Bình Thuận chỉ có ba trăm năm ngắn ngủi nhưng cũng là nơi đã sinh ra nhiều nhân tài có đủ trong mọi giới, từ văn chương chữ nghĩa, hội họa, kiến trúc, quan trường cho tới cầm ca kịch nghệ. Những người trăm năm cũ như Nguyễn Thông, Phan Trung, Trần thiện Chánh, Tống Hưng Nho Cao Hành, Ưng Chiếm, Bùi Hàng.. vang lừng trong thiên hạ về văn tài, hùng khí và lòng yêu nước nồng nàn, không ai không biết, không ai không cảm phục, dù cho lịch sử đã vô tình một thời quên lãng.
Theo gót hào hùng của cha anh ngày trước, có Vũ anh Khanh sinh trưởng tại Mũi Né, là một văn nghệ sĩ nổi tiếng trong thời kỳ chín năm toàn dân kháng chiến chống giặc Pháp xâm lăng, từ 1945-1954, hầu như ai cũng biết tới và ưa thích thi phẩm ‘ Tha La Xóm Ðạo ‘ của ông.
Trong lãnh vực sân khấu, kịch trường của miền Nam, qua bao thế hệ, đã có nhưng tên tuổi một thời lừng lẫy như Sáu ngọc Sương, Vĩnh Lợi, Phan Sinh, Nguyễn hữu Thiết-Ngọc Cẩm, Mỹ Thể, Nhật Trường, Anh Khoa, Dũng Chinh., Trang Mỹ Dung.. với lời ca tiếng hát và những tác phẩm nổi tiếng , đã góp phần làm rạng danh đất Phan Thành.
Biển mặn đã gắn liền với Bình Thuận, Sông Mường miên viển không bao giờ tách rời Phan Thiết. Ðất làm người bất tử hay người vì đất mà sống mãi với thời gian? Làm cho Bình Thuận và Phan Thiết có được cả nước trân quý như hôm nay, là công khó máu chan cơm nước mắt thay canh của tiền nhân qua bao thế hệ. Họ là con dân Ðại Việt vùng Thuận Quảng, tay gươm tay cuốc, tới đây rồi dừng bước và tận dụng tài năng để biến sõi đá thành ruộng đồng, rừng già biển dữ trở nên kho bạc vàng châu báu cho con cháu tận hưởng muôn đời.
Họ là tráng sĩ vung gươm giữ yên nhà nước, là các anh hùng Nguyễn xuân Ôn, Ưng Chiếm, Bùi Hàng, Cao Hành.. một đời vì nước dù thân xác có bị giặc cướp phanh thây phơi xác. Họ là hậu duệ của lớp sĩ phu yêu nước, là những người Hàm hộ, Phú Ông, Ðiền Chủ.. giàu có nhưng dùng gia tài riêng để lo chuyện quốc sự.
1- VĂN NGHỆ VĂN CHƯƠNG NƠI PHỐ BIỂN
Là người Phan Thiết, chắc ai cũng giống ai về sự đa sầu đa cảm mà trời thường đặc ban cho người miền biển, vốn có sẵn trong trăng thanh gió mát, sóng nuớc gợi tình. Bởi vậy cứ mỗi lần vô tình nghe từ đâu đó vọng lại các loại đàn tranh, kìm, độc huyền.. hoà điệu vơi những bài bản nam hay bắc, là hồn như muốn trổi dậy cái thời xa lắc miên mang chốn Phan Thành. Nhớ hoài dòng sông Cà Ty nước ròng, nước lớn, lấp lánh đèn nhà ai toả sáng đôi bờ, dòng sông của tuổi thơ một thời đáng nhớ.
Theo Nghệ Sĩ Vinh L?i cho biết vào thời Pháp thuộc, tai Phan Thiết đã nở rộ điện ảnh với hai cuốn phim trắng đen do vợ Phạm Ngọc Thình là cô Bê đóng chung với các tài tử Duy Chánh, Mai Hiếu và Lê Quỳnh. Phan Thiết là nơi có hai cô đào cải lương nổi tiếng thời tiền chiến là Sáu Ngọc Sương đào chánh của Ban Việt Kịch Năm Châu, Sài Gòn và Năm Nam trong gánh Tiến Hóa. Sau đó cả hai về Phan Thiết hợp tác với kịch tác gia Trần Thiện Hải, lập gánh và trình diễn các vở kịch như Tâm Hồn Thôn Nữ, Bức Màn Yên Bái, Khúc Ly Ca, Thành Cát Tư Hãn.. Vĩnh Lợi là một nghệ sĩ trong đoàn kịch của Bình Thuận , chính KIM CƯƠNG, con gái của Nguyễn Mộc Cương và Bảy Nam, cũng sinh tại Phan Thiết năm 1937 và đã sống tại đây suốt thời tuổi nhỏ .
Bình Thuận là vùng biển mặn, quy tụ cư dân của nhiều địa phương suốt dọc duyên hải miền Trung và gần Sài Gòn, nên hầu hết người PhanThiết, kể cả giai cấp thượng lưu, ai cũng thích nghệ thuật. Với người lao động, dân biển, bất kể là ngày thường, ngày tết, nếu rạp hát không có đoàn hát Bội hay Cải Lương trình diễn, cũng tụ tập ở ngõ hẻm, góc chợ, trụ đèn để nghe các nghệ nhân gõ sanh, kéo nhị hát bài chòi, cải lương, hô thai chơi lô tô hay hát những đoạn tuồng cổ sử. Do trên, đầu thập kỷ 20 Phan Thiết đã có ba rạp hát lớn là Rạp Bà Ðầm (Modern), Star (Ánh Sáng của Phạm Ngọc Thình) và rạp Odeon (Hồng Lợi của Thất Ngàn). Riêng rạp Lilas mới xây vào thời VNCH.
Tại Phan Thiết trước đây cũng có nhiều Ban hát nổi tiếng như Tiền, Sầm, Kiểm và các kép Xưa, Bành và nổi nhất là đào Năm Nam con bầu Hoạch.Những năm kháng chiến chống Pháp, những người Phan Thiết chiến đấu trong mặt trận Việt Minh, cũng lập ra một đoàn văn nghệ, quy tụ hầu hết các tài danh trong tỉnh như Khánh Cao, Ðinh Lân, Duy Liêm, Hồng Anh, Minh Quốc, Huy Sô..
Hạ Uy Di cũng là xóm biển, làm nhớ hoài dòng sông Cà Ty, những ngày tháng tuổi thơ rong chơi không biết mệt. Ở hải ngoại hiện nay có Duy Chánh, Khai Trinh, Anh Vũ.. sinh trưởng tại Phan Thiết, đều là những nghệ sĩ nổi tiếng với các loại đàn, sáo.. mỗi lần ngân rung các điệu Xuân Tình, Tây Thi, Tứ Ðại Oán, Vọng Cổ.. hòa nhịp trong tiếng hát gợi cảm của các cung điệu Nam Ai, Cửu Khúc, Phụng Hoàng.. làm ai cũng tỉnh rượu, để theo dõi những ngón tay của người nghệ sĩ nhảy múa trên phím đàn muôn bậc như tiếng tình tự của quê hương.
Trước năm 1975, Bình Thuận-Phan Thiết là xứ ăn chơi tới nổi cái nồi cũng bán, cái tơi cũng cầm, nên ai cũng thích cầm ca. Phan Thiết những năm 50,60,70 rộn lên phong trào ca nhạc, nhộn nhất là ở Ðức Nghĩa có Ba Bứa, Song Én cùng chơi Ðờn Kìm, Mười Qườn sử dụng Violon, Nam Choi Ghita nhưng Phan Sinh là người biết chơi tất cả các âm cụ. Riêng các giọng ca thuở đó có Năm Bờ, Tám Mối, Tao Ngộ.một thời lẫy lừng trong Ðoàn Nhạn Trắng, Phan Thành. Sau năm 1975, Năm Hường mở quán Nghệ sĩ trên đường Từ văn Tư ( đường công hương nối Quốc lộ 1 ờ Cầu Sở Muối với đường Lương Ngọc Quyến), qui tụ các tài tử cây nhà lá vườn về ca hát như trước đây ông Phan Sinh, Mười Qườn đã làm. Thời VNCH, Phan Thiết có nhiều ca nhạc sĩ nổi danh như Trần Thiện Hải, Nguyễn Hữu Thiết-Ngọc Cẩm, Hồng Phúc, Nhật Trường, Dũng Chinh, Mỹ Thể, Anh Khoa, Trang Mỹ Dung và nhất là vợ chồng Nhạc Sĩ mù LA TÚ MỸ-NGỌC THU, chồng chơi phong cầm (Accordion và sáng tác nhạc), còn vợ kéo vỉ cầm. La Tú Mỹ trước khi bị mù, vốn là một sinh viên Khoa Học, chỉ vì bất cẩn trong phòng thí nghiệm, nên chịu cảnh u trầm một kiếp. Ông đồng thời với Ðoàn Thanh, người đã sáng tác ca khúc ‘Trăng Sáng Mường Giang’ nổi tiếng. Thời tỉnh trưởng Lưu Bá Châm, La Tú Mỹ là Trưởng Ban Nhạc của Ty Thông Tin Bình Thuận.
Phan Thiết ngày xưa còn có hai nữ ca sĩ TRÚC THANH, tên thật là Nguyễn Ngọc Hoàng Cung và TRÚC LY, tên thật là Nguyễn Ngọc Hoàn Viên, có chồng là Soạn giả Hương Sắc. Cả hai cô ca sĩ này đều là con Nguyễn Ngọc Ấn, Trưởng Ty Kiến Thiết Bình Thuận rồi Bình Tuy, em ruột nhà thơ nổi tiếng Phan Thiết là Kiều Thệ Thủy, nhà ở đường Lý Thường Kiệt, khoảng giữa Ðinh Tiên Hoàng-Tự Ðức.
Sau năm 1975, tại Hải Ngoại Phan Thiết-Bình Thuận cũng sản sinh nhiều nhạc và ca sĩ nổi tiếng như NGUYÊN CHI, tức Bác sĩ Nguyễn Lương Chỉ, Anh Vũ, Bảo Phương.. và đặc biệt là ca sĩ cổ nhạc CAO MINH HÙNG sinh năm 1963 tại Phú Quý. Nhưng đặc biệt nhất vẫn là Người Chiến Sĩ TRẦN THIỆN KHẢI. Anh sinh năm 1949 tại Phú Hội, Hàm Thuận con Trần Thiện Bang tại Bình Hưng, vốn cùng với Trần Thiện Thanh có chung tổ phụ là Sĩ Phu Trần Thiện Chánh. Xuất thân từ trường Trung Học Phan Bội Châu, Phan Thiết, niên học cuối 1969-1970. Trần Thiện Khải là sĩ quan hải quân khóa 24 và là Hạm Phó HQ-719. Là một trong những nhạc sĩ tài danh ở hải ngoại, sáng tác nhiều bản nhạc giá trị, trong dòng nhạc chiến đấu mà điển hình là nhạc khúc Trăng Chiến Khu. Tử thương tại Lào, trên đường về giái phóng quê hương năm 1987.
Sau rốt ai cũng đều đồng ý rằng, trên đỉnh nghệ thuật sáng tác và ca diễn, trong giới nghệ sĩ Bình Thuận-Phan Thiết thì Nhật Trường-Trần Thiện Thanh là con chim đầu đàn, đã làm rạng danh người Phan Thiết qua nhiều thập niên trong dòng lịch sử ca nhạc.
2 - NHẬT TRƯỜNG - TRẦN THIỆN THANH :
Từ năm 1958, sự xuất hiện của ca sĩ Nhật Trường cũng như nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, làm cho giới ca nhạc thủ đô xao động, nhiều người bảo tại ca sĩ gốc Phan Thiết, nên khi rời quê hương mình, đã đem theo cát và gió, làm cho vũ trường, sân khấu buổi đó cũng mù mịt gió cát đất Phan Thành. Nhật Trường có giọng ca nồng mặn và rất trau chuốt, cho nên chỉ trong một sớm một chiều, đã là đối thủ lợi hại của danh ca đương thời Duy Khánh . Nhờ bộ dáng cao ráo,tuy răng hơi vẩu, mặt thỏn,nhưng không ngờ đó là những nét yêu, đã giúp cho người ca sĩ thêm sáng sân khấu, điển trai, thu hút khán giả như một thần tượng của mọi giới, kể cả thanh niên và nhất là các cô nàng nử sinh, sinh viên mơ mộng.
Nhạc của Trần Thiện Thanh sáng tac lúc đó, hầu hết được quần chúng đón nhận, dù là nhạc viết cho lính hay người tình, bạn bè nằm xuống hoặc nói về cuộc nhân sinh dời đổi. Tất cả đều là giọt lệ khô như Không Bao Giờ Ngăn Cách, Hoa Trinh Nữ, Rừng Lá Thấp. Chiều trên Phá Tam Giang... nhưng được ưa thích nhất là các bản Khi Người Yêu Tôi Khóc và Anh Không Chết Ðâu Anh.
Nhiều người không biết về lý lịch của nhạc ca sĩ, nên cứ tưởng Trần Thiện Thanh vì cần tiếng và tiền, nên sáng tác bừa để làm vừa lòng quần chúng. Thật sự dòng họ Trần Thiện từ ông tổ gần là Trần Thiện Chánh (1822-1874), tài kiêm văn vỏ, cho tới thân phụ của Trần Thiện Thanh là Trần Thiện Hải nức tiếng khắp Phan Thiết là kẻ tài hoa, đủ đường ca hát, đóng kịch, soạn nhạc.. cho nên ảnh hưởng tới con cháu như Nhật Trường là điều không ai phủ nhận,. Bởi vậy trong âm hưởng của dòng nhạc Trần Thiện Thanh, có chất cải lương ủy mị, khiến cho người thưởng ngoạn khó có thể phai nhạt, nếu không muốn nói là chất nhạc đả thấm sâu trong máu thịt cuộc đời.
Trước n8m 1975, Ngọc Minh từng được mệnh danh là người yêu của lính, còn Trần Thiện Thanh lại là nhạc sĩ của quân đội vì là người có nhiều nhạc phẩm nhất viết ca tụng lính, bắt đầu từ thập niên 60. Nhạc cảnh ‘ Anh chưa chết đâu Em ‘ diễn chung với Thanh Lan, trên đài truyền hình VN, là một thành công và chính nó đã mở một chân trời mới cho nền tân nhạc Miền Nam. Tóm lại nhạc của Trần Thiện Thanh trước năm 1975, phẩm chất cũng như số lượng phát hành, coi như gần tương đương với các nhạc sĩ lừng danh thời đó như Phạm Duy, Lam Phương, Hoàng Thi Thơ.. Trong tác phẩm nổi tiếng ‘ Theo chân những tiếng hát ‘ , nhà văn Hồ Trường An khi viết về Trần Thiện Thanh-Nhật Trường, cũng đã đề cao khả năng sáng tạo của người nhạc sỹ tài hoa một cách trang trọng .
Là một tên tuổi lừng lẫy trong giới ca nhạc sĩ miền Nam suốt bao thập niên tới bây giờ. Tên thật là Trần Thiện Thanh sinh tại Phú Trinh Phan Thiết . Năm 1958 ông rời tỉnh nhà và vào Sài Gòn dấn thân vào ánh đèn màu sân khấu. Chất nghệ sĩ truyền thống và núi sông miền biển mặn, đã tạo cho Nhật Trường một khả năng sáng tạo đặc biệt, làm cho tên tuổi đất Phan Thành theo chân người nhạc sĩ quyện vào sông núi muôn đời. Ngày nay nhớ về quê cu, không ai không bùi ngùi khi nghe các nhạc phẩm Lầu Ông Hoàng, Hàn Mạc Tử, Biển Mặn.. để tưởng tượng một thời thơ ấu buồn vui theo dòng nước Cà Ty, phát nguồn từ Trường Sơn chất ngất, ôm ấp tình thương, nước ra sông nguồn Mường Mán, Phú Hội, Phan Thiết, Thương Chánh.. để mãi sống trong hồn người, dù biết những người đi đấu tranh chưa về, vì mang lời thề tận miền sơn khê.
3- NHỮNG BÀI HÁT NỔI TIẾNG CỦA TRẦN THIỆN THANH :
Hòn Rơm, Mũi Né và Lầu Ông Hoàng là những địa danh nổi tiếng xưa nay của Bình Thuận. Năm 1936, nhà thơ Hàn mạc Tử nhân quen biết với thi sĩ Bích Khê ở Quảng Ngãi, nên mới tao ngộ được cô cháu Huỳnh thị Nghệ qua bút danh Mộng Cầm lúc đó đang theo cậu tại Phan Thiết. Mối tình thơ văn qua lại giữa người thơ và giai nhân mà tuyệt tác ‘Phan Thiết, Phan Thiết’ sau này được Nhật Trường Trần Thiện Thanh phổ nhạc, đã làm các địa danh Phan Thiết, Lầu Ông Hoàng và danh xưng Mộng Cầm trở nên bất tử với thời gian:
‘..lầu ông Hoàng đó, thuở xưa hai người.. ’ ’
Qua khỏi Phan Thiết chừng 5km về hướng đông b?c, sẽ tới Phú Hài và bắt đầu leo dốc trên đường đi Mũi Né, Hòn Rơm. Ðây là núi Ngọc Lâm gồm có năm ngọn đồi thấp chạy ra sát biển mang những cái tên thật đẹp nào là Thanh Long, Bạch Hổ, Long Sơn, Ngọc Sơn, Núi Cố, Bà Nài.. Phần mộ của Nguyễn Thông nằm trên núi Thanh Long, còn Lầu Ông Hoàng thì dựng trên đỉnh Bạch Hổ hay đồi Bà Nài, kế bên còn có Tháp Chàm Nữ Vương Tranh. Xa xa về phía tây trên núi Cố, buổi trước mọc đầy mai và hoa sứ trắng, bốn mùa tỏa hương thơm ngào ngạt khắp núi rừng.
Về bài ‘ Rừng lá thấp ‘, theo tất cả bạn bè của Trần Thiện Thanh cho biết vào những ngày lửa máu tết Mậu Thân 1968, trong đợt 1 VC tấn công vào thủ đô. Tại mặt trận Hàng Xanh ngoài xa lộ do Thủy Quân Lục Chiến phụ trách. Trong lúc giao chiến, Trung Uý Vũ Mạnh Hùng, Ðại Ðội Trưởng bị tử thương. Hùng là bạn rất thân với Thanh khi hai người còn học và chơi với nhau tại Phan Thiết, nên khi nghe tin bạn mất, lòng quá đau đớn, ông đã sáng tác nhạc phẩm trên, để thương tiếc bạn mình . Riêng ‘ Biển Mặn ‘ được ông sáng tác vào thời gian thụ huấn ở Ðồng Ðế, Nha Trang, nhìn cảnh sính tình, khiến cho người nhạc sĩ tài hoa nhớ tới quê hương miền biển mặn Phan Thiết, nơi có con sông tình ái Mường Mán, phát nguồn từ Núi Ông trong rặng Trường Sơn, sau khi vượt qua rừng núi lau lách, vườn cây trái, đồng ruộng.. mới tới Phan Thiết qua cái tên ‘ Cà Ty ‘ rồi mới chảy ra Ðông Hải tại cửa Thương Chánh.
Năm 1971 chiến tranh tại miền Nam leo thang kinh khiếp. VNCH đã tổ chức nhiều cuộc hành quân vượt biên nhưng lớn nhất vẫn là Hành quân Lam Sơn 719. Trong lần đại chiến này, Sư đoàn Dù bị thiệt hại rất nặng tại Hạ Lào, Ðại Tá Nguyễn Ðình Bảo tử thương và đó cũng là nguồn cảm hứng, để ông sáng tác hai ca khúc bất hủ ‘ Người ở lại Charlie và Anh không chết đâu Anh ‘ tới nay vẫn được mọi người ưa thích .
Khi đoàn quân từ Hạ Lào về Ðông Hà, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã đích thân tới tại chổ để ủy lạo các chiến sĩ về từ cỏi chết. Tháp tùng có Ðoàn Văn Nghệ của Cục Tâm Lý Chiến, mà Trần Thiện Thanh đang phục vu . Bởi vậy khi ở trên máy bay, từ Huế tới Quảng Trị, ông đã sáng tác bài ‘ Chiều qua phá Tam Giang ‘ theo ý thơ của Thi sỉ Tô Thùy Yên, tức Ðại Úy Ðinh Thành Tiên, là chồng của nử văn sỷ một thời nổi tiếng của MiềnNam trước năm 1975 là Nguyễn Thị Thụy Vũ, chị ruột Hồ Trường An, người Ðịnh Tường..
Nói đến phá Tam Giang, chúng ta cũng không quên được những câu hò tiếng hát của trai gái đối đáp trên sông nước như “ thuyền từ Kim Long, thuyền về Ðập Ðá, thuyền qua Vĩ Dạ, thẳng ngã Ba Sinh “.Theo tài liệu ta biết, phía sau Kim Long là Kim Phụng hay Thương Sơn chạy ra biễn. Bên ngoài Ngã Ba Sinh có phá Tam Giang, ngày trước gọi là Hải Nhi. Tất cả những danh từ trên đều gợi cho ta một cảnh trời biển đẹp mênh mông, muôn thuở đã gắn liền trong thi ca và tâm hồn người xứ Huế mà đời còn lưu lại nhiều câu đối thật hay và đầy vấn vương cảm lụy “ Tây Sơn cao viễn chiếu, Ðông Hải thủy triều lai”. Rồi thì Ngự Bình, Thiên Thai, Cẩm Kê, Ngọc Trản.. cho tới Cầu Hai, Hà Trung, Thủy Tú, Tư Hiền ra phá tam giang, tất cả gắn bó đời này kiếp nọ như công đức dựng và mở nước của tiền nhân. Tam giang là tên của ba con sông mà thời nào cũng đều gắn liền với lịch sử. Sông Ô Lâu mở cửa vào rừng từ trên đầu phá. Sông Bồ cùng phát ngưồn với sông Hương ở ngã ba Sình rồi sau đó mạnh ai nấy chảy tới tận Trường Sơn. Cả ba con sông đều là thủy lộ quan trọng nên đêm ngày không bao giờ vắng thuyền bè xuôi ngược. Sông Ô Lâu từ vùng núi non Hòa Mỹ, Phong Ðiền, tới khu đền tháp Hội Ðiền, về Vân Trình, Phong Chương, Ðiền Hải. Sông Bồ từ A Lưới chảy qua nhiều khu rừng già xuống Phong Sơn về Tứ Hạ, Bác Vọng, Vân Xá.. trước khi tới ngã ba Sình. Riêng sông Hương nổi tiếng qua tên Huế cổ thuộc đất Trà Kê. Tên sông theo người Việt thay đổi từ Kim Trà tới Hương giang, khi chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa. Sự đổi tên con sông theo sử liệu, chỉ vì để tránh phạm húy tục danh của Nguyễn Kim. Ðối diện đền Lồi cổ xưa, là chùa Thiên Mụ mà cái tên cũng là cả một huyền thoại từ miền đất Hà Khê, qua mấy câu ca dao truyền tụng :
“ Gió đưa cành trúc la đà,
tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương
mịt mờ khói tỏa ngàn sương..”
Nếu các di tích Vân Trình, Phò Trạch, Hòa Viện còn trơ với thời gian qua các bệ thờ, điêu khắc đều hằn lên bóng dáng của Phật Giáo, qua các tác phẩm nghệ thuật Bảo Tọa thờ các vị Phật, Bồ Tát, La Hán và chúng sinh, thực tế chỉ gợi lại cho ta bóng dáng kỳ vĩ của một nền kiến trúc cổ. Nhưng Thiên Mụ thì như có hồn, có tình vì đã chứa đựng tâm linh tín ngưỡng từ bao năm tháng. Ðã vậy bên cạnh còn Ðiện Huê Nam, thờ Thiên Y Ana thánh mẫu, trên núi Ngọc Trản-Hòn Chén. Xa xa trong sương mù là đỉnh Mang nối liền Bạch Mã, Hải Vân. Tất cả đều là nơi phát xuất của những nguồn nước dồn về phá tam giang, trước khi chảy ra Ðông Hải. Bốn trăm năm trước, người xưa đã biết cách trị thủy, biến một vùng nước xoáy nguy hiểm thành thủy lộ lộ an toàn, quả nội tán Nguyễn khoa Ðăng là người tài cao xuất chúng, cho nên mọi người ca tụng ông cũng là diều xứng đáng.
Lời ca tụng trên qua ca dao, cũng đã được ghi chép trong Ðại Nam liệt truyện, nói về sự nghiệp trị dân giúp nước của quan nội tán Nguyễn khoa Ðăng vào năm 1722, đã dẹp yên bọn cướp tại đường rừng Hổ Xá (truông nhà Hồ) và việc uốn nắn lại con sông ở Quảng Ðiền chảy ra phá Tam Giang, làm giảm bớt thác ghềnh, khiến cho thủy đạo này trở nên thông dụng đối với thuyền bè qua lại, nên dân chúng hết lòng biết ơn và ca tụng. Ngoài ra ông còn được cả chúa và người đương thời xưng tụng là Bao Công tái thế, trong khi xử án và sự ngay thẳng không biết vị nể ai, kể cả hoàng thân quốc thích. Năm 1725 nhân chúa Nguyễn phúc Chu qua đời, Nguyễn cửu Thế vì thù riêng đã vu cáo ông với chúa Nguyễn phúc Trú, hãm hại ông chết lúc đó mới vừa 34 tuổi.
Như hầu hết những kẻ tài danh của Phan Thiết, Trần Thiện Thanh còn rất tốt bụng với bạn bè và mọi người chung quanh. Khi phục vụ trong phòng Văn Nghệ Cục Tâm lý Chiến, do Ðại Úy Dinh Thành Tiên (nhà thơ Tô Thùy Yên) làm trưởng phòng, có nhiều nhạc sỷ nổi tiếng phục vụ như Trần Thiện Thanh, Anh Việt Thu, Pham Minh Cảnh, Pham Lê Lan.. Theo Hồ trường An kể lại, chính Nhật Trường đã bỏ tiền riêng của mình để thực hiện đặc san ‘ Bồng Hồng ‘ cho đơn vị. Lúc đó Hồ trường An cũng là phóng viên của Phòng Văn Nghệ TLC, nên được giao công tác phỏng vấn các ca nhạc sỷ, đạo diển nổi danh đương thời, để làm một bài phóng sự đăng trong số Xuân của Bông Hồng. Cuối cùng nhà báo đã quên phứt Trần Thiện Thanh nhưng ông vẫn không hề bất mãn mà chỉ nói ‘ tui bỏ tiền ra để làm báo cho anh em cùng vui, chứ đâu phải để viết về tôi ‘.Lúc đó Nhật Trường-Trần Thiện Thanh gần như là con chim đầu đàn của sân khấu vì được quá nhiều khách mộ điệu.
Cũng viết về Nhật Trường, nhà báo lão thành Nguyễn Long trong tác phẩm ‘ 66 năm nhạc kịch, diện ảnh VN ‘ cho biết Nhật Trường đã đuợc quần chúng Miền Nam công nhận là ‘ Nhạc sỷ của Lính ‘.Ông xuất hiện trong sinh hoat văn nghệ miền Nam từ đầu thập niên 60 và đã chinh phục được ngay cảm tình và lòng ái mộ của người Sài Gòn cũng như toàn cõi VNCH. Ðồng thời ông cũng là nhạc sỹ đa tài, sáng tác rất mạnh, với đủ đề tài thể loại nhưng ca khúc nào cũng đặc sắc và tuyệt diệu, làm cho ai nghe hay đọc tới cũng ưa thích vì rất phù hợp với mọi hoàn cảnh của cuộc đời.
Cuối thập niên 60, Nhật Trường thành lậo Ban ‘ Trường Ca 20 ‘ và một nhà xuất bản cùng tên, để xuất bản những nhạc phẩm của Trần Thiện Thanh. Trên đài truyền hình Sài Gòn và sân khấu, lần đầu tiên Nhật Trường dựng Nhạc cảnh ‘ Anh không chết đâu Anh ‘, diễn chung với Thanh Lan, lúc đó đang là một nử ca sĩ ăn khách và nổi tiếng, nhất là giới sinh viên trí thức, vì Thanh Lan và Hoàng Oanh là sinh viên của Ðại Học Văn Khoa Sài Gòn. Cũng theo Nguyễn Long, nhiều nhạc phẩm của Trần Thiện Thanh lúc đó, đã phát hành tới mấy trăm ngàn bản, tương dương với nhạc của Phạm Duy, Khánh Băng, Lam Phương và Hoàng Thi Thơ.
Quen nhau từ lúc còn ở Phan Thiết, biết nhau vì cùng học chung nhiều năm ở Trường Nam tiểu học tới Trung Học Phan Bội Châu nhưng giữa chúng tôi là hai thế giới khác biệt vì hoàn cảnh gia đình và nhân sinh quan. Từ năm 1958 Nhật Trường vào Sài Gòn theo hẳn con đường ca hát nghệ thuật, cũng là thời gian bọn tôi xa hẳn, vì cuộc chiến đời lính và danh phận.
Tháng 7-2004 về Nam California ra mắt sách, qua những bạn bè cũ như Họa sỹ Duy Huệ, Giáo sư Nguyễn Minh Ðức, nhà thơ Phan Thiết Phạm Ðình Thừa.. tới thăm cố nhân. Bấy giờ Nhật Trường đã bắt đầu phát bệnh nhưng ông vẫn uống bia với anh em để mùng ngày Hội Ngộ 50 năm , qua một cuộc biển dâu trầm thống. Rồi thì mỗi người một ngả vì sinh kế, tôi về Xóm Cồn Hạ Uy Di với cuộc sống du tử đìu hiu, Nhật Trường ở lại chốn Tiểu thủ đô Sài Gòn, cuộc đời xe ngựa. Nhưng không biết sao, ông lại bỏ mọi người trở về quê mẹ Phan Thiết vào tháng 6-2005, khiến cho bạn bè chỉ còn biết ngỡ ngàn trong ngấn lệ.
Từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 11-2010
HỒ ÐINH
No comments:
Post a Comment