3. Anh chàng kia cầm nón khẽ phe phẩy cho chị mát, tôi nuốt không trôi gói xôi mua ở bến đò, chồng đi tù vắng nhà, chị làm trò khỉ gì thế ? Tại sao không dấu đi mà lại phô trương như thế này ? Tại sao lại đem anh chàng này lên đây ? Chị là người hay quỷ ? Tôi ngậm ngùi cho anh tù đã phải trả một giá rất đắt cho hạnh phúc bản thân, ôi trời xanh cay nghiệt bầy chi lắm cảnh éo le.
Chị đến bên tôi, chị đã đọc được dòng tư tưởng của tôi, chị thì thầm tâm sự:
- Khổ lắm cô ơi! Ảnh đi ảnh để lại cho tôi bốn đứa con, không có cắc bạc nào trong tay, bên nội, bên ngoại nghèo không giúp đỡ gì được, tôi lại không biết làm gì mà ăn, anh này đến giúp tôi đủ thứ, lo đầy đủ cho mẹ con tôi, chẳng biết làm gì hơn là lấy ảnh cho rồi, giờ đây đưa ảnh lên gặp ông xã tôi nói chuyện lần cuối.
Tôi chả biết nói gì hơn với chị, an ủi gì bây giờ ??? Chuyện nhà người ta đã tan nát, nhưng giá chị đừng đưa anh này lên đây thì tốt hơn. Hoàn cảnh nào đã đưa đẩy chị làm vậy ? Xã hội đã thay đổi làm cho bao nhiêu gia đình đã đổi thay. Cuộc sống ôi mất mát ê chề ...
Tôi còn đi chung với chị một đoạn đường dài, đến bến đò thì chia tay, chị đến K5, tôi vào K4 và chẳng bao giờ tôi gặp lại chị nữa.
Tôi nghe kể rằng, K4 trại Tân lập, Vĩnh Phú, còn có tên là Mai Côi Đầm Lầy, nơi đã từng giam giữ các nhà văn trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm, Trăm Hoa Đua Nở trên đất Bắc, vào thập niên 50.
Nhà thăm nuôi của K4 là một dãy nhà lá, nằm trên triền đồi, tôi được sắp xếp vào gian nhà có một cái giường nhỏ bằng tre, trải một chiếu cũ và có giăng màn sẵn, một cái bàn nhỏ để đèn dầu và các thứ linh tinh trên mặt bàn.
Tôi được lệnh sáng mai sẽ được thăm nuôi trong vòng một tiếng, một tiếng thôi ư!? Tôi có nghe lầm không? Tôi đã lặn lội mấy ngàn cây số mà chỉ được thăm có một tiếng thôi ư!? Nhưng tên cán bộ đã lủi đi như ma trơi, chỉ nói vỏn vẹn có thế rồi biến mất.
Mới bảy giờ tối mà trời cứ như đêm 30, tôi lần mò ra chỗ nhà bếp. Nơi đó, thực sự chỉ lỏng chỏng kê vài phiến gạch lên làm thành lò, có hai, ba cái nồi treo sẵn trong đó, một lu nước và một đống củi, do các người tù đã chuẩn bị sẵn cho nhà bếp này, mỗi khi có tin thân nhân đến.
Tôi lui cui đốt lửa thổi nồi cơm nếp, chiên lại con gà mua từ nhà trọ ga Ấm Thượng. Sau đó lèn chặt vào các ngăn gà mèn, rồi đem lên.
Không một bóng người, không một tiếng động, tôi vội chèn cửa rồi chui ngay vào màn. Vừa đặt mình nằm xuống, tôi nghe như có tiếng chân người, hoảng hốt giật mình ngồi dậy, chẳng có gì tự vệ, tôi quơ tay ra bàn vớ được … đôi đũa, cầm lăm lăm trong tay ... Bao nhiêu chuyện kinh khủng từ các người đi thăm nuôi gặp phải làm tôi bở vía ...
Cứ thế tôi ngồi đến sáng, gần sáng tôi mới chợp mắt một lúc thì có tiếng gọi:
- Chị chuẩn bị đi gặp anh.
Trời ơi! Tôi lúng túng, tôi cuống quýt, chạy vội ra giếng ... đánh răng, rửa mặt, chải đầu. Vừa xong cũng vừa lúc tên cán bộ đến.
- Chị đi theo tôi ra nhà tiếp (Nhà tiếp khách).
- Thế tôi có phải xách quà theo không ?
- Xách theo tất cả.
Thế là lại một phen cuống quýt, nhét vội mấy thứ vừa nấu hôm qua vào giỏ. Tay kéo, chân đẩy, hắn vẫn cứ điềm nhiên đi bên cạnh, sau đó thì cũng vào đến nhà tiếp. Tại đây , tôi thấy đã ngồi sẵn một tên cán bộ khác, mặt đằng đằng sát khí. Tên kia nói với tên này vài tiếng rồi tất tả chạy đi. Tôi đang chẳng biết làm gì thì hắn nói:
- Chị để tất cả các đồ đạc ra cho tôi kiểm.
Vừa nhét vào lại phải lấy ra.
- Lấy tất cả ra !
Hắn bắt đầu kiểm.
- Cái này là cái gì ?
- Dạ thưa lạp xưởng.
- Lạp xưởng là cái gì ? Chị không được dùng tiếng khó hiểu.
- Dạ lạp xưởng là thịt phơi khô.
- Sao trông nó giống như con sâu thế này ? Mà lại lổn nhổn những mỡ là mỡ, chị gọi nó là cái gì ?
- Lạp xưởng.
- Thật là rắc rối, gọi nó là sâu mỡ có phải dễ hiểu không ? Thế còn cái này là cái gì ?
- Dạ gà rô ti.
- Gà đây rồi, còn rô ti đâu ?
- Gà rô ti là gà quay, gà rán đấy ạ !
- Chị rõ hay nhỉ, cấm chị không được dùng chữ nước ngoài.
- Dạ ... dạ !
- Thế cái này là cái gì ?
Bỏ mẹ tôi rồi, nếu không được dùng chữ nước ngoài, thì tôi không biết gọi nó là cái gì.
- Dạ ... dạ ...
- Cái gì ?
- Dạ phó mát (Fromage)
- Phó mát là cái gì ?
- Dạ là chi (cheese).
- Chi là cái gì ?
- Dạ chi là bơ đông đặc.
- Chị chỉ nói luẩn quẩn. Món này để riêng ra để nghiên cứu. Các chị cứ là đem lên đây những món quái quỷ, không hợp với tinh thần học tập của các anh, cứ bơ sữa nhiều vào rồi không có tinh thần tiến bộ.
Tôi cứ điếng người theo từng lời nói của hắn. Lục lạo khắp mọi thứ, cuối cùng tôi chỉ bị để lại "Ðể nghiên cứu" gồm có nửa ký lạp xưởng, một hộp cheese con bò cười, một gói thuốc lào (Vì quá tiêu chuẩn). Tất những thứ khác đều được dồn vào giỏ, vào túi và để gọn lại trong góc nhà. Tôi được ra ngoài dãy bàn dài ngồi chờ đợi. Ôi một khắc cứ như thiên thu.
Rồi thì anh cũng ra đến, trông xanh xao gầy guộc, khuất sau lưng một … chiến sĩ gái, chiến sĩ ấy thật to béo phục phịch, quần áo bộ đội như muốn nứt ra,hai bím tóc vắt hai bên vai, khiến mặt chị to phèn phẹt. Chị bỏ nón cối xuống bàn, nói vài câu với anh cán bộ, sau đó chị quay lại bảo chúng tôi:
- Anh chị có một tiếng để gặp nhau nói chuyện.
Rồi chị xổ ra một tràng lời khuyên của bác và đảng.
- Anh chị ngồi xuống đây. Anh ngồi bên này, chị ngồi bên kia.
Theo tay chị chỉ và chị ta cũng ngồi xuống, ngay đầu bàn, giữa chúng tôi, mắt chị mở trừng trừng, tai chị vểnh lên ... chị là nhân chứng ... nhìn và nghe ... chúng tôi nói chuyện.
Tôi đang bối rối nghẹn ngào, cứ như người máy, chúng tôi ngồi xuống. Anh để hai tay lên bàn và đưa sang nắm lấy hai bàn tay tôi, vợ chồng nhìn nhau trong khoảng khắc, thời gian như ngừng trôi, tôi nức nở nghẹn lời. Anh hỏi:
- Ông bà khỏe không ?
- Ba khỏe không ?
- Bố mợ khỏe không ?
- Các em khỏe không ?
- Con khỏe không ?
Nước mắt tôi cứ trào ra không làm sao ngăn được, cổ cứ nghẹn lại như có ai bóp, tôi chỉ gật sau mỗi câu hỏi. Anh nắm nhẹ tay tôi và bắt đầu kể cuộc sống lao động ... vinh quang với những người bạn tù mới ở đây.
Anh nói mùa đông ở đây lạnh lắm, nhưng được đảng và nhà nước chăm sóc đầy đủ, phát cho cái chăn Trung Quốc ấm lắm, nhưng anh đã may cái Poncho thành cái túi ngủ, đêm chui tọt vào rồi đắp chăn ở ngoài ... ấm lắm.
Chị cán bộ cười. Lần sau em ra thăm mang cho anh thêm cái áo len nữa nhé.
Anh được ăn uống theo tiêu chuẩn nên cũng đủ ... tụi anh có cải thiện thêm trong bữa ăn là trồng nhiều rau, lần sau em mang thêm cho vài thứ như sau, anh đọc vài thứ thôi, đơn giản như ... bác hồ.
Anh hỏi nhà có gì lạ không ? Chị cán bộ như nín thở lắng nghe. Tôi lí nhí trong miệng:
- Bọn "phản động" vượt biên nhiều lắm ...
- Thời khắc trôi qua thật nhanh, tôi chả kịp nói gì thì đã hết giờ, một tiếng đồng hồ không đủ để gói ghém tất cả nỗi thương nhớ, mong chờ. Chị cán bộ đứng lên trước:
- Hết giờ thăm nuôi rồi.
Tôi cứ nắm chặt lấy tay anh, chị cán bộ bồi thêm:
- Anh ở lại học tập tốt, lao động tốt, còn chị làm công tác tốt thì anh sẽ mau chóng về đoàn tụ với gia đình. bây giờ là thời gian để anh ăn năn hối cải, khi nào trại thấy anh cải tạo tốt là cho về ngay, chị cứ yên tâm.
Tôi vẫn yên tâm, tôi phải yên tâm chứ, làm gì được nữa đâu, cá nằm trên thớt còn vẫy vùng làm chi. Chúng tôi chia tay trong vội vàng, dở dang. Hai tay anh xách hai túi, còn tay nào vẫy nhau đâu.
- Thôi em về đi, cố gắng nuôi dạy con nhé.
Tôi đứng nhìn hai người cán bộ đưa chồng tôi trở lại trại giam với một ý nghĩ. Tại sao họ lại thắng trận được nhỉ ?
Họ không có trình độ, không có kiến thức, không có sự hiểu biết tối thiểu, không được hưởng đời sống thành thị, không biết nền văn minh của loài người, họ vẫn còn trong thời tiền sử, tại sao họ tồn tại và chiến thắng !!!???
Tôi âm thầm đau khổ cho bản thân tôi, cho gia đình tôi, cho toàn thể gia đình có người đi tù cải tạo, những người tù này đã phải trả một giá rất đắt, với những cơn đói triền miên, với những bệnh tật ngặt nghèo không thuốc chữa trị, với những thay đổi tình người, để mong được về sớm, với những tan tác gia đình khi người cột trụ bị tù đày. Kẻ chết vì điên, người chết vì bệnh, kẻ chết vì đói, người chết vì trốn trại, bao nhiêu hoàn cảnh tan nát vì ai ...???
Một mình lững thững đi dọc qua các triền núi để tới bến đò. Vượt qua “Dốc Lệ Tuôn”, tôi gặp một trại hình sự ... con nít, có tên rất mỹ miều là "Trường Công Nông Cấp Một". Xã hội nào mà không có tội phạm. Tội phạm ở XHCN mà hôm nay tôi gặp là những cháu bé lên 10, 12 tuổi, chạy theo tôi để xin tiền hoặc thức ăn dư nếu có. Cháu giết bà để lấy tiền, em lấy gạch ném chết anh .... . Tội nào cũng khủng khiếp cả, nhưng các em kể mà giọng nói dửng dưng, chẳng một mảy may xúc động. Sao các em còn bé quá mà đã có hành động giết người ? Ðó là quỷ hay là người ?
Tôi cũng chẳng còn gì để giúp các em, chỉ sợ mở ví lấy tiền cho, các em lại nổi máu giết người chỉ vì nhìn thấy vài đồng trong ví của tôi, nghĩ thế mà sợ hết hồn, tôi vội ba chân bốn cẳng rảo bước thật nhanh, bến đò kia rồi.
Ngồi chờ con đò đến mà lòng đầy nỗi hoang mang. Học tập tốt là thế nào? Bao giờ anh về? Tại sao lại phải đưa những người tù lên tận vùng ma thiêng nước độc này?
Tôi ngửng lên nhìn trời, tôi cũng đã đi gần đến cổng trời, dưới chân tôi như có những đám mây mờ, chung quanh tôi là trời mây bát ngát không một bóng nhà ở. Cổng trời ghê gớm quá dân nào mà ở được, chỉ dành cho đám tù đày mà thôi. Ðám tù khổ sai, không có ngày về, đang bổ những nhát cuốc trên những phiến đá, vỡ đá ra để lấy đất trồng rau, trồng khoai, trồng trà ... .
"Ðường vào K4 quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ... "
Nhưng nước biếc ở đây đỏ như máu, đục ngầu, cuồn cuộn chảy, đâu đó có tiếng nước đập vào bờ nghe ì ầm nhưng sao như tiếng gọi hồn ... đưa đẩy con đò vào bến.
Tôi như bóng ma, lặng lờ bước đến mua vé và ngồi vào khoang chờ. Ðò chờ thêm khách, quả nhiên khoảng một tiếng sau thì có ba cán bộ từ trong triền núi đi ra, họ lên đò và đò bắt đầu rời bến, dọc theo sông Hồng ra ga Ấm Thượng.
Ấm Thượng về Hà Nội, Hà Nội về SàiGòn.
Cứ thế, vào dịp hè 1980 tôi lại gom góp hết tài sản đi thăm anh, lần này tôi đưa cả con ra thăm anh.
Năm 1980 trại thăm nuôi đã nới rộng giờ thăm, những ai có thành tích xuất sắc trong thi đua lao động và học tập thì sẽ được thêm giờ thăm, tùy theo quyết định của cán bộ.
Tôi vừa trình giấy xong thì cán bộ nói:
- Chị được "chiếu cố" đặc biệt vì anh lao động tốt.
Chiếu cố đặc biệt ở đây có nghĩa là anh được thăm suốt ngày và .... được ngủ lại một đêm ở ngoài nhà tiếp, chứ không phải vào trại tù như mọi khi.
Ðối với lũ súc vật đó thì chuyện ngủ đêm là một chuyện hết sức khoan hồng đặc biệt. Thi ơn cho người tù, giải quyết vấn đề cho người tù. Tâm hồn và thể xác người tù bị hành hạ khôn nguôi. Có những người tù đã vi phạm điều gì đó, nên khi được thăm nuôi chỉ được ra đến tối thôi, chứ không được...ngủ đêm... . Biện pháp này để trừng phạt người tù mà chúng tưởng là thượng sách.
Tối hôm đó, chúng tôi vào ... giường, cả ... ba: bố, mẹ, con đều chui vào một giường, vì ... chỉ có một giường, các túi đồ ăn để trên bàn. Vừa thổi tắt ngọn đèn dầu độ 15 phút rồi tôi nghe hình như có tiếng người đi, rồi cứ huỳnh huỵch trên bàn. Anh nói:
- Không được rồi, chuột sẽ ăn hết thức ăn thôi.
Thế là tụi tôi ngồi dậy, khuân hết thức ăn vào ... giường, để sát vào góc màn, thức ăn bốc mùi thơm ngào ngạt và chiếm gần nửa giường, tụi tôi đành nằm co lại.
Vừa tắt đèn để ngủ thì lại nghe tiếng huỳnh huỵch nữa, chúa ơi ! Chuột tấn công chúng tôi, chuột từ bàn phóng sang giường, chuột to nặng nề, nhưng chạy rất nhanh, cứ chiếu theo mùi thức ăn mà phóng tới, hình như hai ba con thì phải, chuột đang chảy hội, tụi tôi lại thắp đèn lên ... rình chuột.
Anh nói:
- Chuột thành tinh rồi, vì thời gian này có nhiều người ra thăm nuôi, nên những con chuột này không thành nạn nhân của các vụ đói nữa.
- Có người tối ngủ mà bị chuột gặm nát ngón chân.
Eo ơi, tôi nghe ghê quá, chúng tôi chẳng ngủ nghê gì được.
- Thôi em ngủ đi để lấy sức mai đưa con về.
- Thôi anh ngủ đi để em canh chuột cho.
Cuối cùng thì tụi tôi cho thức ăn và con vào giữa giường, còn hai vợ chồng ngủ ngồi ở hai đầu để canh chuột.
Sáng hôm sau, lúc 8 giờ, cán bộ đã đến báo hết giờ thăm, chuẩn bị vào lại trại giam. Anh ôm chặt lấy hai mẹ con tôi, từ biệt nhau, dặn dò nhau, vỗ vai nhau, an ủi nhau trong vô vọng ...
Cán bộ đứng chờ, tất cả mọi thứ được chất lên xe cải tiến (một loại xe kéo, có 2 bánh). Anh vừa đẩy vừa đưa tay vẫy.
- Anh ơi ! Bao giờ anh về.
- Bố ơi ! Về với con.
Lời nghẹn ngào trong khoảng không, hai mẹ con tôi lủi thủi thu xếp đồ đạc ra về.
Ngoài cửa thoáng một đám người tù bắt đầu buổi lao động, họ như lũ cái bang, quần áo rách rưới tả tơi, mỗi người một kiểu rách rưới, quấn thêm bên ngoài là miếng nylon, sang thì là áo mưa. Ðầu đội đủ các kiểu nón, nón lá, nón len, nón rơm ..... .Tay thì cuốc xẻng và quấn quanh người là lon Guigoz, bi đông đựng nước hay thức ăn. Họ đi lầm lũi, mệt mỏi với nét mặt u sầu, chán nản, họ đúng là đoàn quân thất trận, họ đúng là những người tù khổ sai. Họ đúng là những người bị bỏ rơi, họ còn đó, bao giờ thì họ được thả ra ? Có ai chia xẻ với họ sự tù đày này không ? Mỗi chuyến đi thăm là tôi mang về một nỗi buồn không tên.
Thời gian trôi qua thật nhanh, lại đến Hè 81, kinh nghiệm năm trước, dắt con đi tội cho nó quá, nên tôi lại đi một mình. Năm nay, tôi đi với chị bạn (Vợ anh Lê Rĩnh K.19 HQ). Đường xe lửa Sàigòn – Hà Nội kẻ cắp như rươi, mà đường xe lửa Hà Nội - Ấm Thượng còn ghê hơn nữa, hai đứa tôi cứ banh con mắt ra mà nhìn hàng của mình, đến khuya thì mệt quá rồi, nhìn quanh thấy toàn nón cối với áo bộ đội, hai đứa bấm nhau, toàn là “Đầy tớ của nhân dân” chắc không đến nỗi nào đâu. Bốn chân để chặn lên các túi hàng, hai đứa ngủ gà ngủ gật đến ga. Xách hàng xuống ga mới biết cái túi của tôi bị rạch một vết dài (Chắc bằng lưỡi lam) bao nhiêu thứ bị lấy tuốt, chỉ còn trơ lại cái thùng Magarine (mà tôi đã yên trí gác chân lên). Hỏi ra thì 10 người có đến 8 người bị trộm cắp, mất tiền như thế …
Vào đến trại thì trời tối, tụi tôi phải ngủ đỡ bên K5 một đêm, đến sáng hôm sau mới đi vào K4. Vào đến K4 thì các anh đã đi lao động rồi, nên phải chờ đến chiều các anh mới được ra.
Tối hôm đó, trăng tròn sáng, các món ăn đã được nấu xong, tụi tôi bưng cả ra ngoài sân ngồi quây quần với nhau. Anh Rĩnh và anh, vừa ăn vừa nói chuyện thỏa thuê, nói mãi, nói đến khuya, trời đêm trở lạnh, chúng tôi quấn thêm chăn vào người, mơ màng nói với nhau chuyện ngoài đời, chuyện vượt biên, chuyện sống ở ngoại quốc, chuyện các bạn tù, chuyện những người bạn đã nằm xuống. Nhóm bạn tù của anh đã trở thành thân nhau như ruột thịt và đã chia sẻ với nhau mọi thứ có được (như anh Rĩnh, Luận, Sử, Khải…). Chao ôi, nhiều chuyện quá quên cả giờ đi ngủ, buổi đêm đó giờ nghĩ lại, tôi vẫn có cảm tưởng như một đêm tại nhà, anh và bạn đã thoải mái … quên thân phận tù đầy của mình để mơ chuyện tương lai.
Sáng hôm sau, chúng tôi lại chia tay, có buổi chia tay nào mà không buồn. Anh ở lại, em về, chúng ta như Ngưu Lang Chức Nữ, mỗi năm gặp nhau một lần.
Đường về sao xa diệu vợi, đường về sao quá cô đơn. Con ra cửa đón, hỏi bao giờ bố về, mẹ cũng không biết nữa con ạ !!!
Đến ngày 23 đưa Ông Táo, Tết năm 1982 thì anh được thả về. Anh về vào buổi trưa, nhưng anh đi đến nhà Ba, nhà Bố Mẹ, nhà họ hàng trước, đến tối anh mới về nhà. Anh về nhà cùng với cả đoàn “hộ tống”, nào các bà cô, các em họ tinh nghịch nhất của anh. Tất cả ùa vào nhà, tôi mở cửa, tôi sững sờ, tôi dụi mắt, tôi chùi mắt, anh thật đây ư ? Anh về đấy ư ? Anh bằng xương bằng thịt đây, anh về với tờ giấy ra trại:
Giấy Ra Trại
Theo thông tư số …….. ngày 31-5-1961 của Bộ Công An.
Thi hành án văn quyết định tha số 138 ngày 16-12-1981 của Bộ Nội Vụ.
Nay cấp giấy tha cho anh có tên sau đây:
Họ và tên khai sinh: Trần Cao Hoài
Họ và tên bí danh: Một ( ??? )
Sanh ngày: 25-11-1945
Nơi sanh: Hà Nội
Nơi đăng ký nhân khẩu thường trú trước khi bị bắt: 249/48D Ngô Quyền, Q.10, TP ….. .
Can tội: Đại Úy Trưởng Phòng CTCT.
Bị bắt ngày: 24-6-75.
Án phạt: TTCT ( tập trung cải tạo ??? )
Theo quyết định án văn số: ………………..
Đã bị tăng án: ……………………………
Nay về thường trú tại: 249/48D Ngô Quyền, …………………
Nhận xét quá trình cải tạo: Thời gian cải tạo đã …… Hằng kỳ được xếp loại cải tạo trung bình.
Lăn tay ngón tay phải của Trần Cao Hoài Ngày 12-1-1982
Giám thị…….
Tối hôm đó tôi như mơ, tôi không tưởng là thật, anh nằm đây, con nằm giữa và tôi gối lên cánh tay anh, lại thì thầm nói chuyện, thôi mọi chuyện để đến mai hãy nói … giấc ngủ thật tuyệt vời …
Chúng tôi bắt đầu làm lại cuộc đời, anh tất tả cuộc sống với vài nghề, chạy máy làm bột giấy, đi bỏ hàng, đi bán quần áo, anh bôn ba với vài chuyến vượt biên. Thời gian này bạn bè lại gặp nhau, nhớ nhất là anh Tiêm, sáng sớm mới bảnh mắt ra đã đến nhà réo gọi.
- Hoài ơi! Dậy chưa mày, kêu cả nhà dậy ăn phở! mau!
Đang nằm nướng, chỉ nghe có thế thôi là tôi tốc màn ngay dậy, mau mau sửa soạn để đi ăn, vì thường thì anh Tiêm chỉ gọi có “Hoài ơi!” thôi, khi nào gọi cả nhà đi ăn nghĩa là anh Tiêm đã “vô mánh”. Anh Tiêm đến chơi thường xuyên, có khi hằng ngày, có khi vài ba ngày đến một lần, có khi cả 4, 5 tuần mới đến, khi lâu như vậy là có chuyện, quả nhiên. Anh kể anh bị bắt vì tội tình nghi vuợt biên, anh mất dép khi đi xuống bãi và bị chộp, nằm “ấp” và được “chạy” ra. Rồi thì anh cũng đi được.
Hết anh Tiêm đến anh Hưng (Gà Lủi) cũng thường xuyên đến khi anh trúng mánh, có “Địa”, anh cũng gọi Hoài ơi, rồi hai ông biến mất. Các ông toàn bàn chuyện vượt biên. Anh Trần Tam Văn đến giới thiệu vài chuyến, nhiều quá, anh lại giới thiệu sang cho anh Mậu, chuyến đó làm anh Mậu rủi ro …. nằm “ấp” mất mấy năm.
Chuyện vượt biên thật là hồi hộp và khủng khiếp. Chuyến cuối cùng vào tháng 6 năm 1983 thì chúng tôi được tầu vớt đưa vào đất Phù Tang (Gặp anh Hồ Ngọc Văn bên đó), tại đây cũng nhận được thư anh Cương và Nga (Nhờ đọc mục nhắn tin báo Văn Nghệ Tiền Phong). Nga ơi! Cảm ơn mi đã gửi cho ta hai chiếc áo dài - mặc vừa y – Ta biểu diễn hôm giới thiệu gia đình một người Việt tỵ nạn cộng sản tại nơi ta ở, mấy anh Nhật cứ lác cả mắt, khen quốc phục của phụ nữ Việt Nam đẹp quá.
Gần một năm rưỡi thì chúng tôi giã từ xứ Hoa Anh Đào để sang Úc Thòi Lòi này lập nghiệp. Lại bắt đầu lại từ đầu với đời người còn lại, nhà tôi thỉnh thoảng vẫn nằm mơ thấy đang ở trong tù cải tạo với cơn đói khủng khiếp, khi tỉnh lại mới hoàn hồn, và nhiều ám ảnh nữa làm sao quên được, anh vẫn kể tôi nghe và nếu có dịp tôi sẽ kể lại cho quý anh chị nghe nhé.
Perth,01-03-1994
Hồi ký của phu nhân bạn Trần Cao Hoài
(nhũ danh Trần Mỹ Điệp, TV70)
(nhũ danh Trần Mỹ Điệp, TV70)
Chuyện này, xin thân tặng tất cả các anh chị chưa được nếm mùi “Học tập cải tạo”, cũng như chưa đi thăm nuôi “Tù cải tạo”, và cũng xin thân tặng tất cả các anh đã tiêu hao tháng, năm trong trại tù cải tạo, cùng chia sẻ nỗi niềm với các chị trong những ngày tháng cô đơn, đợi chờ và gánh gạo thăm nuôi.
Tôi vẫn giữ mãi hình ảnh hào hùng của chàng trong bộ quân phục Hải Quân, trong các bộ Tiểu Lễ, Đại Lễ. Nhưng tôi cũng không bao giờ quên được hình ảnh chàng trong trại tù cải tạo với chiếc nón lá rách tả tơi, cuốn trên mình là miếng nylon để che mưa nắng, thân thể chỉ còn là bộ xương cách trí, hai chân lún xuống đất bùn, hai tay cầm bó mạ, gieo mầm sống, gieo hạt lúa, nhưng gặt hái, anh chỉ được ăn bo bo, khoai lang, sắn phơi khô, bột mì luộc…
Tôi lại không thể xoá nhoà hình ảnh một quân đội hào hùng gồm toàn Tướng, Tá, Úy, lính, giờ đây như lũ cái bang đi lầm lũi trên triền núi, sườn đồi, dưới ruộng, thân phận họ chỉ còn là con giun cái dế, người tù khổ sai, còn gì nữa đâu hình bóng xưa, hình bóng oai hùng của người lính Quốc Gia. Hình bóng đó, chúng ta muốn thấy lại nên đã đề nghị mặc lại bộ quân phục khi xưa, nhưng không biết có còn hùng khí ngất trời không? Hay chỉ là ảo tưởng, hay chỉ là mơ hồ, hay chỉ là làm sống lại cái gì đã chết, sự sống đó chỉ là hào nhoáng bên ngoài, rồi tắt sau buổi tiệc tàn. Tôi mong muốn có sự sống vĩnh cửu trong tập họp, đoàn kết và sức mạnh chung của chúng ta.
Subscribe to:
Posts (Atom)