Tháng 7-1954, ngay khi chữ ký trên văn bản ngưng bắn tại Genève chưa ráo mực, thì Hồ Chí Minh đã nghĩ ngay tới chuyện chiếm miền Nam. Do ý đồ trên, Hồ đã gài lại một số lớn cán binh bộ đội nằm vùng khắp lãnh thổ VNCH khi có lệnh tập kết. Ðể chuyển quân cũng như tiếp tế, Hồ mở con đường chiến lược Trường Sơn trên bộ, xuyên qua lãnh thổ Lào và Kampuchia . Về mặt biển, Hồ thành lập đường 559B giao cho Ðồng văn Cống chỉ huy và đầu tiên là phải nhổ tuyệt hai tiền đồn của QLVNCH trấn đóng trên quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa nằm trong Ðông Hải, vốn là đất đai thuộc lãnh thổ lâu đời của dân tộc Ðại Việt, đã được tổ tiên bảo toàn từ thời Hậu Lê tới Nhà Nguyễn (1802-1945).
Theo bản tin của UPI-AFB ngày 23-9-1958, thì ngày 14-9-1958, thủ tướng VNDCCH (Bắc Việt) là Phạm Văn Ðồng đã ký văn kiện có phê chuẩn của chủ tịch nước HCM xác quyết rằng : ‘ Chính phủ VNDCCH, tôn trọng quyết định lãnh hải 12 hải lý cũng như hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, chính là hai đảo Tây Sa-Nam Sa của Trung Hoa ’. Tiếp theo ngày 22-9-1958 đại sứ Bắc Việt tại Bắc Kinh là Nguyễn Khang, dâng văn kiện xác nhận điều trên, do Phạm Văn Ðồng ký lên thiên triều.
Tháng 5-1976, trên tờ Sài Gòn Giải Phóng của Ngô Công Ðức, Lý Quý Chung.. vẫn còn đăng lời xác nhận của CSVN rằng “ Hoàng Sa-Trường Sa là của Trung Cộng “.Khôi hài hơn, báo trên còn viết tiếp ‘ vì ta và Tàu sông liền sông núi dính núi, nên Hoàng Sa-Trường Sa của ai cũng thế thôi, nên nếu VN muốn lấy lại đảo lúc nào, Bắc Kinh cũng sẵn sàng giao trả ‘ Nhưng có lẽ bi thảm nhất vào ngày 14-3-1988, Hải quân VN đã giao tranh đẳm máu với Tàu đỏ tại Trường Sa để bảo vệ số đảo còn lại của ta, từ sau ngày 30-4-1975. Ngay sau đó, trên tờ Nhân Dân số ra ngày 26-4-1988, Hà Nội đã không dám tố cáo sự kiện lịch sử này trước công luận quốc tế, ngược lại vẫn ngoan cố bao che tội bán nước của Hồ Chí Minh năm 1958 là đúng, là vậy, nên Trung Cộng mới chịu viện trợ súng đạn, gạo tiền và cả triệu quân, để CS Bắc Việt có phương tiện và hậu thuẩn cưởng chiếm VNCH.
Gần một thế kỷ bị Pháp đô hộ (1884-1954), thực dân đã độc quyền ký kết nhiều hiệp ước song phương cũng như các công ước quốc tế về luật biển, hải đảo và biên giới giữa các nước. Năm 1885, Pháp ký với Mãn Thanh hiệp ước Thiên Tân, hủy bỏ “ sự liên hệ giữa Nhà Nguyễn VN và Trung Hoa, hủy bỏ ấn phong vương, phân định lại đường ranh giới bằng cọc cắm và bản đồ “.Năm 1887, Pháp và Trung Hoa lại ký Hiệp Ước Brévié, phân ranh “ vùng Vình Bắc Phần từ Trà Cổ (Móng Cáy), dọc kinh tuyến Ðông 108 “.Theo đó, phía tây đảo Bạch Long Vĩ là lãnh hải của VN, phía đông là của Trung Hoa. Về sự tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng được quốc tế giải quyết năm 1882 dựa theo công ước luật biển. Tháng 11-1993, công ước trên được LHQ phê chuẩn và thi hành vào năm 1994, với 170 quốc gia công nhận, trong đó có Trung Cộng và VN.
Từ sau ngày 30-4-1975 chiếm được cả nước, nên Hà Nội lúc nào cũng rêu rao khoắc lác về độc lập tự do, vẹn toàn lãnh thổ. Nhưng CSVN đã phản bội quê hương, nhiều lần lén lút ký kết nhiều “ Hiệp Ước Bán Ðất Biên giới, Vịnh Bắc Phần “ cho giặc Tàu. Tuy thành tích trên sớm bị bật mí nhưng hậu quả bi thảm trên, đã gây tổn hại cho đất nước và dân tộc VN không biết đâu mà lường.
Tóm lại, tất cả những gì CSVN đã ký kết với giặc Tàu, đều hoàn toàn sai trái về công pháp quốc tế và đạo lý dân tộc, đi ngược lại truyền thống hòa bình, tự chủ, không lấy thịt đè người của bản tuyên ngôn nhân quyền của LHQ. Tất cả đều là những âm mưu bán nước, hay nói đúng hơn chính Hồ Chí Minh và CSVN đa “ờ rước voi Tàu về dầy mã Việt “, ngay từ khi bắt đầu nhận viện trợ của Trung Cộng năm 1950 cho tới cuộc chiến Ðông Dương lần thứ 2 (1960-1975) chấm dứt. Trung Cộng đã lợi dụng quân viện và cuộc chiến biên giới Việt-Trung từ năm 1979 -1990, để xua hàng triệu dân Tàu gốc thiểu số tại các tỉnh biên giới, lấn đất vào sâu trong nội địa VN. Theo báo chí ngoại quốc, CSVN đã bán cho Trung Cộng tại biên giới Việt Hoa, hơn 15.600 km2 và 20.000 km2 lãnh hải trong vịnh Bắc Phần.. Vì vậy ngày nay, VN đã mất hẳn những địa danh hồn thiêng sông núi như Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, Núi Ðất, Ðồng Ðăng với Phố Kỳ Lừa..
Thời Pháp thuộc, Nam Quan được gọi là Porte de Chine. Sau năm 1954, Mao Trạch Ðông đổi thành Mục Nam Quan, còn Bắc Việt gọi là Cửa Hữu Nghị. Trong lịch sử Hồng Lạc, suốt mấy ngàn năm qua, Nam Quan là nơi chứng kiến bao cuộc tang dâu máu lệ. Ngày xưa tại nơi này, Mạc Ðăng Dung quì gối dâng đất cho nhà Minh “ để được làm vua nước Nam “.Bây giờ lịch sử lại tái diễn qua sự kiện CSVN liên tục lén lút bán biên giới và lãnh hải, hải đảo cho giặc Tàu “ để vinh thân, phì gia, bảo vệ đảng cọng sản “.
CSVN lúc nào cũng to miệng nhục mạ vua Gia Long (Nhà Nguyễn) là “ cõng rắn cắn gà nhà “, quy tội cho người Việt không cọng sản là “ Việt gian “.Người Pháp khi rời Ðông Dương năm 1955, đã trả lại sông núi cho người Việt, không thiếu một tất đất, kể cả những cơ sở, đồn điền cũng giao hoàn. Suốt thời gian nội chiến 1955-1975, VNCH không hề bán nhượng cho Hoa Kỳ một cọng cỏ vì tới sáng ngày 30-4-1975, Mỹ đã rút hết về nước. Trái lại CSVN mới chính là kẻ phản quốc, từ Hoàng Sa-Trường Sa tới đất đai, sông núi của Tổ Quốc.
Trước năm 1975, lúc nào cũng nói VNCH tham nhũng, độc tài, chạy theo Mỹ, nay rõ ràng hơn chính CSVN và Hồ Chí Minh, mới đích thực theo Nga tới Tàu, nay bỏ chân qua Mỹ-Nhật. Những trọng án “ Bauxít Tây Nguyên, nhà máy lọc dầu Dung Quất, con tàu Vinashin, công ty xăng dầu “ cho tới hàng trằm ngàn vụ cướp đất cướp nhà, đốt chùa phá nhà thờ, bịt miệng những người đấu tranh cho dân chủ, tự do cho đất nước “, đủ nói lên cái thực chất “ yêu nước hay bán nước “ của CSVN.
Bổng không cầm nổi nước mắt khi tình cờ đọc lại một bài thơ cũ của một tác giả nào đó, ngợi ca cuộc đấu tranh trường kỳ của Dân Tộc Việt suốt mấy ngàn năm chống giặc Tàu .
“ Nhớ những thuở cầm Hồ đoạt sáo
Nhạc Bình Ngô, ca Quỳnh Uyển rập rình
Thuở Hồng Bàng rẽ nước rạch hoang
Vận nhiễu nhương nằm gai nếm mật
Nay ta hát một thiên ái quốc
Yêu gì hơn yêu nước nhà ta
Trang nghiêm bốn mặt sơn hà
Ông cha ta để cho ta chạm vàng
Trải bao lớp tiền nhân dựng mở
Bốn ngàn năm dãi gió dầm mưa
Làm trai đứng ở trên đời
Sao cho xứng đáng giống nòi nhà ta
Ghé vai gánh đỡ sơn hà
Sao cho tỏ mặt mới là trượng phu.. “
Ngày nay sau 35 năm chiến tranh chấm dứt nhưng nhìn lại thực trang VN, một nước không nhỏ ở Ðông Nam Á với dân số hơn 80 triệu người, có nhiều tiềm năng kinh tế như hải sản, lúa gạo, dầu khí và khối nhân lực trẻ trung, thông minh.. không thua một nước nào trong vùng. Thế nhưng tới giờ đất nước vẫn nghèo đói, xã hội suy đồi , thân phận người phụ nữ VN bị hạ thấp đọa đầy giữa vũng bùn ô nhục nhất thế giới.
Tất cả thảm trạng trên từ đầu tới cuối đều có tương quan nhân quả vơi đảng CSVN qua vai trò lảnh đạo đất nước bằng thể chế độc tài thối nát, quan chức tham nhũng, già nua cuồng tín, đạo đức suy đồi nhưng đam mê quyền năng, tham vọng bè phái, trình độ thoái hoá.. càng lúc càng đi ngược dòng, qua 8 kỳ đại hội trung ướng đảng từ 1976-2010. Ðối với nhân loại, chủ nghĩa cộng sản được coi như cội nguồn mọi tội ác trên đời nhưng Việt Cộng vẫn tiếp tục tôn sùng Lê-Mát, trong khi đó chính người Nga đã vứt tượng lẫn chế độ Sô Viết vào quá khứ.
Tìm đường vào lịch sử VN cận đại sau bức màn đỏ tại bắc bộ phủ, thực tế sẽ làm cho mọi nguời khựng điếng khi đối diện với một tâp đoàn tự xưng là lãnh đạo đất nước từ trước tới nay, mặt thật chỉ là một lũ âm tướng hung thần, kết phe tụ đảng, võng lọng lạy bái lẫn nhau. Chúng kiên định quyết tâm tiến lên xã hội chủ nghĩa, kiên quyết tiêu diệt các tư tưởng đa nguyên chính trị, không để hình thành tổ chức chính trị đối lập nào. Cuối cùng là “ Trung Cộng vĩ đại đối với chúng ta, không chỉ là người đồng chí mà còn là người thầy tín cẩn đã cưu mang chúng ta nhiệt tình để chúng ta có được ngày hôm nay “ .
Ngoài HCM thì Lê Khả Phiêu là tên công khai bán nước cho Trung Cộng, trong thòi gian y làm tổng bí thư từ tháng 2-1999. Chính Phiêu đã nhượng bộ Tàu qua các hiệp ước ký kết về biên giới trên bộ tới biển đảo lảnh hải vùng đánh cá.. Cuối cùng Nguyễn Tấn Dũng đã hoàn tất công trình “ bán nước cho Tàu “ vào năm 2000 .
1 - QUẦN ÐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA CỦA VN TỪ LÂU ÐỜI :
Hoàng Sa và Trường Sa, theo chính sử cũng như những tài liệu của ngoại quốc như Ðại Nam thực lục, Ðại Nam nhất thống chí của Quốc Sử quán triều Nguyễn, Hoàng Việt địa dư chí thời vua Minh Mạng, Quảng Ngãi tỉnh trí của các Tuần Vũ Nguyễn Bá Trác và Nguyễn Ðình Chi, Quảng Ngãi nhất thống chí của Lê Ngại.. đều đề cập tới và xác nhận đó “ lãnh thổ lâu đời của Ðại Việt “.
Với các tác phẩm ngoại quốc gồm nhiều thiên ký sự của các giáo sĩ Thiên Chúa trên tàu Amphitrite, viết năm 1701, của Ðô Ðốc Pháp tên là D’Estaing viết năm 1768 rằng ‘ Sự giao thông giữa đất liền và các đảo Paracel (Hoàng Sa) rất nguy hiểm, khó khăn nhưng Người Ðại Việt chỉ dùng các thuyền nhỏ, lại có thể đi lại dễ dàng “.Nhưng quan trọng nhất vẫn là tác phẩm viết về Hoàng Sa của Ðổ Bá tự Công Ðạo, viết năm Chính Hòa thứ 7 (1686), trong đó có vẽ bản đồ Bãi Cát Vàng “ Ðảo phỏng chừng 600 dặm chiều dài và 20 dặm bề ngang. Vị trí nằm giữa cửa Ðại Chiêm và Quyết Mông. Hằng năm vào cuối mùa đông, các chúa Nguyễn Ðàng Trong, cho Hải Ðội Hoàng Sa gồm 18 chiến thuyền đến nơi tuần trú “ Năm 1776, trong tác phẩm ‘ Phủ Biên tạp lục’, Lê Quý Ðôn đã viết một cách rõ ràng “ Trước đây, các Chúa Nguyễn đã đặt Ðội Hoàng Sa 70 suất, tuyển lính tại Xã An Vĩnh, cắt phiên mỗi năm vào tháng 2 ra đi, mang theo lương thực 6 tháng. Dùng loại thuyền câu nhỏ, gồm 5 chiếc, mất 3 ngày 3 đêm, từ đất liền tới đảo “.Tóm lại Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ của VN ngay khi người Việt từ đàng ngoài tới định cư tại Phủ Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi vào khoảng thế kỷ thứ XV sau tây lịch (STL). Hai quần đảo trên nằm ngoài khơi Ðông Hải “ Hoàng Sa ở phía bắc và Trường Sa nằm về cực nam “ gần Côn Ðảo.
+ QUẦN ÐẢO HOÀNG SA : Nằm giữa hai kinh tuyến đông 111-112 độ và vĩ tuyến bắc 15 độ 45 - 17 độ 05. Ðây là một chuổi đảo gồm 120 hòn lớn nhỏ nhưng qui tụ thành bốn nhóm chính. Muốn tới đảo, nếu khởi hành từ Ðà Nẳng, bằng tau của Hải quân phải mất 10 giờ (chừng 170 hải lý), theo hướng 083. Bốn nhóm đảo chính là :
* NHÓM NGUYỆT THIỀM (CROISSANT) : gồm các đảo Cam Tuyền hay Hửu Nhật (Robert), hình tròn, diện tích om2032, là đảo san hô nên có nhiều phốt phát. Toàn đảo chỉ có chim hải âu trú ngụ , tuyệt nhiên không có bóng người. Ðảo Quang Hòa Ðông (Duncan), diện tích 0 km2 48, phía đông đảo là rừng cây phốt phát và nhàn nhàn, phía tây toàn san hô là mơi trú ngụ của chim hải âu. Ðảo Quang Hòa Tây (Palon Island) , hình tròn, diện tích 0km241, trên đảo toàn cây nhàn nhàn và phốt phát , đảo toàn san hô chỉ có chim ở. Ðảo Dung Mộng (Drummond) hình bầu dục, diện tích 0km241, toàn đảo chỉ có nhàn nhàn và phốt phát. Giữa đảo có một vùng đất rộng, thời Ðệ 1 Cộng Hòa trước tháng 11-1963, Tiểu Ðoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến trấn đóng tại đây để bảo vệ lãnh thổ. Hiện trên đảo vẫn cò hai ngôi mộ lính VNCH và 3 ngôi mộ cổ khác với mộ bia viết bằng chử Hán.
Trong số này quan trong nhất vẫn là đảo Hoàng Sa (Pattle) có hình chữ nhật, chu vi 2100m, diện tích 0km230. Ðảo nay đã được khai phá từ lâu đời, nên có nhiều công trình kiến trúc như Ðồn quân trú phòng, Sở khí tượng, Hải đăng và cầu tàu để các chiến hạm Hải quân/VNCH cập bến. Trên đảo có một ngôi miếu cổ thờ Bà Chúa Ðảo và do một Trung đội Ðịa Phương Quân thuộc Tiểu Khu Quảng Nam trấn đóng.
Ðảo Vỉnh Lạc hay Quang Ảnh (Money) nằm biệt lập không thuộc nhóm đảo Nguyệt Thiềm, hình bầu dục, diện tích 0, 50 km2. Trên đảo toàn nhàn nhàn, phốt phát và một loại cây cao trên 5m, có trái như mít. Toàn đảo không có người ở.
Ðảo Linh Côn (Lincoln) cũng năm biệt lập và đã bị Ðài Loan cưởng chiếm vào tháng 12-1946 khi Trung Hoa Dân Quốc, được lệnh LHQ tới đảo giải giới quân Nhật đang trú đóng trên đảo.
* NHÓM TUYÊN ÐỨC (AMPHITRITE) : cũng bị Ðài Loan chiếm năm 1946, nằm về phía bắc đảo Hoàng Sa, gồm 16 đảo nhỏ , trong số này quan trong nhất có đảo Phú Lâm (Woody Island) , dài 3700m, rộng 2800m. Trên đảo có nhiều cây ăn trái như dừa, được Nhật Bổn khai thác phốt phát từ thời Pháp thuộc. Năm 1950, Trung Cộng đánh đuổi Tưởng Giới Thạch chạy ra đảo Ðài Loan, chiếm lục địa và luôn các hải đảo của VN, xây phi trường, làm đường xá, lập căn cứ quân sự. Ðây là nơi giặc Tàu phát xuất, tấn công chiếm các đảo của VN sau này.
+ QUẦN ÐẢO TRƯỜNG SA : gồm chín đảo lớn nhỏ, nằm giữa hải phận của các nước VN, Phi Luật Tân, Srawak. Trong số này đảo lớn nhất là Trường Sa (Sparley) , dài 700m, ngang 200m, nằm ở kinh tuyến 114 độ 25 và vĩ tuyến 19 độ 10 bắc. Ðảo cấu tạo bởi san hô, có nhiều hải âu trú ngụ, đẻ trứng rất to. Trên đó có nhiều loại cây ăn trái vùng nhiệt đới như dừa, bàng, mù u, nhàn nhàn, rau sam
2 - ÐỘI HOÀNG SA :
Theo sử liệu cũng như nhân chứng, thì buổi trước Ðội Hoàng Sa tập trung tại Vươn Ðồn, để luyện tập cũng như sửa chữa thuyền bè và nhận lệnh thượng cấp. Trước khi xuất quân, Ðội đến Miếu Hoàng Sa tế lễ. Ðây là một ngôi nhà gồm 3 gian, làm bằng gỗ tốt, lợp tranh dầy, mặt Miếu quay ra cửa Sa Kỳ, trước có 2 cây gạo cổ thụ. Trong Miếu thờ Một Bộ Xương Cá Ông rất lớn. Theo người địa phương, hơn 300 năm về trước Ông lụy tại Hoàng Sa, nhưng đã được Hải Ðội dìu về đất liền. Sau ba năm chôn cất, những người lính thỉnh cốt vào thờ trong Miếu . Từ đó về sau, hằng năm vào tháng 6, khi những người lính mãn phiên từ Hoàng Sa trở về, dân làng tổ chức cúng lễ tại Miếu, gọi là “ Ðánh Trống Tựu Xôi “.
Từ thị xã Quảng Ngãi qua cầu Trà Khúc, bỏ quốc lộ 1 rẻ vào quốc lộ 24B, ngang qua Làng Sơn Mỹ dưới chân Núi Thiên Ấn, chừng 5 km thì rẽ vào một con đường đất đỏ, chạy giữa sông Kinh và rừng dương sát biển. Ðó là xã Tịnh Kỳ thuộc Huyện Sơn Tịnh, nơi khai sinh Hải Ðội Hoàng Sa khoảng mấy trăm về trước thời các Chúa Nguyễn Nam Hà, thuộc Ðại Việt. Theo Quảng Ngãi địa dư chí, vùng đất này trước năm 1898 thuộc trấn Bình Sơn. Năm Thành Thái thứ 10, tách ra thành 2 Huyện Bình Sơn và Sơn Tịnh.. Sau tháng 8-1945, khu Tịnh Kỳ được hoàn thành bởi ba xã An Kỳ-An Vịnh và Kỳ Xuyên.
Xưa vùng này là một cù lao nằm cách đất liền, phải dùng ghe vào các bến Mỹ Khê, Chợ Mới, Sa Kỳ hay xa hơn là Thị Xã Quảng Ngải và các Thị Trấn Ba Gia, Ðồng Ké, Sông Vê, Ba Tơ. Từ năm 1993 qua việc xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất, nên hải cảng Sa Kỳ đã được mở rộng, đồng thời với con đường chạy từ cầu Khê Kỳ, qua Cửa Lở tới Kỳ Xuyên. Có lẽ do địa thế sông nước bao quanh, nên từ mấy trăm năm trước, các vị Chúa Nguyễn đã chọn An Vĩnh làm căn cứ đặt Hải Ðội Hoàng Sa, với nhiệm vụ bảo vệ hải đảo, cũng như khai thác các tài nguyên ngoài Ðông Hải. Ðình làng An Vĩnh trước đây rất đồ sộ, là nơi Xuân thu nhị kỳ cúng tế những người lính Hoàng Sa, nay đả đổ nát chỉ còn lại Chiếc Cổng Tam Quan. Ðiều này đủ để minh chứng với thế giới, cả hai “ Quần Ðảo Hoàng Sa-Trường Sa “ đều là lãnh thổ lâu đời của Ðại Việt. Người Tàu chỉ ỷ vào sức mạnh quân sự và “ tờ văn khế bán nước của Phạm Văn Ðồng năm 1958 “ để cướp chiếm nước ta, như sau này chúng đã làm tại biên giới Việt Trung và Lãnh Hải VN trong Vịnh Bắc Việt và Biển Ðông.
Ở đây hiện còn nhà thờ Cai Ðôi Phạm Quang Ánh, là người được Vua Gia Long cử ra Hoàng Sa năm 1815, đo đạc, khảo sát lộ trình và tổ chức Hải Ðội. Ông được nhà Nguyễn phong chức “ Thượng Ðẳng Thần “ khi mất. Tóm lại, từ thời các Chúa Nguyễn (1558-1783), nhà Tây Sơn (1788-1802), Nhà Nguyễn (1802-1945), đã có Hải Ðội Hoàng Sa. Ðặc biệt vào năm 1836, đời Minh Mạng thứ 17, quần đảo Paracel hay bãi cát vàng, được Công Bộ, đặt tên là “ Bản Quốc Hải Cương Hoàng Sa Xứ, Tối thị Hiểm Yếu “.
Từ năm 1954, Hoàng Sa là một đơn vị hành chánh thuộc tỉnh Quảng Nam-VNCH, được Tiểu Ðoàn 1/TQLC bảo vệ. Từ năm 1959 tới 1974, Ðảo do các Ðơn Vị DPQ/Quảng Nam trú đóng. Giống như Quần Ðảo Trường Sa ở phía Nam, cũng là một đơn vị hành chánh , của tỉnh Phước Tuy và do DPQ của tỉnh này bảo vệ, cho tới ngày 30-4-1975.
3- TRUNG CỘNG CƯỚP CHIẾM HOÀNG SA CỦA VN :
Thật sự người Tàu chỉ chú ý tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN từ đầu thế kỷ XX vì dầu hỏa, khí đốt và vị trí chiến lược của hai đảo trên. Sự tranh dành cướp chiếm bắt đầu từ thời VN bị thực dân Pháp đô hộ, vì mất chủ quyền nên không còn binh lực để bảo vệ lãnh thổ riêng của mình.
- 1907 Tổng đốc Quảng Châu đòi chủ quyền trên đảo Hoàng Sa.
- 1909 Hải quân Nhà Thanh tới Hoàng Sa hai lần, cắm cờ trên đảo và bắn 21 phát đạn đại bác để thị oai.
-Ngày 30-4-1921 chính quyền Quảng Ðông, ký văn thư số 831 tự động sáp nhập quần đảo Hoàng Sa của VN vào đảo Hải Nam nhưng đã bị Triều đình Huế phản đối dữ dội vào năm 1923.
- Năm 1933 , Pháp vì bị báo chí trong nước phản đối dữ dội, nên đã đem hải quân ra đánh đuổi quân Tàu, chiếm lại quần đảo Hoàng Sa, lập đồn binh, cầu tàu, đài khí tượng trên hai đảo chính Hoàng Sa, Trường Sa.
- Tháng 12/1946 Ðài Loan lợi dụng việc giải giới Nhật, đã chiếm đảo Phú Lâm trong nhóm Tuyên Ðức thuộc quần đao Hoàng Sa. Ðảo này lại lọt vào Trung Cộng khi Mao Trạch Ðông chiếm lục địa Trung Hoa.
- Ngày 4/12/1950 Chu Ân Lai lớn tiếng đòi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN.
- Năm 1956 Trung Cộng lén lút chiếm thêm đảo Linh Côn trong quần đảo Hoàng Sa, đang thuộc chủ quyền VNCH.
- Ngày 21/12/1959 Hải quân VNCH với sự trợ chiến của Tiểu đoàn 1 Thủy Chiến Lục Chiến đã đánh Tàu Cộng , chiếm lại các đảo Cam Tuyền, Duy Mộng, Quang Hòa trong nhóm Nguyệt Thiềm, bắt giữ 84 tù binh và 5 thuyền binh nguy trang tàu đánh cá. Ngày 27/2/1959 Trung Cộng sau khi thua trận, đã ra thông cáo mạt sát Chính phủ VNCH xâm phạm chủ quyền của Tàu, vì chính Hô Chí Minh cũng như Pham văn Ðồng đã chính thức xác nhận bằng văn kiện, là hai quần đảo trên qua tên Tây Sa, Nam Sa là lãnh thổ của Trung Hoa. Tuy nhiên để giữ hòa khí giữa hai nước, Tổng Thống Ngô Ðình Diệm đã thả hết số tù binh trên về nước.
- Từ ngày 4-9-1958, Trung Cộng vẽ bản đồ mới và tuyên bố lãnh hải của mình là 12 hải lý. Bản tuyên cáo này chỉ có Bắc Hàn công nhận đầu tiên. Tại Bắc Việt, Hồ Chí Minh họp đảng để nhất trí và ban lệnh cho Phạm Văn Ðồng ký nghị định công nhận ngày 14-9-1958.
- Ngày 9-1-1974 Kissinger tới Bắc Kinh mật đàm với Mao Trạch Ðông, được cho coi văn kiện mà Phạm Văn Ðồng đã ký xác nhận “ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VNCH, chính là hai đảo Tây Sa-Nam Sa của Tàu “.Theo đó, thì chính VNCH đã chiếm đất của Trung Cộng từ năm 1958, do CSVN “ làm chứng và xác nhận “.Ðược cơ hội vàng ròng, tên cáo già Kissinger tương kế tựu kế, nhân danh Nixon bật đèn xanh, cho Mao đánh VNCH đề thu hồi lãnh thổ.
Tính đến năm 1974, khi xảy ra trận hải chiến Hoàng Sa, Hải quân VNCH rất hùng hậu với quân số trên 40.000 người (sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ) , phân thành 5 vùng duyên hải và 2 vùng sông ngòi. Hải quân có một hạm đội gồm 83 chiến ham đủ loại. Ðể bảo vệ các sông ngòi, kênh rạch ở Nam phần, Hải quân đã thành lập 4 Lực lượng dặc nhiệm hành quân lưu động, gồm LL tuần thám 212, LL thủy bộ 211, LL trung ương 214 và LL đặc nhiệm 99. Ngoài ra còn Lực lượng Duyên phòng 213, Liên đoàn Tuần giang, 28 Duyên đoàn, 20 Giang đoàn xung phong, 3 Trung tâm Huấn Luyện Hải quân và nhiều căn cứ yểm trợ khắp nơi. Khi xãy ra cuộc hải chiến, Ðề đốc Trần Văn Chơn là tư lệnh Hải quân. Tóm lại Hải quân VNCH rất hùng mạnh trong vùng Ðông Nam Á.
Ngay từ thời thượng cổ , người Tàu luôn kính nể dân Việt vì “ họ tuy ở núi mà rất thạo thủy tánh, lấy thuyền làm xe, lấy chèo làm ngựa. Ðến thì như gió thoảng, đi thì khó đuổi theo. Tính tình khinh bạc, hiếu chiến, không bao giờ sợ chết và luôn luôn quật khởi với kẻ thù “.Bởi vậy suốt dòng lịch sử dựng và giữ nước, Hải quân Việt đã ba lần oanh liệt chiến thắng quân Tàu trên Bạch Ðằng Giang và sông Như Nguyệt. Sau năm 1975, nhiều tài liệu mật nhất là của Mỹ được bạch hóa, trong đó có tương quan lực lượng hải quân giữa Trung Cộng vùng đảo Hải Nam so với Hải quân của VNCH thì thua xa và rất yếu. Bởi vậy dù bị Mỹ dùng viện trợ ngăn cản, đâm sau lưng, Hải quân VNCH trong suốt hai mươi năm (1955-1975) , đã anh dũng giữ vững lảnh hải của đất nước trọn vẹn, trước sự dòm ngó tranh dành hải đảo của các nước Trung Cộng, Ðài Loan, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Nam Dương và Kampuchia..
Sau khi đạt được thắng lợi ngoại giao với Hoa Kỳ qua cặp Nixon-Kissinger, đồng thời với sự đồng lỏa của CSVN, nên giặc Tàu mới cưởng chiếm được quần đảo Hoàng Sa của VNCH. Dã tâm bắt đầu từ năm 1973, sau khi được tin các hảng dầu thăm dò cho biết vùng này có trử lượng rất lớn về dầu khí. Lúc đó VNCH cũng đã bắt đầu ký nhiều hợp đồng, cho phép các hảng dầu tới hai vùng đảo trên khai thác.Thế là ngày 11-1-1974, Trung Cộng lại tuyên bố chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa. Ngày 19-1-1974, bất thần Trung Công tấn công Hoàng Sa , gây nên trận hải chiến, tuy ngắn ngủi nhưng đẫm máu. Trung Cộng dù chiếm được đảo nhưng thiệt hại gấp 3 lần VNCH.
Có một điều bi thảm là người Mỹ, lúc đó tuy vẫn còn là đồng minh của QLVNCH, vẫn đang có hiệp ước hỗ tương chiến đấu và bảo vệ cho nhau. Vậy mà khi cuộc chiến xảy ra, Hạm Ðội 7 Hoa Kỳ đang tuần hành gần đó, chẳng những đã không lên tiếng, không can thiệp mà ngay thủy thủ VNCH bị chìm tàu cũng không thèm cứu, theo đúng luật hàng hải quốc tế.
Lịch sử lại tái diển ngày 14-3-1988, Trung Cộng lại nổ súng vào Hải quân VN đang trấn giữ quần đảo Trường Sa. Trong cuộc hải chiến ngắn ngủi này, vì bên ta “ bị đảng ra lệnh không được chống trả “ nên kết quả phía Trung Cộng không có ai bị tử thương cũng như tàu chìm. Ngược lại, bên ta có nhiều tàu chiến bị chìm gồm “ Chiến Hạm Thượng Hải của Tàu viện trợ , 1 Tuần Dương Hạm cũ của VNCH để lại, 1 Hải Vận Hạm của Nga Sô viện trợ “ và trên 300 người thuộc lực lượng Hải quân, bị thương vong một cách oan uổng và cay nghiệt.
Dân tộc Việt trong dòng sông lịch sử, luôn chấp nhận chân lý “ mạnh được yếu thua “ để sinh tồn . Nhưng rõ ràng nhất là CSVN đã hèn mạt cúi đầu trước kẻ thù Tàu đỏ, làm mất nhiều đất đai biên giới, lảnh hải và các đảo của VN. Nhưng lịch sử luôn là sự trùng hợp, chắc chắc con cháu người Việt trong tương lai gần, sẽ quật khởi chiếm lại tất cả lãnh thổ. kể cả hai quân đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bị ngụy quyền VC dâng bán cho giặc khi cầm quyền. Các thời Trưng, Triệu, Ngô, Tiền Lê, Hậu Lý, Trần, Hậu Lê, Tây Sơn.. quân Ðại Việt dưới tài lãnh đạo của các anh hùng liệt nữ bao đời, một lòng tử chiến với giặc Tàu. Nhờ vậy :ngày nay ta mới còn một nước Việt chạy dài từ Nam Quan tới mũi Cà Mâu, để cho HCM và tập đoàn CSVN dâng bán cho ngoại bang.
“ Nam quốc sơn hà , Nam đế cư
tiệt nhiên định phận tại thiên thư
như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
nhữ đẳng hành khan thử bại hư “
Thương biết bao những anh hùng vị quốc, trong đó có những chiến sĩ Hải quân VN của hai miền năm nào, đã anh dũng chống giặc Tàu xâm lăng, như tổ tiên ta đã bao đời banh thây đổ máu để có ‘ Nam quốc sơn hà, nam đế cư ‘ vĩnh viễn trường tồn.
Từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 11-2010
MƯỜNG GIANG
No comments:
Post a Comment